BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
59/2001/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 59/2001/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI
Căn cứ Quyết định số
53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối
với khu kinh tế cửa khẩu biên giới, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chính sách
tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu biên giới như sau:
Phần 1:
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng:
Theo quy định tại Điều 5, Quyết
định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ thì phạm
vi áp dụng Thông tư này là:
- Các khu kinh tế cửa khẩu đã được
thành lập theo từng Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trước khi Quyết định
số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
- Các khu kinh tế cửa khẩu được
thành lập theo từng Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ sau khi Quyết định
số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
Các quy định trong Thông tư này
không áp dụng cho Khu thương mại Lao Bảo (thành lập theo Quyết định số
219/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng cho các đối
tượng sau:
2.1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có khu kinh tế cửa khẩu biên giới ghi tại
Mục 1, Phần I nêu trên;
2.2. Các nhà đầu tư trong nước
thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh
(bao gồm hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh thương mại và
cung cấp dịch vụ) tại các khu kinh tế cửa khẩu;
2.3. Chỉ các hoạt động kinh
doanh thực hiện tại các khu kinh tế cửa khẩu mới được hưởng các chính sách ưu
đãi quy định tại Thông tư này.
2.4. Trường hợp các nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh tại khu
kinh tế cửa khẩu nhưng không thành lập pháp nhân kinh tế tại khu kinh tế cửa khẩu
thì phải hạch toán riêng phần kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu để có căn cứ
xác định chế độ ưu đãi.
Phần 2:
ƯU ĐÃI VỀ TÀI CHÍNH
I. ƯU ĐÃI ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỪ NGUỒN THU DO NGÂN SÁCH TRUNG
ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:
Căn cứ số thực thu ngân sách nhà
nước hàng năm tại khu kinh tế cửa khẩu ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại để
xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau đây:
1. Đối với các khu kinh tế cửa
khẩu được thành lập sau khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực, các khu
kinh tế cửa khẩu đã được thành lập theo từng Quyết định riêng của Thủ tướng
Chính phủ trước khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực nhưng có thời gian
thực hiện các chính sách ưu đãi nêu trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về thành lập khu kinh tế cửa khẩu đó từ 5 năm trở xuống kể từ ngày Quyết định
đó có hiệu lực thi hành:
- Nếu số thực thu ngân sách nhà
nước tại khu kinh tế cửa khẩu dưới 50 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương
sẽ đầu tư trở lại 100%;
- Nếu số thực thu ngân sách nhà
nước tại khu kinh tế cửa khẩu trên 50 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương
sẽ đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% của số thực thu còn lại.
2. Đối với các khu kinh tế cửa
khẩu được thành lập trước khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực và có thời
gian thực hiện thí điểm các chính sách ưu đãi nêu tại Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về thành lập khu kinh tế cửa khẩu đó trên 5 năm kể từ ngày Quyết định về
thành lập khu kinh tế cửa khẩu đó có hiệu lực thi hành:
- Nếu số thực thu ngân sách nhà
nước tại khu kinh tế cửa khẩu trên 100 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương
sẽ đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.
Bộ Tài chính sẽ xác định số vốn
ngân sách trung ương đầu tư trở lại từng năm cho các khu kinh tế cửa khẩu này
trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu và ý
kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nếu số thực thu ngân sách nhà
nước tại khu kinh tế cửa khẩu dưới 100 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương
sẽ đầu tư trở lại theo mức được quy định như sau:
+ Nếu số thực thu ngân sách nhà
nước tại khu kinh tế cửa khẩu dưới 50 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương
sẽ đầu tư trở lại 100%;
+ Nếu số thực thu ngân sách nhà
nước tại khu kinh tế cửa khẩu từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng mỗi năm thì
ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% của số thu còn lại.
- Nếu các khu kinh tế cửa khẩu
này đã hoàn thành về cơ bản việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch
thì ngân sách Trung ương sẽ chấm dứt việc đầu tư trở lại.
3. Số thực thu ngân sách nhà nước
hàng năm trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu làm căn cứ để xác định mức ngân sách
Trung ương đầu tư trở lại theo quy định tại Điểm 1, Điểm 2 trên đây là số thực
thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu không bao gồm:
thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu;
các khoản thu không tính trong cân đối ngân sách địa phương như huy động đóng
góp của dân; thu do tịch thu hàng buôn lậu; thu học phí; viện phí và các khoản
thu khác.
II. ƯU ĐÃI
CHO CÁC DỰ ÁN KINH DOANH TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU:
1. Ưu đãi cho các dự án du lịch:
Theo quy định tại Điểm d, Khoản
2, Điều 2, Quyết định 53/2001/QĐ-TTg thì các dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại
khu kinh tế cửa khẩu được xác định là dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư
quy định tại Điều 15 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số
03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Quốc hội. Do đó, chủ đầu tư của các dự
án kinh doanh du lịch được hưởng các ưu đãi đầu tư áp dụng cho các dự án thuộc
danh mục khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A của bản Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
Quy định này chỉ áp dụng cho các
chủ đầu tư thuộc đối tượng áp dụng của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
2. Ưu đãi về tiền thuê đất, mặt
nước:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều
2 của Quyết định 53/2001/QĐ-TTg thì các chủ đầu tư trong nước và các chủ đầu tư
nước ngoài nếu có dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu thì được hưởng ưu đãi về
tiền thuê đất, mặt nước như sau:
2.1. Về giá thuê đất, mặt nước:
Giá thuê đất, mặt nước áp dụng
cho các chủ đầu tư được tính bằng 50% của mức giá cho thuê đất, mặt nước mà Nhà
nước đang áp dụng tại khu kinh tế cửa khẩu.
2.2. Về chế độ miễn, giảm tiền
thuê đất, mặt nước: áp dụng theo các quy định hiện hành.
3. Ưu đãi về thuế:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều
2 của Quyết định 53/2001/QĐ-TTg thì các chủ đầu tư nếu có dự án đầu tư tại khu
kinh tế cửa khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế theo các quy định hiện hành.
Phần 3
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN DO
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI CHO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
I. LẬP KẾ
HOẠCH VỐN DO NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:
1. Trên cơ sở quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu, UBND tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu xác định
rõ nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, trong đó nêu
rõ danh mục các công trình cần đầu tư và mức độ ưu tiên đầu tư cho từng công
trình, nhu cầu tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư từng công trình (nêu rõ nguồn vốn
đầu tư: từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn ngân sách trung ương đầu tư trở lại,
hay nguồn vốn vay ...), kế hoạch triển khai và thời gian dự kiến hoàn thành để
gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, lập kế hoạch vốn đầu tư trở lại.
2. Hàng năm, UBND tỉnh có khu
kinh tế cửa khẩu khi lập dự toán ngân sách của địa phương có trách nhiệm lập dự
toán số thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu theo
quy định tại Điểm 3, Mục 1 của Phần II, lập dự toán số vốn ngân sách Trung ương
sẽ đầu tư trở lại theo các mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 thuộc Mục 1 Phần II
để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trên cơ sở dự toán thu ngân
sách nhà nước hàng năm trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu, Bộ Tài chính xác định
và thông báo cho UBND tỉnh biết dự toán số vốn ngân sách trung ương sẽ đầu tư
trở lại cho khu kinh tế cửa khẩu theo các mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 thuộc
Mục 1 Phần II.
Căn cứ vào dự toán mức vốn đầu
tư được giao hàng năm từ ngân sách trung ương cho khu kinh tế cửa khẩu, UBND tỉnh
lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư hàng quý gửi Bộ Tài chính.
II. SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN DO NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:
1. Về nguyên tắc số vốn do ngân
sách Trung ương đầu tư trở lại chỉ được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng trên
địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Số vốn đầu tư riêng từ ngân sách trung ương cho
khu kinh tế cửa khẩu là khoản trợ cấp có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho
tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích số vốn đầu tư riêng của
ngân sách Trung ương cho khu kinh tế cửa khẩu. Việc quản lý và sử dụng vốn phải
tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
2. UBND tỉnh có thể vay vốn ưu
đãi nhà nước từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu kinh
tế cửa khẩu và được sử dụng nguồn vốn do ngân sách trung ương đầu tư trở lại để
trả nợ gốc và lãi cho các khoản vay trên.
3. Trong trường hợp số vốn do
ngân sách trung ương đầu tư trở lại cho khu kinh tế cửa khẩu thấp, không đáp ứng
được nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu thì UBND tỉnh có thể chủ động
bố trí trong kế hoạch ngân sách tỉnh hàng năm một lượng vốn nhất định để xây dựng
cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.
4. Trong trường hợp cơ sở hạ tầng
trong khu kinh tế cửa khẩu đã được đầu tư tương đối đồng bộ thì UBND tỉnh được
dùng số vốn do ngân sách Trung ương đầu tư trở lại để đầu tư cho các công trình
cơ sở hạ tầng ngoài địa bàn khu kinh tế cửa khẩu nếu các công trình này có liên
quan mật thiết và phục vụ trực tiếp sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu.
Chủ tịch UBND tỉnh chủ động quyết
định việc đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình và phải thông báo để
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư biết.
5. Định kỳ vào thời điểm lập dự
toán ngân sách hàng năm, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu
tư và UBND tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu để xem xét, xác định lại tiến độ sử dụng
vốn và nhu cầu vốn đầu tư trở lại từ ngân sách Trung ương. Ngân sách Trung ương
sẽ chấm dứt việc đầu tư trở lại khi khu kinh tế cửa khẩu đã hoàn thành về cơ bản
việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch.
III. TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC, PHƯƠNG THỨC CẤP PHÁT, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN VỐN DO NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:
1. Số vốn do ngân sách Trung
ương đầu tư trở lại hàng năm cho khu kinh tế cửa khẩu được cấp phát theo từng
quý trên cơ sở:
- Dự toán hàng năm vốn đầu tư trở
lại từ ngân sách Trung ương đã được phê duyệt và thông báo cho tỉnh;
- Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư
hàng quý do UBND tỉnh lập và gửi Bộ Tài chính;
- Số thực thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu của quý trước.
Định kỳ hàng quý trong năm ngân
sách (vào ngày 20 của tháng cuối quý), căn cứ vào dự toán hàng năm đã được phê
duyệt về số vốn đầu tư trở lại từ ngân sách trung ương và số thực thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu của quý trước, UBND tỉnh gửi Bộ Tài
chính đề nghị về mức vốn đầu tư của quý tiếp theo cho khu kinh tế cửa khẩu.
Trên cơ sở đề nghị của tỉnh, Bộ Tài chính sẽ xem xét và cấp vốn qua Sở Tài
chính - Vật giá tỉnh để tỉnh chuyển vốn cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
khu kinh tế cửa khẩu.
2. Số vốn ngân sách Trung ương đầu
tư trở lại cho tỉnh được xem xét và điều chỉnh lại hàng năm vào Quý một đầu năm
tiếp theo. Trên cơ sở số thực thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn khu
kinh tế cửa khẩu của năm trước để xác định số vốn ngân sách Trung ương đầu tư
trở lại theo mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây. Phần
chênh lệch giữa số phải cấp phát và số vốn ngân sách trung ương đã cấp phát cho
tỉnh theo dự toán được điều chỉnh như sau:
- Nếu số vốn ngân sách trung
ương phải đầu tư trở lại cao hơn số đã cấp phát theo dự toán được duyệt thì phần
chênh lệch sẽ được ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho đủ mức theo quy định tại
Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây.
- Nếu số vốn ngân sách trung
ương phải đầu tư trở lại thấp hơn số đã cấp phát theo dự toán được duyệt thì phần
chênh lệch sẽ được giảm trừ vào số cấp phát cho năm tiếp theo để đảm bảo số vốn
đầu tư được cấp theo đúng mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II
trên đây.
3. Đối với các khu kinh tế cửa
khẩu được thành lập trước ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực và đã có dự
toán năm 2001 về số vốn ngân sách Trung ương đầu tư trở lại xác định theo các
quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cưả
khẩu đó, việc cấp phát vốn đầu tư vẫn thực hiện theo dự toán được duyệt. Phần
chênh lệch giữa số cấp phát theo dự toán được duyệt với số vốn ngân sách trung
ương phải đầu tư trở lại cho năm 2001 xác định theo các mức quy định tại Điểm
1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây sẽ được điều chỉnh vào Quý một của năm tiếp
theo.
Số vốn ngân sách Trung ương đầu
tư trở lại cho năm 2001 được xác định theo quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục
I, Phần II trên đây căn cứ vào số thực thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa
bàn khu kinh tế cửa khẩu tính từ ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4
năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu
biên giới có hiệu lực thi hành.
4. Đối với các khu kinh tế cửa
khẩu thành lập sau khi Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực, UBND tỉnh làm việc
cụ thể với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nhu cầu vốn và mục đích sử dụng
số vốn do ngân sách Trung ương đầu tư trở lại cho năm được thành lập. Bộ Tài
chính sẽ quyết định mức đầu tư trở lại trên cơ sở thoả thuận của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và UBND tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu.
5. Số vốn đầu tư riêng của ngân
sách Trung ương cho khu kinh tế cửa khẩu được tập hợp và quyết toán chung vào
quyết toán ngân sách địa phương nhưng ghi một phần riêng cho các công trình đầu
tư tại khu kinh tế cửa khẩu.
6. Trình tự, thủ tục, phương thức
cấp phát, chế độ báo cáo và quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo các quy định
hiện hành.
Phần 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực (ngày 4 tháng 5 năm
2001).
2. Thông tư này thay thế cho các
Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các vấn đề tài chính trong các Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cửa khẩu.
3. Đối với các khu kinh tế cửa
khẩu được thành lập trước ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực và có số vốn
đầu tư trở lại từ ngân sách Trung ương cấp phát đến hết năm 2000 còn thấp hơn số
vốn được đầu tư trở lại xác định theo các quy định trong Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về thành lập khu cửa khẩu đó, Bộ Tài chính sẽ cấp phát tiếp phần còn
thiếu trong năm tiếp theo.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.
PHỤ LỤC 1:
DANH SÁCH CÁC KHU KINH TẾ ĐÃ ĐƯỢC THÀNH LẬP VÀ THỜI
GIAN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THÍ ĐIỂM TÍNH TỚI NGÀY QUYẾT ĐỊNH 53/2001/QĐ-TTG CÓ HIỆU
LỰC THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2001/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2001 của Bộ
Tài chính)
STT
|
Tên
khu kinh tế cửa khẩu
|
Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu kinh tế cửa khẩu
|
Thông
tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho khu kinh tế cửa khẩu Nay hết
hiệu lực thi hành
|
Thời
gian áp dụng chính sách thí điểm từ 5 năm trở xuống tính tới ngày
QĐ53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực
|
Thời
gian áp dụng chính sách thí điểm trên 5 năm tính tới ngày QĐ53/2001/QĐ-TTg có
hiệu lực
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
1
|
Móng Cái,
Quảng Ninh
|
- QĐ 675/1996/QĐ-TTg ngày
18/9/1996
- QĐ 103/1998/QĐ-TTg ngày
4/6/1998 bổ xung chính sách cho QĐ 675
|
TT 18/1997/TT-BTC ngày
9/4/1997
|
++
|
|
2
|
Lạng Sơn
|
QĐ 748/98/QĐ/CP-TTg ngày
11/9/1997
|
TT 08/1998/TT-BTC ngày
15/1/1998
|
++
|
|
3
|
Lào Cai
|
QĐ 100/98/QĐ/CP-TTg ngày
26/5/1998
|
TT 125/98/TT-BTC ngày 9/9/1998
|
++
|
|
4
|
Hà Tiên,
Kiên Giang
|
QĐ 158/98/QĐ/CP-TTg ngày
3/9/1998
|
TT 13/1999/TT-BTC ngày
3/2/1999
|
++
|
|
5
|
Cầu treo,
Hà Tĩnh
|
QĐ 177/98/QĐ/CP-TTg ngày
15/9/1998
|
TT 162/1998/TT-BTC
ngày 17/12/98
|
++
|
|
6
|
Mộc Bài,
Tây Ninh
|
QĐ 210/98/QĐ/CP-TTg ngày
27/10/1998
|
TT 02/1998/TT-BTC
ngày 5/1/1999
|
++
|
|
7
|
Bờ y,
Kon tum
|
QĐ 06/99/QĐ/CP-TTg ngày
5/1/1999
|
TT 130/1999/TT-BTC
ngày 10/11/1999
|
++
|
|