Thông tư liên tịch 03-LB/TT năm 1993 hướng dẫn Quyết định 151/TTg về hình thành, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá do Ban Vật giá Chính phủ-Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 03-LB/TT
Ngày ban hành 28/05/1993
Ngày có hiệu lực 28/05/1993
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ban Vật giá Chính phủ,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Sinh Hùng,Trần Quang Nghiêm
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Tài chính nhà nước

BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-LB/TT

Hà Nội , ngày 28 tháng 5 năm 1993

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

 CỦA BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 03-LB/TT NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 151/TTG NGÀY 12/4/1993 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ HÌNH THÀNH, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN GIÁ

Thi hành Quyết định số 151/TTg ngày 12/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về hình thành, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá, Liên Bộ Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

A - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Quỹ bình ổn giá của Chính phủ được hình thành từ nguồn phụ thu (ngoài thuế theo luật định) một phần chênh lệch giá phát sinh (nếu có) đối với các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ trong nước và các nguồn thu khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Các tổ chức kinh tế Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất tiêu thụ trong nước nếu có những sản phẩm phải nộp phụ thu thì ngoài nghĩa vụ nộp thuế theo luật định phải nộp phụ thu theo quy định đối với các sản phẩm này.

3. Toàn bộ khoản phụ thu được tập trung thống nhất vào ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương), ngân sách Nhà nước trích chuyển lập Quỹ bình ổn giá và được quản lý riêng ở tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước.

4. Quỹ bình ổn giá chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá theo quyết định của Chính phủ, không được dùng vào mục đích khác.

B- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

I/ CÁCH TÍNH VÀ THU PHỤ THU ĐỂ LẬP QUỸ BÌNH ỔN GIÁ

1. Căn cứ tính phụ thu:

Trong từng thời gian, căn cứ vào đối tượng, danh mục hàng hoá chịu phụ thu và tỷ lệ phụ thu do Thủ tướng Chính phủ (hoặc Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ nếu được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền) quyết định mức phụ thu được xác định như sau:

a) Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu:

- Lượng hàng hoá tính phụ thu:

- Là lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong vận đơn phù hợp với tờ khai Hải quan của các tổ chức kinh tế.

- Giá tính phụ thu:

+ Đối với hàng nhập khẩu: Là giá vốn nhập khẩu thực tế đã thanh toán bao gồm giá nhập khẩu cộng chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) về đến cảng (hoặc cửa khẩu) nhập khẩu (giá CIF). Trường hợp chưa có phí vận tải và phí bảo hiểm thì doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình chứng từ hợp lệ về các loại phí trên cho Hải quan (nơi thực hiện phụ thu) để xác định giá tính phụ thu. Nếu doanh nghiệp không xuất trình được thì Hải quan tính các chi phí này theo quy định của Bộ Thương mại.

+ Đối với hàng xuất khẩu: Là giá xuất khẩu thực tế tại cảng (hoặc cửa khẩu) xuất không bao gồm chi phí vận tải và phí bảo hiểm (giá FOB).

+ Trường hợp hàng hoá được nhập và xuất khẩu theo phương thức khác như không có hợp đồng mua bán, hàng đổi hàng... thì giá để tính phụ thu được áp dụng theo giá tính thuế hàng xuất, nhập khẩu tương tự. - Phụ thu được nộp bằng tiền Việt Nam, hoặc bằng ngoại tệ như khi nộp thuế xuất nhập khẩu. Nếu nộp bằng tiền Việt Nam thì tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền nước ngoài để tính toán phụ thu là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày như áp dụng để tính thuế hàng xuất, nhập khẩu.

- Số tiền phụ thu đối với hàng xuất, nhập khẩu được xác định theo công thức:

 

Số

phụ

thu =

phải

nộp

Số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu (trong thời gian chịu phụ thu

 

Giá tính

phụ thu

x bằng

ngoại tệ

Tỉ giá do

ngân hàng

Nhà nước

x công bố

cho từng

loại

ngoại tệ

 

Tỷ

lệ

x phụ

thu

b) Đối với hàng sản xuất trong nước:

- Lượng hàng tính phụ thu là lượng hàng hoá thực tế đã xuất kho bán hàng của doanh nghiệp.

- Giá tính phụ thu là giá bán hàng ghi trong hoá đơn tại nơi sản xuất.

Trường hợp doanh nghiệp không bán hàng tại nơi sản xuất mà tự vận chuyển hàng đến thị trường tiêu thụ thì giá bán tại nơi sản xuất được xác định bằng giá bán tại thị trường tiêu thụ trừ chi phí lưu thông nhưng không được thấp hơn giá bán tại nơi sản xuất.

- Số tiền phụ thu được xác định theo công thức:

Số phụ

thu phải =

nộp

Số lượng hàng hóa thực tế xuất kho bán hàng (trong thời gian chịu phụ thu)

Giá bán

hàng tại

x nơi sản

suất

 

Tỷ lệ

x phụ

thu

2. Tổ chức thu và thủ tục nộp phụ thu:

[...]