Thông tư liên bộ 4-LB/TT năm 1995 hướng dẫn chỉ thị 151-TTG 1995 về việc tập trung lực lượng nhằm nhanh chóng diệt trừ nạn ốc bươu vàng do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Thực phẩm, Bộ Thủy sản ban hành
Số hiệu | 4-LB/TT |
Ngày ban hành | 22/03/1995 |
Ngày có hiệu lực | 06/04/1995 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm,Bộ Thuỷ sản |
Người ký | Đặng Hữu,Nguyễn Công Tạn,Nguyễn Tấn Trịnh |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM-BỘ
THUỶ SẢN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4-LB/TT |
Hà Nội , ngày 22 tháng 3 năm 1995 |
Thực hiện Chỉ thị số 528-TTg ngày 29-9-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm nuôi và trừ diệt ngay loại ốc bươu vàng; Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã cùng các Bộ hữu quan và chính quyền các địa phương, các cấp thực hiện huỷ bỏ các cơ sở nuôi ốc bươu vàng công nghiệp, thu bắt được 150 tấn ốc và 14 tấn trứng ốc bươu vàng. Nhưng nạn ốc bươu vàng vẫn còn là hiểm hoạ đe doạ sản xuất nông nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị (lần thứ 2) số 151-TTg ngày 11-3-1995 về việc tập trung lực lượng nhằm nhanh chóng diệt trừ nạn ốc bươu vàng, liên Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Thuỷ sản - Khoa học, Công nghiệp và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị trên đây như sau:
- Liên Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thuỷ sản, Khoa học, Công nghệ và Môi trường coi ốc bươu vàng là đối tượng kiểm dịch thực vật, phải trừ diệt triệt để.
- Liên Bộ nói trên phối hợp với nhau, tổ chức kiểm tra, nghiên cứu và hoàn thiện các biện pháp trừ diệt ốc bươu vàng.
- Ba Bộ huy động lực lượng theo hệ thống ngành dọc của mình ở cả trung ương và địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để diệt trừ ốc bươu vàng.
II. CÁC BIỆN PHÁP DIỆT TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG
A. PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG.
1. Nghiêm cấm không cho nhập ốc bươu vàng.
2. Nghiêm cấm di chuyển ốc bươu vàng từ vùng này sang vùng khác.
3. Nghiêm cấm mua, bán, trao đổi ốc bươu vàng ở các chợ, cửa hàng ăn uống.
B. TRỪ DIỆT ỐC BƯƠU VÀNG.
1. Cấm mọi tổ chức, cá nhân nuôi ốc bươu vàng dưới bất cứ hình thức nào, phải huỷ diệt triệt để ốc bươu vàng ở các cơ sở nuôi, chậm nhất đến hết tháng 4 năm 1995 phải làm xong.
2. Thu bắt ốc, trứng ốc trên ruộng.
3. Thả vịt vào ruộng trước khi cấy cho vịt ăn ốc, nhất là ốc non. Làm rãnh quanh ruộng sâu 20cm để ốc tập trung, dễ bắt. Cắm cọc ở ruộng để ốc đẻ rồi thu diệt trứng.
4. ở các ao, hồ, đầm, kênh, mương v.v... thì tổ chức lực lượng bắt ốc và trứng ốc, thả vịt vào để ăn ốc. Những ao, hồ có bờ kín thì thả cá trắm đen (có tên khoa học là Mylopharyngodow piceus) để chúng ăn ốc.
5. Dùng lưới, phên chắn ở các dòng chảy để ngăn ốc lan truyền và ốc tập trung rồi bắt.
6. Nơi có mật độ ốc cao, khi cần thiết thì dùng thuốc thảo mộc Rotec hoặc Padan 95% để trừ ốc, có sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật để có hiệu quả, tránh độc hại và bảo vệ môi trường, gây hại cho cá.
III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Lập Ban chỉ đạo diệt trừ nạn ốc bươu vàng:
- Ở Trung ương: Gồm lãnh đạo cấp vụ của 3 Bộ do một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm làm Trưởng ban.
- Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Gồm đại diện của các Sở Nông nghiệp, Thuỷ sản, Khoa học, Công nghệ và Môi trường do lãnh đạo Sở Nông nghiệp chủ trì, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Ở cấp huyện, quận: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận làm Trưởng ban; các thành viên gồm đại diện phòng nông nghiệp, các phòng ban có liên quan.
- Ở cấp xã, phường: Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã làm Trưởng ban, các thanh viên gồm các trưởng thôn (ấp, bản...) và các tổ chức có liên quan.
2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo: