Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư liên tịch 06/1997/TTLT-BVHTT-TCBĐ hướng dẫn quản lý Nhà nước đối với các đài phát thanh truyền hình do Bộ Văn Hoá Thông Tin-Tổng Cục Bưu Điện ban hành

Số hiệu 06/1997/TTLT-BVHTT-TCBĐ
Ngày ban hành 28/11/1997
Ngày có hiệu lực 13/12/1997
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá-Thông tin,Tổng cục Bưu điện
Người ký Mai Liêm Trực,Phan Khắc Hải
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN-TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/1997/TTLT-BVHTT-TCBĐ

Hà Nội , ngày 28 tháng 11 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN - TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 06/1997/TTLT NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

Căn cứ Luật Báo chí được Quốc hội thông qua ngày 28-12-1989 và Nghị định 133/HĐBT ngày 20-4-1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí.
Căn cứ Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12-11-1997 của Chính phủ về Bưu chính Viễn thông.
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 8-11-1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá Thông tin.
Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện.
Liên Bộ Văn hoá - Thông tin, Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện quản lý Nhà nước đối với các đài phát thanh, truyền hình như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Cơ quan quản lý:

- Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí.

- Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý Nhà nước về tần số và máy phát vô tuyến điện (VTĐ).

2. Đối tượng quản lý:

a. Các đối tượng là cơ quan báo chí.

- Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), Đài truyền hình Việt Nam (THVN) và các đài, trạm vô tuyến chuyển tiếp, truyền dẫn phát lại chương trình thuộc hệ thống quản lý của hai Đài Quốc gia.

- Các đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các Trung tâm (đài) phát lại chương trình truyền hình nước ngoài qua hệ thống truyền hình vi ba, truyền hình CAPS - MMDS.

b. Các đối tượng chưa được xếp loại cơ quan báo chí nhưng có hoạt động báo chí:

- Các đài phát thanh, truyền hình huyện, xã.

- Các đài phát thanh, truyền hình của các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

II. ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

Các đài phát thanh, truyền hình chỉ được phép hoạt động khi có đầy đủ các giấy phép sau đây:

1. Các đối tượng là cơ quan báo chí phải có:

- Giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Văn hoá - Thông tin.

- Giấy phép sử dụng tần số và máy phát VTĐ của Tổng cục Bưu điện.

2. Các đối tượng chưa xếp loại cơ quan báo chí phải có:

- Quyết định thành lập của cơ quan chủ quản.

- Giấy phép sử dụng tần số và máy phát VTĐ của Tổng cục Bưu điện.

III. VIỆC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH.

1. Cấp giấy phép hoạt động báo chí:

Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn các đối tượng là cơ quan báo chí làm thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Báo chí.

Hồ sơ đăng ký (theo mẫu) gửi về Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí) gồm có:

- Bản khai để xin giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.

[...]