BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
62TC/TCĐN
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 7 năm 1995
|
THÔNG TƯ
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 62 TC/TCDN NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ THU CÁC PHÍ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Thực hiện quyết định số 158/CT
ngày 18/5/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về
việc thu các phí cấp và bảo vệ tần số vô tuyến điện và thông tư số 104 TC/GTBĐ
ngày 22/12/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu các phí tần số vô tuyến điện
đã góp phần đưa công tác quản lý tần số vô tuyến điện đi vào nề nếp.
Để phù hợp với các dịch vụ viễn
thông mới và để tăng cường công tác quản lý, sau khi thống nhất với Tổng cục
Bưu điện, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung sửa đổi việc thực hiện thu các phí tần
số như sau:
1/ Đối tượng
thu: Tất cả các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài đóng tại Việt nam có sử
dụng máy phát và tần số VTĐ đều phải nộp phí tần số vô tuyến điện quy định tại
thông tư này, kể cả các đơn vị làm kinh tế của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và các
đơn vị thông tin liên lạc của Bộ Ngoại giao.
Riêng đối với các Đại sứ quán,
lãnh sự quán, đại diện các tổ chức Quốc tế tại Việt nam được hưởng các quy chế
ngoại giao nay tạm thời chưa thu các khoản thu nói trên.
2/ Đối tượng miễn
thu: Các đối tượng sau đây được miễn phí sử dụng tần số vô tuyến điện:
- Các đài phát VTĐ phục vụ trực
tiếp an ninh, Quốc phòng.
- Các đài phát VTĐ phục vụ đột
xuất khi xảy ra lụt bão và các thiên tai khác.
- Các đài phát VTĐ phục vụ các
hoạt động nhân đạo của các tổ chức từ thiện
- Các đài phát VTĐ thuộc hệ đặc
biệt phục vụ trực tiếp sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ.
3. Các khoản
thu: Cục tần số vô tuyến điện được thu các khoản phí cấp và sử dụng tần số như
sau:
a/ Các khoản thu phí có tính chất
thu sự nghiệp:
- Phí cấp giấy phép: Thu một lần
khi cấp giấy phép cho tất cả các đối tượng.
+ Mỗi lần gia hạn giấy phép (khi
giấy phép cũ đã hết hạn) nếu không có thay đổi gì trong nội dung giấy phép: Thu
bằng 20% mức cấp giấy phép lần đầu.
+ Nếu có thay đổi trong nội dung
giấy phép ảnh hưởng đến công tác ấn định và quản lý tần số phải đăng ký lại để
cấp giấy phép mới và thu như khi cấp lần đầu.
- Phí sử dụng tần số VTĐ thu hằng
năm (theo thời gian 12 tháng) kể từ ngày cấp giấy phép.
- Phí kiểm tra kỹ thuật cho phép
nhập thiết bị thu phát VTĐ: Thu một lần khi kiểm tra.
- Phí kiểm tra lắp đặt thiết bị:
Thu một lần khi kiểm tra.
b/ Các khoản thu phí có tính chất
thu Nhà nước:
- Phí cấp bằng VTĐ viên: Thu một
lần khi cấp bằng (hoặc đổi bằng)
- Thu tiền phạt
4. Mức thu: Các
khoản thu trên thực hiện theo mức thu quy định trong phụ lục số 1 đính kèm
thông tư này.
Khi có sự thay đổi nội dung chủng
loại, tính chất dịch vụ hoặc khi chỉ số giá thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở
lên, Cục tần số vô tuyến điện báo cáo Tổng cục bưu điện và Bộ Tài chính để bổ
sung, điều chỉnh mức thu cho phù hợp.
5. Xử phạt:
a/ Tổ chức, cá nhân vi phạm các
quy định về quản lý tần số VTĐ thì bị xử phạt hành chính. Các vi phạm và mức phạt
quy định theo phụ lục số 2 đính kèm thông tư này.
Ngoài số tiền nộp phạt, đơn vị
cá nhân vi phạm còn bị truy thu các khoản phải thu đối với máy phát, tần số đã
sử dụng và phải đóng máy đến khi có giấy phép mới được sử dụng.
Cục tần số vô tuyến điện có
trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý và xử phạt các vi phạm theo quy định hiện
hành.
b/ Trường hợp các đơn vị cá nhân
sử dụng máy phát, tần số VTĐ không nộp các khoản phải nộp như đã quy định sẽ bị
truy thu số phải nộp và bị phạt chậm nộp theo tỷ lệ 0,2% ngày trên số tiền chậm
nộp.
c/ Nếu đơn vị, cá nhân vi phạm
nhiều lần quy chế sử dụng máy phát và tần số VTĐ hoặc có hành vi chống lại việc
thu phí tần số VTĐ thì người phạm pháp có thể bị truy tố trước Pháp luật.
6/ Tổ chức thu
và hạch toán:
a/ Cục tần số VTĐ là cơ quan được
giao trực tiếp thu các khoản thu phí tần số VTĐ, có trách nhiệm quyết toán với
ngân sách về loại thu này.
Trường hợp ở các địa phương
không có cơ quan thuộc Cục tần số V.T.Đ, khi đó Cục tần số vô tuyến điện được
ký hợp đồng uỷ nhiệm để các cơ quan Bưu điện ở địa phương thu phí tần số tại địa
phương, nhưng Cục Tần số VTĐ vẫn chịu trách nhiệm trước Nhà nước về số thu này.
Các cơ quan được uỷ nhiệm thu các phí tần số, được trích từ 5% đến 10% số thu để
chi, mức trích cụ thể được xác định trong hợp đồng trách nhiệm với Cục Tần số
VTĐ trên cơ sở số lượng máy phát và tần số được giao quản lý.
b/ Các tổ chức, cơ quan hành
chính sự nghiệp hưởng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp được hạch toán tiền nộp
phí tần số vào khoản chi ngân sách. Đơn vị sản xuất kinh doanh được hạch toán
các khoản phí này vào giá thành hoặc phí lưu thông.
c/ Các cơ quan bưu điện ở địa
phương thu hộ phí tần số, hạch toán vào tài khoản "phải thu phải trả";
tiền trích theo tỷ lệ thu, hạch toán vào tài khoản thu nhập và các chi phí phục
vụ công tác quản lý thu hạch toán vào tài khoản chi khác.
7. Các quy định
trên đây áp dụng từ 1/8/1995 thay cho điểm A (phần thu) mục II (những quy định
cụ thể) trong thông tư 104 TC/GTBĐ ngày 22/12/1993 của Bộ Tài chính. Những quy
định khác vẫn thực hiện theo thông tư 104 TC/GTBĐ ngày 22/12/1993 của Bộ Tài
chính.
Quá trình thực hiện có khó khăn
cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
PHỤ LỤC 1
(Kèm
theo Thông tư số 62 TC/TCDN ngày 31/7/1995)
TT
|
KHOẢN
THU
|
MỨC
THU
|
|
|
x1000đ
VN
(Trong nước)
|
USD
(Nước ngoài)
|
I
|
Phí cấp giấy phép:
Tính theo giấy phép cấp cho từng
máy phát có các mức công suất ra anten khác nhau đối với các nghiệp vụ thông
tin
1/ Cấp mới: thu cho giấy phép
cấp lần đầu, theo thời hạn ghi trong giấy phép
a. Cho các nghiệp vụ thông tin
(kể cả các đài ven biển thuộc lưu động hàng hải, trạm mặt đất thuộc lưu động
hàng không, viba, phát thanh truyền hình...)
(Trừ điểm b, c, d, e):
|
|
|
|
P
Ê 15W
|
300
|
60
|
|
15W
< P Ê 150W
|
500
|
100
|
|
150W
< P Ê 500W
|
600
|
120
|
|
P
> 500W
|
800
|
150
|
|
b. Đài tàu biển, tàu bay
|
450
|
90
|
|
c. Máy phát VTĐ nghiệp dư
|
200
|
40
|
|
d. Trạm mặt đất vệ tinh, VSAT
|
|
|
|
P
Ê 500W
|
1000
|
200
|
|
500
W < P Ê 1000W
|
1500
|
300
|
|
P>1000W
|
2000
|
400
|
|
e. Máy điện thoại kéo dài (có
cự ly liên lạc từ 500 mét trở lên)
|
|
|
|
2/ Cấp gia hạn:
|
Bằng
20% mức
lần
đầu của
|
cấp
giấy phép
loại
tương ứng
|
II
|
Phí sử dụng tần số:
Được tính cho từng loại nghiệp
vụ cụ thể, cho một năm sử dụng.
1/ nghiệp vụ cố định (Kể cả
thông tin điểm đa điểm): Tính cho mỗi tần số phát được ấn định cho mỗi giấy
phép.
a. Đối với các tần số < 30
MHz
|
650
|
130
|
TT
|
KHOẢN
THU
|
MỨC
THU
|
|
|
x1000đ
VN
(Trong nước)
|
USD
(Nước ngoài)
|
|
b. Đối với các tần số > 30
MHz. kể cả viba: tính theo băng tần và độ rộng băng tần chiếm dụng
- Băng tần (30 - 1000) MHz:
|
|
|
|
có độ rộng (1 - 36) KHz
|
800
|
160
|
|
(37 - 200) KHz
|
1200
|
240
|
|
(201 - 500) KHz
|
2000
|
400
|
|
(501 - 2000) KHz
|
3600
|
750
|
|
- Băng tần trên 1 đến 3 GHz:
|
|
|
|
có độ rộng (1 - 36) KHz
|
500
|
100
|
|
(37 - 200) KHz
|
600
|
120
|
|
(201 - 500) KHz
|
700
|
150
|
|
(501 - 2000) KHz
|
800
|
160
|
|
(2001 - 7000) KHz
|
900
|
200
|
|
(7001 - 14000) KHz
|
1300
|
260
|
|
(14001 - 28000) KHz
|
1500
|
300
|
|
> 28000 KHz
|
2000
|
400
|
|
- Băng tần trên 3 đến 10,5
GHz:
|
|
|
|
có độ rộng (1 - 36) KHz
|
400
|
100
|
|
(37 - 200) KHz
|
550
|
120
|
|
(201 - 500) KHz
|
650
|
130
|
|
(501 - 2000) KHz
|
750
|
150
|
|
(2001 - 7000) KHz
|
850
|
180
|
|
(7001 - 14000) KHz
|
950
|
200
|
|
(14001 - 28000) KHz
|
1300
|
250
|
|
> 28000 KHz
|
1800
|
400
|
|
- Băng tần > 10,5 GHz
|
|
|
|
có độ rộng < 20.000 KHz
|
1000
|
200
|
|
> 20.000 KHz
|
1500
|
300
|
|
c. Truyền hình viba (MMDS)
tính theo kênh tần số/máy phát chính.
|
15.000/1kênh
tần số
|
|
|
2/ Các đài ven biển thuộc nghiệp
vụ lưu động hàng hải và trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ lưu động hàng không Tính
như cách tính cho nghiệp vụ cố định
|
|
|
TT
|
KHOẢN
THU
|
MỨC
THU
|
|
|
x1000đ
VN
(Trong
nước)
|
USD
(Nước
ngoài)
|
|
3/ Đài tàu biển tính trên 1đài
tàu biển
|
|
|
|
- Các tàu có trọng tải 1000 tấn
chở lên đi biển quốc tế, có trang bị đủ thiết bị theo SOLAS, làm việc ở các
băng tần dành cho lưu động hàng hải
|
3500
|
700
|
|
- Các tàu có trọng tải từ 300
đến 1000 tấn đi biển quốc tế, có đủ trang thiết bị
|
2500
|
500
|
|
- Các tàu có trọng tải từ 150
tấn trở lên, chỉ chạy ven biển Việt nam có trang bị VTĐ đảm bảo phục vụ sản
xuất và an toàn
|
1500`
|
300
|
|
- Các tàu nhỏ có trọng tải dưới
150 tấn, khuyến khích sử dụng thô ng tin VTĐ
|
1000
|
200
|
|
4/ Các đài tàu bay: tính trên
1đài tàu bay
|
|
|
|
a/ Đối với máy bay hành khách
có số ghế ngồi< 38
|
2000/1
đài
|
400
|
|
- Đối với máy bay hành khách
có số ghế ngồi (38 - 100)
|
3000/1đài
|
600
|
|
- Đối với máy bay hành khách
có số ghế ngồi> 100
|
3500/1đài
|
700
|
|
b/ Đối với máy bay vận tải:
|
|
|
|
- Trọng tải < 20 tấn
|
2000
|
400
|
|
- Trọng tải (20 - 80) tấn
|
3000
|
600
|
|
- Trọng tải > 80 tấn
|
3500
|
700
|
|
5/ Thông tin di động: Thu từ
các cơ quan cung cấp dịch vụ
|
|
|
|
a/ Thông tin di động tế bào
(Cellular):
|
|
|
|
có các băng tần phát (870 -
890) MHz ; (935-960) MHz và (1805-1880) MHz Tính trên băng tần/1 năm, theo
khu vực
|
|
|
|
- Hà nội, TP Hồ Chí Minh
|
200.000/1MHz
|
40.000
|
|
- Đà nẵng, Hải phòng, Cần thơ,
Vũng tàu
|
100.000/1MHz
|
20.000
|
|
- Huế, Vinh, Biên Hoà, Quảng
Ninh, Nha Trang
|
30.000/1MHz
|
6.000
|
|
- Các tỉnh, thành phố còn lại
|
10.000/1MHz
|
2.000
|
TT
|
KHOẢN
THU
|
MỨC
THU
|
|
|
x1000đ
VN
(Trong
nước)
|
USD
(Nước
ngoài)
|
|
b. Thông tin di động nhắn tin
(Paging) tính trên tần số phát tiêu chuẩn và theo vùng, đối với trạm gốc
- Máy phát chính:
|
|
|
|
. Hà nội, TP Hồ Chí Minh
|
15000/1tần
số
|
3.000
|
|
. Đà nẵng, Hải phòng, Vũng
tàu, Cần thơ
|
10000/1tần
số
|
2.000
|
|
. Các tỉnh, thành phố khác
|
8000/1tần
số
|
1.600
|
|
- Máy phát phụ:
|
|
|
|
. Hà nội, TP Hồ Chí Minh
|
3.000/1tần
số
|
600
|
|
. Đà nẵng, Hải phòng, Vũng
tàu, Cần thơ
|
2.000/1tần
số
|
400
|
|
. Các tỉnh, thành phố khác
|
1.500/1tần
số
|
300
|
|
c. Điện thoại kéo dài công cộng
(CT2, DECT, PHS) và các loại
tương tự:
Tính trên băng tần /1năm, theo
khu vực:
|
|
|
|
. Hà nội, TP Hồ Chí Minh
|
100.000/1Mhz
|
20.000
|
|
. Đà nẵng, Hải phòng, Vũng
tàu, Cần thơ
|
50.000/1
Mhz
|
10.000
|
|
. Huế, Vinh, Biên hoà, Quảng
Ninh, Nha trang
|
15.000/1Mhz
|
3.000
|
|
. Các tỉnh thành phố còn lại
|
5.000/1Mhz
|
1000
|
|
d. Thông tin di động trung kế
(Trunking) Tính trên băng tần/1năm, theo khu vực:
|
|
|
|
. Hà nội, TP Hồ Chí Minh
|
20.000/1Mhz
|
4.000
|
|
. Đà nẵng, Hải phòng, Vũng
tàu, Cần thơ
|
10.000/1Mhz
|
2.000
|
|
. Huế, Vinh, Biên hoà, Quảng
Ninh, Nha trang
|
5.000/1Mhz
|
1.000
|
|
. Các tỉnh, thành phố còn lại
|
3.000/1Mhz
|
600
|
|
e. Hệ thống thông tin di động
chuyên dụng
|
|
|
|
- Trạm trung tâm
|
1000/1tần
số
|
200
|
|
- Trạm lưu động
|
550/1
trạm
|
110
|
|
6/ Phát thanh truyền hình:
tính theo kênh tần số phát cho một máy phát
|
|
|
|
a/ Phát thanh:
- Loại chuyên dùng cho các mục
đích chính trị xã hội
|
|
|
|
+ Trung ương
|
1.000/1kênh
|
|
|
+ Địa phương
|
600/1kênh
|
|
|
- Loại thương mại
|
5.000/1kênh
|
1.000
|
TT
|
KHOẢN
THU
|
MỨC
THU
|
|
|
x1000đ
VN
(Trong
nước)
|
USD
(Nước
ngoài)
|
|
b/ Truyền hình:
- Loại chuyên dùng cho các mục
đích chính trị xã hội
|
|
|
|
+ Trung ương
|
5.000/1kênh
|
|
|
+ Địa phương
|
3.000/1kênh
|
|
|
|
|
|
|
- Loại thương mại
|
40.000/1kênh
|
8.000
|
|
7/ Trạm mặt đất vệ tinh và
VSAT:
|
|
|
|
- Loại A: là trạm có khả năng
truyền không quá 1 kênh âm thanh hoặc tốc độ truyền số liệu không vượt quá 64
Kbps
|
2000
|
400
|
|
Trạm chỉ thu loại A:
|
1000
|
200
|
|
- Loại B: Là trạm có khả năng
truyền không quá (1-12) kênh âm thanh hoặc tốc độ truyền số liệu không vượt
quá 12x64 Kbps
|
5000
|
1000
|
|
- Trạm chỉ thu loại B:
|
1000
|
200
|
|
- Loại C: Là trạm có khả năng
sử dụng không quá 1 bộ phát -đáp qua vệ tinh
|
20.000
|
4000
|
|
Trạm chỉ thu loại C và dùng
cho thương mại
|
20.000
|
4000
|
|
- Loại D: Là trạm có khả năng
sử dụng từ 1 bộ phát - đáp trở lên qua vệ tinh
|
40.000
|
8000
|
|
Trạm chỉ thu loại D và dùng
cho thương mại
|
40.000
|
8000
|
|
8/ Vô tuyến điện nghiệp dư:
Tính trên số băng tần nghiệp
dư sử dụng
|
200/1băng
tần sử dụng
|
50
|
|
9/ Phí thử tần số
|
135
|
50
|
|
(1 tần số cho mọi công suất, tối
đa 30 ngày)
|
|
|
|
10/ Phí kiểm tra kỹ thuật nhập
thiết bị
|
135/1loại
thiết bị
|
50
|
|
11/ Phí kiểm tra lắp đặt thiết
bị thu phát VTĐ
|
150/1thiết
bị
|
50
|
|
12/ Phí cấp bằng khai thác
viên
|
70
|
|
Ghi chú:
Đối với các đơn vị có nguồn vốn
đầu tư nước ngoài: Thu theo tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia.
PHỤ LỤC 2
MỨC PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Kèm
theo Thông tư số 62 TC/TCĐN ngày 31/7/1995)
TT
|
Các
loại vi phạm
|
Mức
phạt cao nhất
|
|
|
Trong
nước
(x1000
đồng)
|
Nước
ngoài
(USD)
|
1
|
Sử dụng máy phát và tần số VTĐ
không có giấy phép của TCBĐ (hoặc đơn vị được uỷ quyền hợp pháp)
Tự đặt đài, mở mạng, chưa có hồ
sơ, chưa được phép mở mạng, chưa có giấy phép sử dụng. (Căn cứ tình hình và mức
độ cụ thể có thể tăng giảm mức phạt trong phạm vi cho phép)
|
|
|
|
Với máy có P>100W
|
2.000
|
500
|
|
50WÊ P Ê 100W
|
1.500
|
300
|
|
P < 50W
|
1.000
|
200
|
2
|
Sử dụng máy phát và tần số VTĐ
không đúng quy định trong giấy phép:
|
|
|
|
- Sai tần số
|
800
|
200
|
|
- Sai địa điểm đặt đài:
|
|
|
|
Di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh
khác
|
500
|
200
|
|
Di chuyển trong phạm vi tính
|
200
|
100
|
|
- Sai quy ước liên lạc:
|
|
|
|
(Hô hiệu, giờ liên lạc, đối tượng
liên lạc, quy cách anten, phương thức phát, người sử dụng)
|
500
|
100
|
3
|
Giấy phép hết hạn sử dụng:
|
|
|
|
- Quá hạn dưới 1 tháng
|
100
|
50
|
|
- Quá hạn trên 1 tháng đến 3
tháng
|
300
|
100
|
|
- Quá hạn trên 3 tháng
|
Mức
phạt
như
đối với
chưa
có giấy
|
cao nhất
máy mới
phép sử dụng
|
4. Các trường hợp vi phạm nêu
trên nếu gây can nhiễu có hại phải chịu xử lý và phạt theo các mức trên, đồng
thời tùy theo mức độ nặng nhẹ phải đền bù toàn bộ hoặc một phần phí tổn thiệt hại
do can nhiễu gây ra và phần chi phí cho cơ quan chức năng giải quyết can nhiễu.
Các vi phạm trên nếu xẩy ra thường
xuyên, tái phạm nhiều lần thì cơ quan quản lý sẽ tạm giữ thiết bị chờ xử lý.