Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Công An -Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC |
Ngày ban hành | 17/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 05/10/2015 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Công An,Bộ Công thương,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Người ký | Hoàng Quốc Vượng,Nguyễn Sơn,Lê Quý Vương,Nguyễn Hải Phong |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự |
BỘ CÔNG THƯƠNG
- BỘ CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN CHUYỂN HỒ SƠ VỤ TRỘM CẮP ĐIỆN ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Căn cứ Bộ luật hình sự năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009;
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tư liên tịch này hướng dẫn chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển giao và xử lý vụ trộm cắp điện có dấu hiệu tội phạm.
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt là trước đó đã bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân hoặc đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi: Cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật.
Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật là hết thời hạn do Luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, Điều lệnh hoặc Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân quy định. Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là 01 năm, kể từ ngày bị xử lý.
2. Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản là trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau đây: Tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội tham ô tài sản; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
3. Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện và các hành vi lấy điện gian lận khác.
Điều 4. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP) có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp sau:
1. Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.
2. Hành vi trộm cắp điện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng dẫn tại mục 3.4 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc trước đó người thực hiện hành vi trộm cắp điện đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích.
Khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” về tài sản, việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt (điện năng bị trộm cắp) vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Điều 5. Hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra
1. Văn bản chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện.
2. Biên bản vi phạm hành chính.
3. Bản tính số lượng điện bị trộm cắp và giá trị thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra (tiền bồi thường đối với hành vi trộm cắp điện).
4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm).
5. Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đang trong quá trình thi hành nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm).
6. Biên bản kiểm tra sử dụng điện (nếu có), Biên bản kiểm tra hoạt động điện lực (nếu có).