BỘ TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số: 78/2006/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2006
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÁC KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU BIÊN GIỚI DO UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH QUẢN LÝ
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Đầu tư; Luật, Pháp
lệnh về thuế, phí, lệ phí và hải quan;
Căn cứ Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới;
Căn cứ Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày
19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu
biên giới;
Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ tài chính áp dụng tại các Khu kinh tế cửa khẩu
biên giới do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng:
Thông tư này
áp dụng đối với các Khu kinh tế cửa khẩu biên giới (sau đây gọi tắt là Khu
KTCK) được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Đối với các
Khu KTCK được thành lập theo từng Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ và
do Trung ương quản lý, chế độ tài chính thực hiện theo từng Thông tư hướng dẫn
riêng của Bộ Tài chính.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng cho các đối tượng sau:
2.1. Các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có Khu KTCK quy định
tại Khoản 1, Mục I nêu trên;
2.2. Các nhà đầu
tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh (bao gồm hoạt động
xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh thương mại và cung cấp dịch vụ) tại
các Khu KTCK;
2.3. Các hoạt
động kinh doanh thực hiện trong phạm vi khu kinh tế cửa khẩu.
Trường hợp
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh
doanh tại Khu KTCK nhưng không thành lập pháp nhân kinh tế tại Khu KTCK thì phải
hạch toán riêng phần kinh doanh tại Khu KTCK để có căn cứ xác định chế độ ưu
đãi.
3. Giải thích từ ngữ:
- Khu bảo thuế: là Khu
bảo thuế trong Khu KTCK được thành lập theo quy định tại Khoản
1, Điều 1, Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng
Chính phủ .
- Nội địa Việt
Nam: bao gồm phần còn lại của Khu KTCK ngoài Khu bảo thuế và phần còn lại của
lãnh thổ Việt Nam (trừ các khu tương tự Khu phi thuế quan quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
45/2005/QH-11 thông qua ngày 14/6/2005 và khoản 2, Điều 1,
Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
- Khu phi thuế
quan: là các khu phi thuế quan được quy định tại khoản 1, Điều 5
Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH-11 thông qua ngày
14/6/2005 và khoản 2, Điều 1, Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày
08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.
1.
Chế độ ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu KTCK:
1.1. Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng cơ sở
hạ tầng:
a. Đối tượng
hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương:
Ngân
sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách tỉnh có Khu KTCK biên giới trực thuộc cấp
tỉnh quản lý để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội,
các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho các
Khu KTCK theo các chương trình mục tiêu được bố trí trong phạm vi dự toán được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b.
Phạm vi hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương:
Ngân
sách trung ương chỉ hỗ trợ để đầu tư xây dựng cho các công trình cơ sở hạ tầng
chung của toàn Khu KTCK, kể cả các công trình ngoài Khu KTCK nhưng phục vụ trực
tiếp Khu KTCK, không bao gồm cơ sở hạ tầng dành riêng cho từng khu chức năng
trong Khu KTCK.
c. Nguyên
tắc hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương:
- Việc
hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK được
thực hiện theo dự án phù hợp với quy hoạch chi tiết Khu KTCK và đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào
khả năng cân đối của ngân sách trung ương hàng năm và mức độ khó khăn của địa
phương, Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định việc hỗ trợ có mục tiêu để
đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các Khu KTCK biên giới do uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh quản lý
- Vốn ngân sách trung ương
hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng
của Khu KTCK được xác định rõ trong dự toán NSNN giao cho tỉnh.
- Ban Quản lý Khu KTCK
hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh (nơi không có Ban quản lý Khu KTCK) là đầu mối kế hoạch
của địa phương được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương vốn xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách trung ương để
xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK; là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN trong phạm vi Khu
KTCK theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước.
d. Quy trình
lập kế hoạch, sử dụng và quản lý vốn do ngân sách trung ương hỗ trợ
đầu tư:
- Hàng
năm vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, Ban quản lý Khu KTCK phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng Danh mục các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phù
hợp với quy hoạch chi tiết của Khu KTCK đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án này để trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh. Đối với Khu KTCK không có Ban quản lý Khu KTCK, Uỷ ban
nhân dân tỉnh trực tiếp thực hiện quy định này.
- Căn cứ Danh mục dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng và dự toán chi của các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng do Ban quản
lý Khu KTCK lập, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của các dự án
phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK và khả năng cân đối nguồn lực tại địa phương
để xác định danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng Khu KTCK đề nghị ngân
sách trung ương hỗ trợ đầu tư trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét.
- Căn cứ Danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng
Khu KTCK đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh lập dự toán chi tiết về nhu cầu vốn theo
từng dự án cụ thể để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp nhu cầu
hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương của các tỉnh có Khu KTCK, thống nhất với
Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ
sung có mục tiêu cho đầu tư kết cấu hạ tầng trong khả năng cân đối của ngân
sách nhà nước. Chỉ các dự án thuộc phạm vi ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu
tư quy định tại điểm b, khoản này mới được xem xét để tổng hợp báo cáo Chính phủ
trình Quốc hội quyết định.
- Vốn ngân sách trung ương đầu tư để xây dựng cơ
sở hạ tầng Khu KTCK được quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Chế độ sử dụng các khoản thu từ đất để tạo vốn phát triển
hạ tầng các Khu KTCK:
Uỷ ban nhân
dân tỉnh được sử dụng các khoản thu từ đất (là các khoản thu theo quy định của
pháp luật về đất đai như tiền thu về sử dụng đất, tiền thuê đất) để xây dựng cơ
sở hạ tầng và tạo vốn để giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển, ưu tiên cho
các Khu KTCK. Riêng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với quỹ đất trong quy
hoạch Khu KTCK được ưu tiên sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khu
KTCK.
Việc giao đất,
cho thuê đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của Khu KTCK được
thực hiện thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất,
hoặc không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định
tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
đất đai, Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Nghị định
số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Quyết
định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
Căn cứ quy hoạch
sử dụng đất của địa phương, khả năng thu tiền sử dụng đất từ đấu giá, nhu cầu về
chi đền bù, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi và nhu cầu chi đầu tư các công
trình kết cấu hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan tài chính tổng hợp các nhiệm
vụ thu, chi này vào dự toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định.
Căn cứ dự
toán ngân sách năm được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân tỉnh
giao cơ quan tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thu,
chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất và quyết toán vào ngân sách nhà nước theo chế
độ quy định.
Trường hợp tổ
chức, cá nhân ứng trước kinh phí để thực hiện đền bù, hỗ trợ người có đất bị
thu hồi để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư của ngân
sách nhà nước, sau đó mới thực hiện đấu giá thu tiền sử dụng đất thì khoản thu sử
dụng đất để hoàn trả cho các tổ chức, cá nhân đã ứng trước phải thực hiện hạch
toán thu, chi đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
3. Chế
độ ưu đãi cho các dự án kinh doanh tại Khu KTCK:
3.1. Chế độ ưu
đãi cho các dự án du lịch:
Chủ đầu tư của các dự án kinh doanh du lịch tại Khu KTCK được hưởng các
ưu đãi đầu tư áp dụng cho các dự án thuộc Danh mục khuyến khích đầu tư theo quy
định của Chính phủ.
3.2. Chế độ ưu
đãi về tiền thuê đất, mặt nước:
Chủ đầu tư trong nước và chủ đầu tư nước ngoài đầu tư tại Khu KTCK thì
được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước theo quy định tại Nghị định số
142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
và các văn bản hướng dẫn.
3.3. Chế độ
ưu đãi về thuế:
Các dự án đầu tư tại Khu KTCK được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định
của pháp luật hiện hành.
III. KHU BẢO THUẾ VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI KHU BẢO THUẾ
Khu bảo thuế trong các khu kinh tế cửa khẩu chỉ được thành lập khi đảm
bảo đồng thời các điều kiện sau:
- Có hàng rào cứng bảo đảm cách ly các hoạt động trong Khu bảo
thuế với các khu chức năng khác trong Khu KTCK;
- Trong Khu bảo thuế không có khu dân cư, không có dân cư cư trú thường
xuyên hoặc tạm trú (kể cả người nước ngoài);
- Có cơ quan hải quan giám sát, kiểm tra hàng hoá và các phương tiện
vào và ra Khu bảo thuế.
2. Các hoạt động kinh doanh trong Khu bảo thuế:
Căn cứ Khoản 1, Điều 1, Quyết định số
273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới, trong Khu bảo
thuế có các hoạt động kinh doanh sau: Dịch vụ hậu cần (logistic); Sản xuất, chế
biến hàng hoá; Thương mại quốc tế; Triển lãm giới thiệu sản phẩm.
3. Chính sách thuế, phí, lệ phí áp dụng
tại Khu bảo thuế:
3.1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Các dự án đầu tư vào Khu bảo thuế được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực
hiện.
3.2. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
a. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây
không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá từ Khu bảo thuế xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hoá từ nước
ngoài nhập khẩu vào Khu bảo thuế và chỉ sử dụng trong Khu bảo thuế;
- Hàng hoá đưa từ Khu bảo thuế sang các khu phi thuế quan, doanh nghiệp
chế xuất và ngược lại.
- Hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu có xuất xứ từ
nội địa Việt Nam đưa vào Khu bảo thuế.
b. Hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu có xuất xứ từ nội địa
Việt Nam đưa vào Khu bảo thuế phải nộp thuế xuất khẩu và làm thủ tục xuất
khẩu theo quy định hiện hành.
c. Hàng hoá từ Khu bảo thuế nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp
thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. Riêng đối với hàng hoá được sản xuất,
gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu bảo thuế nếu đủ điều kiện theo quy định tại
Thông tư số 14/2006/TT-BTC ngày 28/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN thì
được áp dụng quy định tại Thông tư này.
d. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong Khu bảo thuế nhập nguyên liệu sản xuất, vật tư, hàng hoá từ nước
ngoài nhưng không sử dụng hết và các thứ phẩm còn có giá trị thương mại
được phép bán vào nội địa Việt Nam, phải làm đầy đủ thủ tục hải quan và nộp thuế
nhập khẩu theo quy định hiện hành.
3.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:
a. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được
sản xuất, tiêu thụ trong Khu bảo thuế hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu
bảo thuế và ngược lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô dưới
24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành.
b. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ nội địa
Việt Nam xuất khẩu vào Khu bảo thuế không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định
chung hiện hành.
c. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ
Khu bảo thuế chuyển sang hoặc bán cho các khu phi thuế quan và ngược lại
không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
d. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Khu bảo thuế nhập
vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập
khẩu theo quy định hiện hành.
3.4. Thuế
giá trị gia tăng:
Các
cơ sở sản xuất kinh doanh tại Khu bảo thuế được sử dụng hoá đơn giá trị gia
tăng theo quy định hiện hành, thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia
tăng đối với trường hợp thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại
Thông tư này. Đối với những trường hợp hàng hoá không phải nộp thuế giá trị gia
tăng, trong hoá đơn thuế giá trị gia tăng, dòng thuế giá trị gia tăng được gạch
chéo (x). Cụ thể như sau:
a.
Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ trong Khu bảo thuế và từ nước ngoài
nhập khẩu vào Khu bảo thuế và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
b.
Hàng hoá, dịch vụ từ Khu bảo thuế chuyển sang hoặc bán cho các khu phi thuế
quan và ngược lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
c.
Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào Khu bảo thuế được áp dụng
thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.
d.
Hàng hoá, dịch vụ từ Khu bảo thuế nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải
chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu với thuế suất theo quy định
hiện hành. Cụ thể, doanh nghiệp trong Khu bảo thuế khi xuất bán cho
doanh nghiệp nội địa Việt Nam lập hoá đơn không có thuế giá trị gia tăng, dòng
thuế suất và thuế giá trị gia tăng gạch chéo. Doanh nghiệp nội địa (hoặc doanh
nghiệp Khu bảo thuế trong trường hợp tự mang hàng vào nội địa để bán) chỉ phải
nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu theo tờ khai hải quan khi làm
thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa.
3.5. Các
loại thuế, phí và lệ phí khác:
Các
loại thuế, phí và lệ phí khác được thực hiện theo quy định hiện hành tại các Luật,
Pháp lệnh về thuế, Luật đầu tư, Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản pháp luật
hướng dẫn thi hành.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra Khu bảo
thuế:
Thủ tục hải
quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra Khu bảo
thuế được thực hiện theo quy định tại Mục VIII, Phần B, Thông tư
số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra Khu Thương mại
tự do, Khu phi thuế quan.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Khu KTCK biên giới:
- Căn cứ vào
nhu cầu phát triển và giao lưu thương mại tại các Khu KTCK, chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các tỉnh có Khu KTCK biên giới có trách nhiệm chỉ đạo nghiên cứu việc
thành lập Khu bảo thuế trong Khu KTCK và đảm bảo thực hiện đủ các điều kiện quy
định tại khoản 1, Mục III, Thông tư này. Nếu chưa đủ các điều kiện quy định thì
Khu bảo thuế không được phép thành lập và hoạt động.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
có Khu KTCK quyết định việc thành lập Khu bảo thuế trong Khu KTCK sau khi thoả
thuận với Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính về quy hoạch Khu bảo thuế
để đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi cả nước.
- UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan
liên quan (bộ đội biên phòng, công an cửa khẩu, cơ quan hải quan, cơ quan thuế,…)
tăng cường phối hợp để thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm chống
các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại tại Khu bảo thuế trong các Khu KTCK.
2. Đối
với Tổng cục Hải quan: Bố trí lực lượng
hải quan để làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra Khu bảo thuế
và thực hiện giám sát hải quan đối với Khu bảo thuế theo quy định của pháp luật
hải quan.
3. Hiệu
lực thi hành:
- Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Thông tư này thay thế Thông tư số
59/2001/TT-BTC ngày 17/7/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chính sách
tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
- Ban quản lý các Khu KTCK,
cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan kho bạc nhà nước và các cơ quan khác có
liên quan trên địa bàn Khu KTCK cần tăng cường phối hợp thực hiện các quy định
tại Thông tư này, đồng thời, đảm bảo các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm chống
các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại tại các Khu KTCK.
Trong quá trình thực hiện nếu
gặp vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh biên giới;
- Sở Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà Nước, Sở Kế
hoạch và Đầu tư các tỉnh biên giới,
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư
pháp),
- Công báo,
-Website Chính phủ,
- Các đơn vị : TCT, TCHQ, CST, ĐT, QLCS, NSNN, HCSN ;
- Lưu : VT, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá
|