Dự thảo Thông tư Hướng dẫn tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 10/09/2018 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký | Đào Ngọc Dung |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2018 /TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày tháng năm 2018 |
DỰ THẢO |
|
HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH VÀ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ TRẺ EM, CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trẻ em;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em;
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Hướng dẫn tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2. Thông tư này áp dụng đối với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; cộng tác viên bảo vệ trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội; Uỷ ban nhân dân các cấp; các cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
1. Thu thập thông tin và lập danh sách trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
2. Đánh giá tình trạng trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế và xác định nhu cầu cần trợ giúp trẻ,
3. Xác định trẻ đủ tiêu chuẩn nhận chăm sóc thay thế
4. Lập kế hoạch hỗ trợ trẻ có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
5. Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ.
6. Đánh giá tình trạng của cá nhân gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế
7. Xác định các cá nhân, gia đình đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế và trẻ phù hợp.
8. Ghép trẻ và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
9. Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ được nhận chăm sóc thay thế.
XÁC ĐỊNH TRẺ EM CÓ NHU CẦU NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ.
Điều 3. Thu thập thông tin và lập danh sách trẻ em cần nhận chăm sóc thay thế tại xã
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận các thông về trẻ có nhu cầu chăm sóc thay thế từ các cá nhân, tổ chức.
2. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin về trẻ và lập danh sách trẻ có nhu cầu chăm sóc thay thế tại xã, danh sách trẻ đang được chăm sóc thay thế bởi người thân, họ hàng tại xã và danh sách trẻ đang sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
3. Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, người làm công tác bảo vệ trẻ em có trách nhiệm thu thập thông tin về tình hình của trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân xã để làm các thủ tục hỗ trợ chăm sóc thay thế cho trẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Trẻ em.
4. Ủy ban nhân xã có trách nhiệm quản lý danh sách toàn bộ trẻ em có nhu cầu chăm sóc thay thế tại xã, trẻ đang được các cá nhân, gia đình họ hàng nhận chăm sóc thay thế tại xã, trẻ đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế do các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyển về xã và trẻ cần hỗ trợ chăm sóc thay thế trong trường hợp khẩn cấp.
BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2018 /TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày tháng năm 2018 |
DỰ THẢO |
|
HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH VÀ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ TRẺ EM, CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trẻ em;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em;
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Hướng dẫn tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2. Thông tư này áp dụng đối với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; cộng tác viên bảo vệ trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội; Uỷ ban nhân dân các cấp; các cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
1. Thu thập thông tin và lập danh sách trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
2. Đánh giá tình trạng trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế và xác định nhu cầu cần trợ giúp trẻ,
3. Xác định trẻ đủ tiêu chuẩn nhận chăm sóc thay thế
4. Lập kế hoạch hỗ trợ trẻ có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
5. Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ.
6. Đánh giá tình trạng của cá nhân gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế
7. Xác định các cá nhân, gia đình đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế và trẻ phù hợp.
8. Ghép trẻ và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
9. Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ được nhận chăm sóc thay thế.
XÁC ĐỊNH TRẺ EM CÓ NHU CẦU NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ.
Điều 3. Thu thập thông tin và lập danh sách trẻ em cần nhận chăm sóc thay thế tại xã
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận các thông về trẻ có nhu cầu chăm sóc thay thế từ các cá nhân, tổ chức.
2. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin về trẻ và lập danh sách trẻ có nhu cầu chăm sóc thay thế tại xã, danh sách trẻ đang được chăm sóc thay thế bởi người thân, họ hàng tại xã và danh sách trẻ đang sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
3. Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, người làm công tác bảo vệ trẻ em có trách nhiệm thu thập thông tin về tình hình của trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân xã để làm các thủ tục hỗ trợ chăm sóc thay thế cho trẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Trẻ em.
4. Ủy ban nhân xã có trách nhiệm quản lý danh sách toàn bộ trẻ em có nhu cầu chăm sóc thay thế tại xã, trẻ đang được các cá nhân, gia đình họ hàng nhận chăm sóc thay thế tại xã, trẻ đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế do các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyển về xã và trẻ cần hỗ trợ chăm sóc thay thế trong trường hợp khẩn cấp.
1. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có trách nhiệm lập danh sách trẻ em đang nuôi dưỡng tại cơ sở có đủ điều kiện cần nhận chăm sóc thay thế và chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Trẻ em.
2. Giám đốc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có trách nhiệm chuyển danh sách trẻ đang chăm sóc tại cơ sở được phê duyệt đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế về các xã thuộc địa bàn của cơ sở.
3. Đối với trẻ em đang được chăm sóc tại các cơ sở được duyệt đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế vẫn còn người thân, họ hàng, Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có trách nhiệm chuyển danh sách trẻ về Ủy ban nhân xã nơi cư trú của người thân, họ hàng của trẻ.
Điều 5. Đánh giá tình trạng trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại xã theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
2. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm đánh giá tình trạng của trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại xã. Giám đốc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phân công cán bộ lập hồ sơ và đánh giá tình trạng của trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở theo mẫu quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị 56/2017/NĐ-CP.
3. Đối với trẻ cần nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp khẩn cấp cần đánh giá nhanh tình trạng của trẻ và báo cáo Ủy ban nhân xã thực hiện các thủ tục hỗ trợ trẻ theo quy định để trẻ được chăm sóc khẩn cấp theo các hình thức cụ thể sau:
a) Xác định các nhu cầu của trẻ và hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ:
- Tách trẻ tạm thời khỏi cha, mẹ, người chăm sóc theo quy định tại tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 56/NĐ-CP nếu trẻ đang bị bạo lực, xâm hại bởi cha mẹ, người chăm sóc trẻ.
- Hỗ trợ các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc thay thế; trợ cấp xã hội; thủ tục pháp lý.
b) Chuyển trẻ đến chăm sóc tạm thời tại cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 56/NĐ-CP.
c) Tìm gia đình nhận chăm sóc tạm thời cho trẻ theo quy định tại khoản 4 điều 44 Nghị định số 56/NĐ-CP trong thời hạn tối đa 15 ngày.
d) Thực hiện các thủ tục hỗ trợ cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc tạm thời theo quy định.
4. Đối với trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại cộng đồng: đánh giá tình trạng trẻ theo mẫu quy định tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP, xác định các nhu cầu cần hỗ trợ trẻ và dự kiến hình thức chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ.
5. Đối với trẻ em đang được chăm sóc thay thế bởi họ hàng: Đánh giá tình trạng trẻ theo mẫu quy định tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP, xác định các nhu cầu cần hỗ trợ trẻ, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đảm bảo trẻ được nhận đầy đủ các chính sách của nhà nước.
6. Đối với trẻ em tại các cơ sở trợ giúp có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế: Đánh giá tình trạng trẻ theo mẫu quy định tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP, xác định hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ, trình sở Lao động thương binh và xã hội phê duyệt danh sách.
Điều 6. Xác định nhu cầu cần trợ giúp cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
Cán bộ bảo vệ trẻ em xã có trách nhiệm đánh giá tình trạng của trẻ và xác định nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế theo các dịch vụ sau:
1. Chăm sóc sức khỏe: Khám, chữa bệnh, chăm sóc dinh dưỡng, thẻ bảo hiểm y tế;
2. Hỗ trợ giáo dục: Hỗ trợ để trẻ em được đi học, đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, đóng học phí;
3. Hỗ trợ tâm lý: Tư vấn tại chỗ hoặc chuyển trẻ em đến tư vấn, trị liệu tại các cơ sở chuyên sâu về tâm lý;
4. Phúc lợi xã hội: Chế độ trợ cấp xã hội cho trẻ và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định.
5. Bảo vệ trẻ em: Tách trẻ khỏi môi trường gây nguy hiểm cho trẻ.
Điều 7. Xác định tiêu chuẩn trẻ được nhận chăm sóc thay thế:
1. Trẻ thuộc các đối tượng theo quy định tại Điều 62 Luật Trẻ em.
2. Trẻ không có người chăm sóc hoặc người thân, họ hàng không đủ điều kiện chăm sóc.
3. Trẻ có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 điều 38 Nghị định số 56/NĐ-CP.
4. Tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định.
5. Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật Trẻ em
6. Được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ đối với trẻ còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em.
7. Đối với trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 của Luật này hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì có Quyết định của Ủy ban nhân về chăm sóc khẩn cấp cho trẻ theo thời gian quy định tại khoản, Điều Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
8. Đối với trẻ đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là trẻ thuộc danh sách được Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân huyện phê duyệt.
9. Trừ trường hợp trẻ khuyết tật, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
1. Căn cứ kết quả xác định nhu cầu của trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế, người làm công tác trẻ em cấp xã lập kế hoạch trợ giúp trẻ em.
2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
người làm công tác trẻ em cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các ngành, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch trợ giúp trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế (mẫu 01). Nội dung kế hoạch trợ giúp bao gồm:
a) Mục tiêu trợ giúp cần đạt được;
b) Các hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt mục tiêu;
c) Khung thời gian thực hiện cho từng hoạt động;
d) Nguồn lực thực hiện;
đ) Trách nhiệm của các ngành, tổ chức liên quan, gia đình và các cá nhân liên quan;
e) Các đơn vị cung cấp dịch vụ tham gia vào thực hiện kế hoạch;
g) Giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.
Điều 9. Thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch trợ giúp.
2. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện kế hoạch trợ giúp, gồm các nội dung sau:
a) Thu thập thông tin và đánh giá tình trạng của trẻ và lập hồ sơ của trẻ theo quy định tại mẫu của Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
b) Xác định nhu cầu của trẻ, kết nối với các cơ quan, đơn vị chức năng hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý, cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội, lựa chọn hình thức chă sóc thay thế trẻ;
c) Trợ giúp trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế và trẻ đang được chăm sóc thay thế tại xã và gia đình nhận chăm sóc thay thế được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách và chương trình trợ giúp xã hội;
d) Kịp thời trợ giúp trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế và trẻ đang được nhận chăm sóc thay thế tại xã hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan;
e) Vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
3. Cán bộ được giao nhiệm vụ lập danh sách và đánh giá trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thực hiện kế hoạch trợ giúp gồm các nội dung sau:
a) Tổ chức cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại trung tâm khi trung tâm đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cho trẻ em;
b) Chuyển tuyến, kết nối với các cơ quan, đơn vị chức năng hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý cho trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế;
c) Hỗ trợ trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở cung cấp địch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội được nhận chăm sóc thay thế theo quy định của điều 60, 62, 63 của mục 3, Luật trẻ em;
4. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm liên hệ, kết nối với cơ sở cung cấp dịch vụ và thực hiện các thủ tục kết nối, chuyển tuyến cho trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận các dịch vụ chuyển tuyến cho trẻ em từ cấp xã và điều phối, kết nối trợ giúp trẻ em được tiếp cận với các dịch theo kế hoạch trợ giúp trẻ em.
XÁC ĐỊNH CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ
Điều 10. Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ.
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đơn đăng ký của các cá nhân gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế và hướng dẫn cá nhân, gia đình thủ tục làm hồ sơ theo quy định của Luật em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
2. Cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã lập danh sách các cá nhân, gia đình là họ hàng và không phải họ hàng đang chăm sóc thay thế cho trẻ tại cộng đồng và hướng dẫn cá nhân, gia đình thủ tục làm hồ sơ theo quy định của Luật em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
Điều 11. Đánh giá cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm đánh giá tình trạng cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế theo mẫu số 11 quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị 56/2017/NĐ-CP.
2. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phê duyệt danh sách cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Trẻ em và gửi Ủy ban nhân huyện để điều phối việc nhận chăm sóc thay thế.
3. Trung tâm công tác xã hội tỉnh, huyện có trách nhiệm tư vấn cho các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em; Quy định của pháp luật liên quan đến chăm sóc thay thế cho trẻ em; các kiến thức kỹ năng về chăm sóc trẻ em. Cấp chứng nhận tham gia tư vấn cho các cá nhân, gia định nhận chăm sóc thay thế.
4. Thông tin cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế về trẻ em có nhu cầu cần chăm sóc thay thế tại cộng đồng và cơ sở trợ giúp xã hội để các cá nhân, gia đình có sự lựa chọn trẻ phù hợp.
5. Xác định các cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
a) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Trẻ em.
b) Các cá nhân gia đình, nhận chăm sóc thay thế đã được đánh giá theo mẫu quy định tại khoản1 Điều 42 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
c) Cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế đã được cấp chứng nhận tham gia tư vấn hỗ trợ của Trung tâm công tác xã hội.
Điều 12. Đánh giá cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ.
1. Cán bộ bảo vệ trẻ em xã có trách nhiệm lựa chọn trẻ và cá nhân gia đình nhận chăm sóc thay thế phù hợp theo đánh giá tình trạng trẻ và nhu cầu của cá nhân gia đình nhận chăm sóc thay thế.
2. Việc lựa chọn trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc cần căn cứ vào: Tuổi, giới, dân tộc, thời gian nhận chăm sóc thay thế.
3. Ủy ban nhân xã có trách nhiệm phê duyệt danh sách ghép trẻ và cá nhân gia đình nhận chăm sóc thay thế trước khi cán bộ bảo vệ trẻ em gửi thông tin về trẻ cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế và tổ chức cho cá nhân gia đình tiếp xúc với trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế.
4. Đối với trẻ đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, Ủy bạn nhân xã có trách nhiệm thống nhất với giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trước khi phê duyệt danh sách ghép trẻ và cá nhân gia đình nhận chăm sóc thay thế.
5. Thời gian các cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ được quy định như sau:
a) Nhận chăm sóc thay thế trẻ trong trường hợp khẩn cấp: trong vòng 30 ngày.
b) Nhận chăm sóc thay thế trẻ ngắn hạn: dưới 12 tháng
c) Nhận chăm sóc thay thế trẻ dài hạn: trên 12 tháng đến khi trẻ trưởng thành.
7. Đối với trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại cộng đồng, Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho trẻ và gia đình gặp gỡ tại nơi trẻ đang cư trú cho đến khi trẻ đã quen với cá, nhân gia đình nhận chăm sóc thay thế.
8. Đối với trẻ sống tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm phối với Giám đốc cơ sở tổ chức trẻ và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở cho đến khi trẻ đã quen với cá, nhân gia đình nhận chăm sóc thay thế.
9. Ủy ban nhân xã nơi cư trú của trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm làm các thủ tục giao trẻ cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế khi trẻ đã quen với gia đình và gia đình sẵn sàng đón trẻ về chăm sóc.
10. Đối với trẻ đang chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân xã nơi trẻ được gửi danh sách về và giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục giao trẻ cho cá nhân gia đình nhận chăm sóc thay thế khi trẻ đã quen với gia đình và gia đình sẵn sàng đón trẻ về chăm sóc.
THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ TRẺ ĐƯỢC NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng của trẻ được các cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Trẻ em và khoản 2 Điều 43 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
2. Ủy ban nhân cấp xã có trách nhiệm phân người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương theo dõi, đánh giá tình hình trẻ đang được chăm sóc thay thế tại xã theo mẫu quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
3. Đối với trẻ được chuyển từ cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cư trú có trách nhiệm phối hợp với giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em thực hiện theo dõi đánh giá tình trạng của trẻ đang được chăm sóc thay thế theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
4. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân xã tình trạng trẻ và các nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em sau mỗi lần theo dõi, đánh giá và tham mưu các giải pháp hỗ trợ trẻ và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:
a) Đề xuất hỗ trợ các nhu cầu của trẻ về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, phát triển tâm lý, chính sách trợ cấp cho trẻ được nhận chăm sóc thay thế.
b) Hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế các kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hỗ trợ gia đình tiếp cận các chính sách theo quy định.
c) Chấm dứt chăm sóc thay thế nếu vi phạm các quy định tại khoản Điểu Luật Trẻ em.
d) Chấm dứt chăm sóc thay thế và lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế phù hợp.
Điều 14. Theo dõi đánh giá tình trạng của trẻ được chăm sóc thay thế khẩn cấp
1. Đối với trẻ được tách tạm thời khỏi gia đình và chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tạm thời tại xã, cán bộ bảo vệ trẻ em tại xã đánh giá tình trạng theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP và hỗ trợ các nhu cầu của trẻ.
2. Đối với trẻ được tách tạm thời khỏi gia đình và chuyển đến chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cán bộ bảo vệ trẻ em tại xã nơi trẻ cư trú phối hợp với cán bộ các cơ sở hoàn thiện các thủ tục theo quy định để trẻ được chăm sóc tạm thời tại cơ sở. Đánh giá tình trạng theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP và hỗ trợ các nhu cầu của trẻ.
3. Ủy ban nhân dân phân công người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phối hợp với các bên liên quan trong thời gian 30 ngày có trách nhiệm xem xét tình trạng của trẻ lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế phù hợp theo quy định của Luật Trẻ em báo cáo Ủy ban nhân cấp xã ra quyết định chăm sóc thay thế cho trẻ như sau:
a) Trẻ được chuyển về gia đình khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn cho trẻ em.
b) Nếu gia đình về còn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm làm các thủ tục theo quy định đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định việc chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em được quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật trẻ em.
c) Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chăm sóc thay thế cho trẻ theo quy định của Luật trẻ em và nghị định 56/2017/NĐ-CP.
1. Đối với trường hợp trẻ được chăm sóc thay thế tạm thời trong 12 tháng.
a) Đối với trẻ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 khoản Điều 62 của Luật Trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hoặc nhân viên công tác xã hội có trách nhiệm đánh giá tình trạng trẻ và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế sau 12 tháng nhận chăm sóc trẻ. Trong trường hợp cá nhân, gia đình tiếp tục nhận chăm sóc thay thế trẻ, thì trẻ được chuyển sang chăm sóc thay thế dài hạn cho đến tuổi trưởng thành. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân xã cấp chứng nhận chăm sóc thay thế trẻ dài hạn.
b) Đối với trẻ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Trẻ em, trường hợp sau 12 tháng cá nhân, gia đình không tiếp tục nhận chăm sóc thay thế trẻ, cán bộ bảo vệ trẻ em có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân xã để chuyển trẻ được nhận chăm sóc thay thế như sau:
- Lựa chọn trong danh sách các cá nhân, gia đình đăng ký chăm sóc thay thế 12 tháng để chuyển trẻ đến các cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế.
- Lựa chọn cá nhân, gia đình đăng ký chăm sóc thay thế trên 12 tháng để lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ.
- Tìm các cá nhân, gia đình nhận trẻ làm con nuôi theo quy định của Luật Con nuôi.
- Trong trường hợp không tìm được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thì đưa trẻ vào chăm sóc tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội .
c) Đối với trẻ sống tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội được chuyển đến các cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận chăm sóc thay thế cư trú phối hợp Giám đốc cơ sở giúp xã hội, cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em phối hợp lựa chọn việc chăm sóc thay thế trẻ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 của điều này. Trong trường hợp không tìm được gia đình chăm sóc thay thế khác phù hợp cần giao trẻ tạm thời trở lại cơ sở dịch bảo vệ trẻ em, cơ sợ giúp xã hội.
3. Đối với trường hợp trẻ được chăm sóc thay thế dài hạn đến tuổi trưởng thành sẽ chấm dứt chăm sóc thay thế khi trẻ tròn 18 tuổi. Trong trường hợp này, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hoặc nhân viên công tác xã hội cần hỗ trợ gia đình nhận chăm sóc thay thế lập kế hoạch chuẩn bị cuộc sống khi bước vào tuổi trưởng thành cho trẻ với sự tham gia của trẻ.
Điều 16. Theo dõi, đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
1. Sau 01 tháng, 03 tháng kể từ ngày cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cư trú có trách nhiệm theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
2. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cử người đại diện phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiếp tục theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để kịp thời đề nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
3. Định kỳ 06 tháng hoặc khi trẻ em phải chuyển đổi hình thức, chuyển đổi cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện có trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Điều 17. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội thực hiện quy trình, thủ tục thực hiện tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân nhận chăm sóc thay thế. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội có liên quan, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội tại địa phương hỗ trợ các dịch vụ cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế và trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế theo quy định của thông tư này. Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình và kết quả thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;
b) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy trình, thủ tục thực hiện tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân nhận chăm sóc thay thế trên địa bàn tỉnh, thành phố;
đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lao động thương binh xã hội các cấp, cán bộ bảo vệ trẻ em, cán bộ cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em các tổ chức cá nhân liên quan về chăm sóc thay thế cho trẻ em.
e) Bố trí kinh phí và vận động nguồn lực thực hiện Thông tư tại địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các chính sách hiện hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội thực hiện quy trình, thủ tục thực hiện tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân nhận chăm sóc thay thế. Phối hợp Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội có liên quan, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ, trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội tại địa bàn triển khai hỗ trợ các dịch vụ cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế và trẻ em có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế theo quy định của thông tư này. Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình và kết quả thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;
b) Bố trí kinh phí và vận động nguồn lực thực hiện Thông tư tại địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các chính sách hiện hành. .
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức quy trình, thủ tục thực hiện tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân nhận chăm sóc thay thế tại địa bàn;
b) Phân công cán bộ bảo vệ trẻ em xây dựng và tổ chức thực hiện chăm sóc thay thế tại xã; thực hiện kế hoạch hỗ trợ trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại xã và trẻ có nhu cầu chăm sóc thay thế tại xã; theo dõi giám sát các cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tại xã.
c) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về tình hình thực hiện quy trình, thủ tục thực hiện tiêu chuẩn xác định và theo dõi đánh giá trẻ em, cá nhân nhận chăm sóc thay thế tại địa bàn;
Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội
1. Tổ chức thực hiện các quy định liên quan hỗ trợ trẻ em tại cơ sở được nhận chăm sóc thay thế theo quy định.
2. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức về đánh giá tình trạng và hỗ trợ trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở.
3. Lập dự toán, quyết toán kinh phí hằng năm thực hiện quản lý và trợ giúp trẻ có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cục Trẻ em để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |