Dự thảo Thông tư quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 30/03/2016
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Đào Hồng Lan
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /2016/TT–LĐTBXH

Hà Nội, ngày    tháng   năm 2016

DỰ THẢO 3.2016

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TRÌNH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ XÂM HẠI

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định  quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại.

2. Thông tư này áp dụng đối với Công chức Văn hóa - Xã hội chuyên trách theo dõi về Lao động - Thương binh và Xã hội xã phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, giáo dục và đào tạo, công an các cấp; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân liên quan trong việc can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại.

Điều 2. Những từ ngữ được sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau

1. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự và nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, bỏ mặc và các hình thức gây tổn hại khác.

2. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại tình dục, sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

3. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; mua, bán, bắt cóc trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm.

4. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

5. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em không còn cha mẹ, trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha mẹ đẻ về chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm đảm bảo sự an toàn và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

6. Trẻ em bị xâm hại tình dục là nạn nhân của một trong các hành vi dâm ô, giao cấu, cưỡng dâm, hiếp dâm.

7. Trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại, lừa đảo, khiêu dâm thông qua mạng internet.

8. Dịch vụ bảo vệ trẻ em là những hoạt động thực hiện chính sách, cung cấp hoặc kết nối các dịch vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật để bảo vệ trẻ em.

Điều 3. Nguyên tắc can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại

1. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Kịp thời, phù hợp, an toàn cho trẻ em.

3. Bảo đảm tính liên tục, thân thiện trong cung cấp dịch vụ.

4. Bảo đảm bí mật về thông tin liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUY TRÌNH CAN THIỆP, TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ  XÂM HẠI

Điều 4. Các bước trong quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại

[...]