Thông tư 43/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định 315/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 43/2012/TT-BNNPTNT |
Ngày ban hành | 23/08/2012 |
Ngày có hiệu lực | 23/08/2012 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Đăng Khoa |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2012/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT),
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT như sau:
1. Bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 1 như sau:
“-Thực hiện bảo hiểm đối với chăn nuôi: Bò sữa tại tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Trà Vinh”.
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Quy định về các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm và xác định mức độ thiệt hại để hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
1. Các loại thiên tai: Bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy.
2. Các loại dịch bệnh:
a) Đối với cây lúa: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân;
b) Đối với trâu, bò: Bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt thán;
c) Đối với lợn: Bệnh tai xanh, lở mồm long móng, đóng dấu, phó thương hàn, tụ huyết trùng; dịch tả;
d) Đối với gà, vịt: Bệnh cúm gia cầm, Niu-cát-xơn (Newcastle), gumboro; dịch tả (vịt);
đ) Đối với cá tra: Bệnh gan thận mủ;
e) Đối với tôm sú: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV); hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS);
g) Đối với tôm thẻ chân trắng: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), bệnh hoại tử cơ hay bệnh đục cơ do vi rút (IMNV); hội chứng Taura, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS)”.
3. Thẩm quyền công bố thiên tai, dịch bệnh:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố các loại thiên tai, dịch bệnh theo Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này đã xảy ra tại địa phương theo quy định pháp luật hiện hành;
b) Đối với những trường hợp dịch bệnh xảy ra chưa đủ điều kiện công bố dịch theo quy định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận dịch bệnh trên cơ sở kết quả kiểm tra, thẩm định của các cơ quan chuyên môn như: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản hoặc Chi cục Nuôi trồng thủy sản làm căn cứ giải quyết quyền lợi cho người tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được thuận lợi, nhanh chóng.
4. Xác nhận mức độ thiệt hại được bảo hiểm:
Trên cơ sở kết quả xác định của cơ quan chuyên môn về thiên tai, dịch bệnh và phạm vi ảnh hưởng, Doanh nghiệp bảo hiểm và đối tượng tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp thỏa thuận với nhau về mức độ thiệt hại và mức bồi thường. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau thì đề nghị Ủy ban nhân dân xã giải quyết. Ủy ban nhân dân xã thành lập Tổ công tác (bao gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách kinh tế, cán bộ thống kê, cán bộ nông nghiệp và các thành phần khác theo điều kiện cụ thể của từng địa phương) xác định mức độ thiệt hại làm căn cứ để hai bên thỏa thuận mức bồi thường. Nếu một bên hoặc cả hai bên không đồng ý thì đề nghị Ủy ban nhân dân huyện giải quyết. Ủy ban nhân dân huyện thành lập Tổ công tác (bao gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách kinh tế, cán bộ phòng Nông nghiệp hoặc phòng Kinh tế, cán bộ Chi cục Thống kê, cơ quan chuyên ngành khác của huyện) xác định mức độ thiệt hại làm căn cứ để hai bên thỏa thuận mức bồi thường. Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đồng ý thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế”.
3. Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Tiêu chí và quy mô địa bàn chăn nuôi: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện, mỗi huyện chọn từ 03 xã trở lên; quy mô bảo hiểm toàn xã”.