Thông tư liên bộ 395-KCM/TCCBCP năm 1997 về cơ chế hoạt động và quan hệ của các Viện khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng công ty Nhà nước do Bộ khoa học công nghệ và môi trường - Ban tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành

Số hiệu 395-KCM/TCCBCP
Ngày ban hành 12/04/1997
Ngày có hiệu lực 27/04/1997
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ,Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Người ký Đỗ Quang Trung,Phạm Gia Khiêm
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

 

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 395-KCM/TCCBCP

Hà Nội , ngày 12 tháng 4 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG - BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 395-KCM/TCCBCP NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VỀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ QUAN HỆ CỦA CÁC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Thực hiện mục 1 Điều 3 Quyết định số 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành Thông tư hướng dẫn về cơ chế hoạt động và các mối quan hệ của Viện Khoa học và Công nghệ trực thuộc Tổng công ty Nhà nước như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Viện) trực thuộc Tổng công ty Nhà nước (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) như đã quy định tại mục 2 Điều 1 Quyết định số 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ và các Viện được Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quyết định đặt trực thuộc các Tổng Công ty (nếu có).

II. CÁC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

A. VỀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện

1.1. Viện là đơn vị sự nghiệp khoa học - công nghệ trực thuộc Tổng công ty có chức năng thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của Tổng công ty đồng thời phát triển một số hướng khoa học và công nghệ của Nhà nước.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện

1.2.1. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Tổng công ty giao, bao gồm:

Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Tổng công ty; nghiên cứu, đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất; sản xuất thử nghiệm và sản xuất các sản phẩm mới do kết quả nghiên cứu mang lại, chưa chuyển giao hoặc các sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện; tư vấn cho Tổng Giám đốc các vấn đề có liên quan đến phát triển của Tổng công ty; thực hiện các dịch vụ khoa học - công nghệ theo khả năng của Viện.

1.2.2. Thực hiện các nhiệm vụ do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý Nhà nước ngành kinh tế - kỹ thuật (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý ngành) giao bằng cơ chế đặt hàng, hợp đồng giao việc, đấu thầu, tuyển chọn, bao gồm:

Nghiên cứu phát triển một số hướng khoa học, công nghệ trọng điểm của Nhà nước; xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn công nghệ, các định mức cấp ngành kinh tế - kỹ thuật; xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm; tư vấn cho Nhà nước, cho cơ quan quản lý ngành về các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện.

1.2.3. Viện được quyền mở rộng phạm vi hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ cho các đơn vị ngoài Tổng công ty theo khả năng của mình phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Tổ chức và nhân sự

2.1. Tổ chức bộ máy

Viện trực thuộc Tổng công ty là đơn vị thành viên của Tổng công ty, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ) và Kho bạc Nhà nước, có trụ sở riêng.

Viện được mở các chi nhánh trong, ngoài nước theo luật pháp Việt Nam hiện hành và thông lệ quốc tế, khi được Hội đồng quản trị Tổng công ty đồng ý.

2.2. Lãnh đạo Viện

Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và một số Phó Viện trường giúp việc Viện trưởng. Viện trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Viện trước Tổng công ty. Các Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực được Viện trưởng phân công. Viện trưởng do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý ngành.

Phó Viện trưởng do Tổng Giám đốc Tổng Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng.

Viện trưởng đề nghị Tổng Giám đốc Tổng công ty trình Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn Quy chế về tổ chức và hoạt động của Viện.

Cơ cấu tổ chức của Viện do Viện trưởng đề nghị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định.

3. Cơ chế tài chính

Viện thực hiện chế độ tài chính theo quy định Điều lệ Tổng công ty. Các nguồn tài chính của Viện gồm:

3.1. Nguồn kinh phí từ Tổng công ty

[...]