Thông tư liên Bộ 10/LB-TT năm 1994 hướng dẫn tạm thời chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu do Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ ban hành

Số hiệu 10/LB-TT
Ngày ban hành 30/03/1994
Ngày có hiệu lực 30/03/1994
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Hồ Tế,Phan Ngọc Tường,Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/LB-TT

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1994

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 10/LB-TT NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘTIỀN LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN NGÀNH CƠ YẾU.

Thi hành Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lương vũ trang. Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, và công văn số 418/KTTH, ngày 26 tháng 01 năm 1994 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện tìen lương trong ngành Cơ yếu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Cơ yếu Chính phủ liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn thhh chế độ tiền lương mới trong ngành Cơ yếu như sau:

A. ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng áp dụng

a. Theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

- Sĩ quan hưởng lương theo luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Pháp lệnh về lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam làm việc trong ngành Cơ yếu.

- Quân nhân chuyên nghiệp;

- Cán bộ, nhân viên cơ yếu;

b. Theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thuộc ngành Cơ yếu quản lý: công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp.

2. Đối tượng không áp dụng

- Những người đang nghỉ chờ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

- Những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn ngoài chỉ tiêu biên chế được duyệt;

- Những người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ;

- Những người nghỉ việc, chờ việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

- Những người bị đình chỉ công tác hoặc đang bị kỷ luật chưa giao việc hoặc đang bị tạm giam.

B. CHUYỂN XẾP LIÊƯ CŨ SANG LƯƠNG MỚI

I. NGUYÊN TẮC

Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a. Làm công việc gì, thuộc đối tượng nào thì chuyển xếp lương mới theo công việc đó, đối tượng đó, cụ thể:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan giữ cấp hàm nào thì chuyển xếp lương mới theo cấp hàm đó.

- Quân nhân chuyên nghiệp ở cấp trình độ nào, thuộc nhóm nào thì được chuyển xếp lương mới theo cấp trình độ và nhóm đó.

b. Những trường hợp hưởng lương không đúng ngành, nghề quy định tại Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 thì phải đưa về đúng khung, bậc rồi mới chuyển xếp sang lương mới.

c. Khi chuyển lương cũ sang lương mới không được kết hợp nâng bậc lương.

II. CÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI.

1. Đối với sĩ quan áp dụng chuyển xếp lương theo bảng lương cấp hàm quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ.

2. Đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đang hưởng lương hàm an ninh theo Quyết định số 131/CT ngày 22/05/1986 bao gồm:

- Cán bộ lãnh đạo ngành Cơ yếu gồm:

[...]