Thông tư liên tịch 14/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại Cơ sở chữa bệnh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 14/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Ngày ban hành 16/06/2000
Ngày có hiệu lực 01/07/2000
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,Bộ Y tế
Người ký Đàm Hữu Đắc,Lê Ngọc Trọng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

LIÊN TỊCH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2000/TTLT/BLĐTBXH-BYT

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, CHĂM SÓC, TƯ VẤN CHO NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI CƠ SỞ CHỮA BỆNH THUỘC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Thực hiện Nghị định số 34/CP ngày 01/6/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Sau khi có ý kiến của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS tại Công văn số 914/CV-UB ngày 22 tháng 11 năm 1999, Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội _ Bộ Y tế hướng dẫn quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại Cơ sở chữa bệnh như sau:

I. Những qui định chung:

1. Cơ sở chữa bệnh qui định tại Thông tư này là cơ sở được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ qui định tại Qui chế về Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (ban hành kèm theo Nghị định 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ).

2. Quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS tại Cơ sở chữa bệnh là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên, của mọi đối tượng kể cả những người nhiễm HIV/AIDS trong Cơ sở chữa bệnh.

3. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Uỷ ban phòng chống AIDS cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện, phối hợp với Cơ sở chữa bệnh trong việc quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS.

II. Quản lý người nhiễm HIV/AIDS tại Cơ sở chữa bệnh

1. Người nghiện ma tuý, mại dâm nhiễm HIV/AIDS (kể cả đối tượng có đủ điều kiện theo qui định tại Nghị định 20/CP và đối tượng tự nguyện) đều được đưa vào Cơ sở chữa bệnh để chữa trị, cai nghiện và phục hồi.

2. Người nhiễm HIV/AIDS được bố trí ăn ở, sinh hoạt, học tập, lao động sản xuất cùng với các đối tượng khác trong Cơ sở chữa bệnh, khi mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội được điều trị tại khu hoặc phòng dành riêng như người mắc bệnh truyền nhiễm khác.

3. Người nhiễm HIV/AIDS hết thời hạn chấp hành quyết định ở Cơ sở chữa bệnh được hoà nhập cộng đồng; trường hợp, không có điều kiện hoà nhập cộng đồng như không có nơi nương tựa, gia đình không chấp nhận thì bản thân hoặc gia đình phải có đơn xin ở lại và phải có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

4. Người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS chưa hết thời hạn chấp hành quyết định có nguyện vọng về sống với gia đình thì Giám đốc Cơ sở chữa bệnh đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết định.

5. Trong vòng 15 ngày, kể từ khi tiếp nhận, Cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm phối hợp với Y tế địa phương tổ chức tư vấn, tuyên truyền về HIV/AIDS cho các đối tượng được đưa vào Cơ sở chữa bệnh để họ tự nguyện xét nghiệm phát hiện HIV/AIDS.

Kinh phí xét nghiệm được kết cấu theo khả năng của kinh phí chương trình phòng chống AIDS hàng năm.

6. Trường hợp người tự nguyện xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS có kết quả (+), người có trách nhiệm của cơ sở y tế phải thông báo cho Giám đốc Cơ sở chữa bệnh biết. Giám đốc phải thông báo cho người bị nhiễm HIV/AIDS biết đồng thời yêu cầu cán bộ phụ trách y tế của Cơ sở làm tốt công tác tư vấn và giữ bí mật để tránh sự phân biệt đối xử.

III. Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trong Cơ sở chữa bệnh

A. Đối với các đối tượng trong Cơ sở chữa bệnh:

Mọi đối tượng cai nghiện, chữa trị ở Cơ sở chữa bệnh đều phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và cho mọi người như sau:

1. Thực hiện các qui định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS.

2. Không tiêm chích ma tuý, không tự xăm chích cho mình và cho người khác.

Không sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo và các đồ dùng khác dễ gây chảy máu.

3. Thực hiện tốt các qui định về vệ sinh phòng bệnh của Cơ sở chữa bệnh đặc biệt là các đồ vật có dính máu, dịch tiết như bông, băng vết thương, băng vệ sinh (đối với phụ nữ) phải được xử lý theo qui định của Bộ Y tế về xử lý chất thải y tế.

4. Không được phân biệt đối xử, kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS, phải thường xuyên gần gũi, an ủi, động viên, giúp đỡ để họ ổn định cuộc sống.

5. Tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Cơ sở chữa bệnh.

6. Nghiêm cấm hành vi cố ý truyền HIV/AIDS cho người khác.

B. Đối với Cơ sở chữa bệnh

Cơ sở chữa bệnh phải nghiêm chỉnh thực hiện các “Qui định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS” ban hành kèm theo Quyết định số 2557/BYT-QĐ ngày 20/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các qui định khác của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS , đặc biệt chú trọng một số điểm sau:

1. Đối với cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc cho các đối tượng trong Cơ sở chữa bệnh:

[...]