Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-BCA-BNG sửa đổi Thông tư liên tịch 06/TT-LT hướng dẫn Quyết định 875/TTg 1996 do Bộ Công an - Bộ Ngọai giao ban hành

Số hiệu 04/2005/TTLT-BCA-BNG
Ngày ban hành 28/11/2005
Ngày có hiệu lực 31/12/2005
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Ngoại giao
Người ký Lê Công Phụng,Nguyễn Văn Hưởng
Lĩnh vực Quyền dân sự

BỘ CÔNG AN
BỘ NGOẠI GIAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2005/TTLT-BCA-BNG

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2005 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 06/TT-LT GÀY 29/01/1997 CỦA BỘ CÔNG AN VÀ BỘ NGOẠI GIAO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 875/TTG NGÀY 21/11/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Ngày 29 tháng 01 năm 1997, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/TT-LT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 875/TTg ngày 21/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người xin hồi hương, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao thống nhất sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư liên tịch số 06/TT-LT như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm 1 thuộc Mục I:

“1. Điều kiện có quốc tịch Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 875/TTg) gồm hai trường hợp sau:

- Mang hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn giá trị do Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp;

- Nếu không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn giá trị, thì phải có một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận đăng ký công dân do cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp;

+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm 2 thuộc Mục II:

“2. Bản chụp hộ chiếu, các giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và giấy tờ chứng minh được nước ngoài cho định cư, như giấy tờ cho phép cư trú vô thời hạn hoặc cư trú vĩnh viễn hoặc thường trú (dưới đây gọi chung là giấy tờ định cư):

- Đối với người xin hồi hương mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn giá trị:

+ Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu;

+ Bản chụp giấy tờ định cư do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

- Đối với người xin hồi hương mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị:

+ Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu;

+ Bản chụp Giấy xác nhận đăng ký công dân do cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

- Đối với người xin hồi hương không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu của Việt Nam hoặc của nước ngoài như trên nêu:

+ Bản chụp giấy tờ định cư do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

+ Bản chụp Giấy xác nhận đăng ký công dân do cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

Bản chụp giấy tờ định cư phải do cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận theo quy định tại điểm 4 Thông tư này; bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu, Giấy xác nhận đăng ký công dân, Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam phải do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp người xin hồi hương trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an thì không đòi hỏi nộp bản sao có công chứng, chứng thực, mà cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu với bản chụp, cán bộ đối chiếu ghi vào bản chụp đó “đã đối chiếu với bản chính” và ký, ghi rõ họ tên, ngày đối chiếu”.

3. Sửa đổi, bổ sung Mục III:

“1. Người xin hồi hương đang ở nước ngoài, khi nhận được thông báo của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc được phép hồi hương, trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo phải đến cơ quan đại diện để nhận Giấy thông hành hồi hương, nếu quá 12 tháng mới đến nhận Giấy thông hành hồi hương thì phải làm thủ tục như sau:

a. Trường hợp quá thời hạn nói trên nhưng chưa quá 24 tháng, thì phải nộp 02 Tờ khai đề nghị được nhận Giấy thông hành hồi hương (mẫu HH4 kèm theo) và 02 tấm hình mới chụp.

b. Trường hợp quá thời hạn 24 tháng trở lên, phải làm lại hồ sơ xin hồi hương như thủ tục lần đầu quy định tại Mục II của Thông tư liên tịch số 06/TT-LT ngày 29/01/1997 và điểm 2 của Thông tư này.

2. Giấy thông hành hồi hương (mẫu HH3 kèm theo) cấp cho người được phép hồi hương để thay hộ chiếu khi nhập cảnh. Trường hợp Giấy thông hành hồi hương hết thời hạn thì người hồi hương không được sử dụng để nhập cảnh, nếu muốn nhập cảnh phải làm lại thủ tục như nêu tại Mục II của Thông tư liên tịch số 06/TT-LT ngày 29/01/1997, điểm 2 và 3 của Thông tư này”.

4. Sửa đổi, bổ sung điểm 1 và 2 thuộc Mục IV:

[...]