Thông tư liên bộ 09-TT-LB năm 1962 hướng dẫn việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 09-TT-LB
Ngày ban hành 17/02/1962
Ngày có hiệu lực 04/03/1962
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động,Bộ Nội vụ
Người ký Lê Tất Đắc,Nguyễn Đăng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-TT-LB

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 1962

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIỆC TÍNH THỜI GIAN CÔNG TÁC CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ -BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Các Ông Bộ trưởng các bộ và thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ
- Các cơ quan, đoàn thể trung ương
- Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
- Các Sở, Ty, Phòng Lao động
- Tổng công đoàn Việt nam, các Ban Chấp hành công đoàn các cấp

 

Ngày 27-12-1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước.

Một trong những nguyên tắc của bản điều lệ tạm thời là mức độ đãi ngộ về bảo hiểm xã hội được quy định căn cứ vào sự cống hiến, thời gian công tác, do đó mà vấn đề quy định về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức có một ý nghĩa quan trọng.

Trong bản điều lệ tạm thời đã định nghĩa rõ: “tất cả những danh từ đã dùng để chỉ thời gian làm việc của công nhân, viên chức như: tuổi nghề, tuổi ngành, thâm niên công tác, thâm niên cách mạng, v.v… nay gọi thống nhất là thời gian công tác. Có 2 loại thời gian công tác: thời gian công tác nói chung và thời gian công tác liên tục”.

- Quy định thời gian công tác nói chung là để xem xét người công nhân, viên chức đã lao động cho xã hội nhiều hay ít để được hưởng quyền nghỉ ngơi khi tuổi già (chế độ hưu trí).

- Quy định thời gian công tác liên tục là để có cơ sở đãi ngộ người công nhân, viên chức trong các chế độ bảo hiểm xã hội; đồng thời nó có tác dụng khuyến khích người công nhân, viên chức yên tâm đi sâu vào ngành, nghề của mình, góp phần củng cố kỷ luật lao động, ổn định lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân.

Nay Liên bộ hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức như sau:

1. Thời gian công tác nói chung:

Tất cả những thời gian người công nhân, viên chức thoát ly kinh tế gia đình, làm việc lấy lương hay sinh hoạt phí làm nguồn sống chính ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, ở các tổ chức của Đảng hay đoàn thể cách mạng, ở trong quân đội cách mạng theo chế độ tình nguyện hoặc theo chế độ nghĩa vụ đều được tính là thời gian công tác nói chung. Tuy nhiên cũng có những trường hợp làm việc không có lương hay sinh hoạt phí như thời gian hoạt động bí mật hay thời kỳ ta mới giành được chính quyền, cán bộ chưa có chế độ sinh hoạt phí, khi ở cơ quan thì do cơ quan, đoàn thể cung cấp ăn uống, khi xuống cơ sở thì sống dựa vào nhân dân, nhưng vẫn được tính là thời gian công tác. Đối với những công nhân, viên chức có thời gian làm công ăn lương dưới chế độ cũ, trước Cách mạng tháng 08-1945, hay ở vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nếu công việc họ làm không có tính chất chống phá cách mạng hoặc đàn áp nhân dân thì thời gian đó cũng được tính vào thời gian công tác nói chung.

2. Thời gian công tác liên tục:

Thời gian công tác liên tục là thời gian người công nhân, viên chức làm việc liên tục, không đứt quãng ở một ngành, một cơ quan, một xí nghiệp dưới chính thể Việt nam dân chủ cộng hòa; nếu làm việc ở dưới chế độ cũ thì không được tính là thời gian công tác liên tục. Trường hợp do yêu cầu công tác, người công nhân, viên chức được tổ chức điều động từ ngành, cơ quan, xí nghiệp này đến ngành, cơ quan, xí nghiệp khác thì cũng được xem là liên tục công tác.

Thời gian người cán bộ hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, không đứt quãng trước Cách mạng 08-1945 đều được tính là thời gian công tác liên tục (nếu vẫn liên tục công tác).

Thí dụ:

a) Một công nhân, viên chức thoát ly hoạt động cách mạng từ năm 1930 đến 1937, vì một lý do nào đó, tạm ngừng hoạt động đến đầu năm 1940 lại tiếp tục hoạt động cho đến nay thì:

- Thời gian công tác nói chung được tính từ năm 1930 nhưng phải trừ 3 năm đứt quãng (1937 – 1940).

- Thời gian công tác liên tục tính từ năm 1940 đến nay.

b) Một công nhân, viên chức khác tham gia công tác từ 02-09-1945 đến tháng 05 năm 1953, xin thôi việc; tháng 05-1958 lại được trở lại làm việc cho đến nay thì:

- Thời gian công tác nói chung được tính từ 02-09-1945, nhưng phải trừ 5 năm đứt quãng (1953-1958).

- Thời gian công tác liên tục tính từ tháng 05-1958.

c) Một công nhân, từ năm 1940 đã làm việc trong xí nghiệp của Pháp, khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, xí nghiệp này trở thành của Nhà nước và người công nhân đó vẫn làm việc liên tục cho đến nay thì thời gian công tác được tính như sau:

- Thời gian công tác nói chung tính từ năm 1940.

- Thời gian công tác liên tục chỉ được tính từ khi làm việc dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa (02-09-1945).

d) Một công nhân đã làm việc ở mỏ than Hòn Gay từ năm 1930 sau Cách mạng tháng 08-1945 vẫn làm việc liên tục ở mỏ đó cho đến tháng 05-1955 Chính phủ tiếp quản, người đó vẫn làm việc liên tục cho đến nay thì:

- Thời gian công tác nói chung tính từ năm 1930 đến nay.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ