Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 41/UB-TT-1996 quy định và hướng dẫn tiêu chí từng khu vực ở vùng dân tộc - miền núi do Ủy ban dân tộc miên núi ban hành

Số hiệu 41/UB-TT
Ngày ban hành 08/01/1996
Ngày có hiệu lực 08/01/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
Người ký Hoàng Đức Nghi
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41/UB-TT

Hà Nội, ngày 08 tháng 1 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI SỐ 41/UB-TT NGÀY 8 THÁNG 01 NĂM 1996 QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIÊU CHÍ TỪNG KHU VỰC Ở VÙNG DÂN TỘC - MIỀN NÚI

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7189/ĐPI ngày 14/12/1995 của Chính phủ, về việc giao cho Uỷ ban Dân tộc và Miền núi công bố tiêu chí của từng khu vực ở vùng dân tộc miền núi;

Để có cơ sở đầu tư phát triển, vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực, từng đối tượng, có hiệu quả ở vùng dân tộc miền núi;

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quy định tiêu chí và hướng dẫn việc phân định từng khu vực theo trình độ phát triển ở vùng dân tộc miền núi như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TIÊU CHÍ:

A/ Những quy định chung:

Đồng bào các dân tộc sống xen ghép ở miền núi, sau nhiều năm đầu tư phát triển đã hình thành ba khu vực theo trình độ phát triển, được gọi là:

- Khu vực I: khu vực bước đầu phát triển

- Khu vực II: Khu vực tạm ổn định

- Khu vực III: Khu vực khó khăn

Việc phân định từng khu vực phải căn cứ vào năm tiêu chí:

1/ Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú:

Xác định rõ địa bàn cư trú ở vùng có điều kiện tự nhiên cụ thể: vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; ở trong vùng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển: thị xã, thị trấn, thị tứ, vùng kinh tế hàng hoá phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô liên huyện, liên xã...; hoặc ở vùng đệm giữa các trung tâm phát triển và vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

2/ Cơ sở hạ tầng:

Chú trọng đế các công trình chủ yếu:

- Đường giao thông gồm có: đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã); đường sắt chạy qua và ga đường sắt đặt tại khu vực; sân bay; đường thuỷ.

- Điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác...

- Thuỷ lợi: năng lực tưới cho diện tích lúa, cây công nghiệp... Kết hợp thuỷ lợi với giải quyết vấn đề nước sạch; các công trình nước sạch: giếng khoan, bể chứa...

Xem xét tới quy mô, cấp hạng kỹ thuật, năng lực của các công trình so với đòi hỏi của yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào trong khu vực.

3/ Các yếu tố xã hội:

- Trình độ dân trí: trình độ văn hoá, tỷ lệ mù chữ, khả năng tiếp thu và vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật...; các vấn đề về y tế: phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ, KHHGĐ; đời sống văn hoá tiến bộ hay lạc hậu...

- Quy mô và chất lượng: trường học, cơ sở chữa bệnh, phát thanh, truyền hình, các cơ sở văn hoá...

4/ Điều kiện sản xuất:

- Diện tích đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đại gia súc, gia súc, bình quân cho 1 hộ, 1 người; công cụ sản xuất cơ giới hay thô sơ.

- Trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi; áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; cơ cấu sản xuất: lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Trình độ sản xuất hàng hoá, hình thành vùng hàng hoá với những sản phẩm hàng hoá chủ yếu; hình thành thị trường hàng hoá: trung tâm thương mại, chợ khu vực, khả năng giao lưu hàng hoá.

5/ Về đời sống:

[...]