Thông tư 37/1999/TT-BTC hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo danh mục biểu thuế thuế xuất khẩu, biểu thuế thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 37/1999/TT-BTC |
Ngày ban hành | 07/04/1999 |
Ngày có hiệu lực | 10/04/1999 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Phạm Văn Trọng |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/1999/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 1999 |
Căn cứ Nghị định số 54/CP
ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu thuế
nhập khẩu; Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998 của Quốc hội;
Để xác định chính xác mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu
của mặt hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng
nộp thuế và cơ quan thu thuế trong việc phân loại hàng hoá;
Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành có liên quan, Bộ Tài chính hướng
dẫn một số nguyên tắc chung để phân loại hàng hoá chịu thuế theo Danh mục Biểu
thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu như sau:
Danh mục mặt hàng chịu thuế của Biểu thuế thuế nhập khẩu hiện hành (dưới đây gọi là Biểu thuế), được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới, nay gọi là Tổ chức Hải quan thế giới (viết tắt là Danh mục HS) đến cấp độ phân nhóm hàng (mã hoá 6 chữ số). Ở cấp độ mặt hàng (mã hoá 8 chữ số), về cơ bản Danh mục Biểu thuế được xây dựng dựa trên Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 324/TCTK-QĐ ngày 26/12/1995 của Tổng cục Thống kê, đồng thời có sửa đổi hoặc bổ sung thêm một số mặt hàng cho phù hợp với yêu cầu của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
II. CẤU TẠO CỦA BIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU:
Biểu thuế nhập khẩu hiện hành có 97 chương (trừ chương 77 để dự phòng). Mỗi chương được chia thành 5 cột và được quy định như sau:
- Cột thứ 1 là cột mã hiệu của nhóm hàng;
- Cột thứ 2 là cột mã hiệu của phân nhóm hàng;
- Cột thứ 3 là cột mã hiệu của mặt hàng;
- Cột thứ 4 là cột mô tả tên nhóm hàng, phân nhóm hàng hoặc mặt hàng;
- Cột thứ 5 là cột quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu .
1. Nhóm hàng:
Theo Danh mục Biểu thuế thì mỗi chương có chi tiết thành nhiều nhóm hàng. Mỗi nhóm hàng được mã hoá bằng 4 chữ số.
Ví dụ: nhóm hàng "Thịt lợn tươi, ướp lạnh, ướp đông" được mã hóa bằng mã hiệu 0203, trong đó hai chữ số đầu (02) là mã hiệu của chương (chương thứ 2 của Biểu thuế ), hai chữ số sau (03) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 3 của chương).
2.1. Theo Danh mục Biểu thuế thì mỗi nhóm hàng có thể chi tiết hoặc không chi tiết ra thành nhiều phân nhóm hàng. Mỗi phân nhóm hàng trong nhóm được mã hoá bằng 6 chữ số.
Ví dụ: phân nhóm "Ngô hạt", được mã hoá bằng mã hiệu 100510, trong đó 2 chữ số đầu (10) là mã hiệu của chương (chương thứ 10), 2 chữ số tiếp theo (05) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 5 của chương), 2 chữ số tiếp theo (10) xác định vị trí của phân nhóm đó trong nhóm (phân nhóm thứ nhất của nhóm).
2.2. Có 2 cách phân loại và mã hiệu cho phân nhóm hàng, gọi là phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2. Trong đó:
Phân nhóm cấp 1: có chữ số cuối cùng của phân nhóm là 0 và được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng (cột 4).
Ví dụ: phân nhóm 151560, 220820, 730630.
2.3. Trường hợp nếu phân nhóm cấp 1 chia tiếp thành phân nhóm cấp 2, thì phân nhóm cấp 1 này không được đánh mã số mà được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng.
Ví dụ: Phân nhóm "Hạt củ cải" thuộc nhóm 1209 không được đánh mã số là 120910 mà được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng, vì phân nhóm này có chia tiếp thành 2 phân nhóm cấp 2 là 120911 và 120919.
Phân nhóm cấp 2 : có chữ số cuối cùng của phân nhóm là 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 và được ký hiệu bằng 2 gạch (--) ở cột mô tả nhóm mặt hàng.
Ví dụ: phân nhóm 390791, 481029, 540232.
2.4. Trường hợp nếu nhóm hàng không chi tiết thành nhiều phân nhóm hàng khác nhau thì sẽ được mã hoá thêm 2 (hai) chữ số 0 vào sau cùng.
Ví dụ: nhóm 1002 "Lúa mạch đen", không chi tiết thành các phân nhóm nên được thêm 00 vào sau cùng thành 100200.
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/1999/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 1999 |
Căn cứ Nghị định số 54/CP
ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu thuế
nhập khẩu; Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998 của Quốc hội;
Để xác định chính xác mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu
của mặt hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng
nộp thuế và cơ quan thu thuế trong việc phân loại hàng hoá;
Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành có liên quan, Bộ Tài chính hướng
dẫn một số nguyên tắc chung để phân loại hàng hoá chịu thuế theo Danh mục Biểu
thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu như sau:
Danh mục mặt hàng chịu thuế của Biểu thuế thuế nhập khẩu hiện hành (dưới đây gọi là Biểu thuế), được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới, nay gọi là Tổ chức Hải quan thế giới (viết tắt là Danh mục HS) đến cấp độ phân nhóm hàng (mã hoá 6 chữ số). Ở cấp độ mặt hàng (mã hoá 8 chữ số), về cơ bản Danh mục Biểu thuế được xây dựng dựa trên Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 324/TCTK-QĐ ngày 26/12/1995 của Tổng cục Thống kê, đồng thời có sửa đổi hoặc bổ sung thêm một số mặt hàng cho phù hợp với yêu cầu của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
II. CẤU TẠO CỦA BIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU:
Biểu thuế nhập khẩu hiện hành có 97 chương (trừ chương 77 để dự phòng). Mỗi chương được chia thành 5 cột và được quy định như sau:
- Cột thứ 1 là cột mã hiệu của nhóm hàng;
- Cột thứ 2 là cột mã hiệu của phân nhóm hàng;
- Cột thứ 3 là cột mã hiệu của mặt hàng;
- Cột thứ 4 là cột mô tả tên nhóm hàng, phân nhóm hàng hoặc mặt hàng;
- Cột thứ 5 là cột quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu .
1. Nhóm hàng:
Theo Danh mục Biểu thuế thì mỗi chương có chi tiết thành nhiều nhóm hàng. Mỗi nhóm hàng được mã hoá bằng 4 chữ số.
Ví dụ: nhóm hàng "Thịt lợn tươi, ướp lạnh, ướp đông" được mã hóa bằng mã hiệu 0203, trong đó hai chữ số đầu (02) là mã hiệu của chương (chương thứ 2 của Biểu thuế ), hai chữ số sau (03) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 3 của chương).
2.1. Theo Danh mục Biểu thuế thì mỗi nhóm hàng có thể chi tiết hoặc không chi tiết ra thành nhiều phân nhóm hàng. Mỗi phân nhóm hàng trong nhóm được mã hoá bằng 6 chữ số.
Ví dụ: phân nhóm "Ngô hạt", được mã hoá bằng mã hiệu 100510, trong đó 2 chữ số đầu (10) là mã hiệu của chương (chương thứ 10), 2 chữ số tiếp theo (05) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 5 của chương), 2 chữ số tiếp theo (10) xác định vị trí của phân nhóm đó trong nhóm (phân nhóm thứ nhất của nhóm).
2.2. Có 2 cách phân loại và mã hiệu cho phân nhóm hàng, gọi là phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2. Trong đó:
Phân nhóm cấp 1: có chữ số cuối cùng của phân nhóm là 0 và được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng (cột 4).
Ví dụ: phân nhóm 151560, 220820, 730630.
2.3. Trường hợp nếu phân nhóm cấp 1 chia tiếp thành phân nhóm cấp 2, thì phân nhóm cấp 1 này không được đánh mã số mà được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng.
Ví dụ: Phân nhóm "Hạt củ cải" thuộc nhóm 1209 không được đánh mã số là 120910 mà được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng, vì phân nhóm này có chia tiếp thành 2 phân nhóm cấp 2 là 120911 và 120919.
Phân nhóm cấp 2 : có chữ số cuối cùng của phân nhóm là 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 và được ký hiệu bằng 2 gạch (--) ở cột mô tả nhóm mặt hàng.
Ví dụ: phân nhóm 390791, 481029, 540232.
2.4. Trường hợp nếu nhóm hàng không chi tiết thành nhiều phân nhóm hàng khác nhau thì sẽ được mã hoá thêm 2 (hai) chữ số 0 vào sau cùng.
Ví dụ: nhóm 1002 "Lúa mạch đen", không chi tiết thành các phân nhóm nên được thêm 00 vào sau cùng thành 100200.
3. Mặt hàng:
3.1. Danh mục Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới không chi tiết các nhóm hàng và các phân nhóm hàng thành các mặt hàng. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt nam, nhiều nhóm hàng và phân nhóm hàng trong Biểu thuế được chi tiết thành các mặt hàng. Mỗi mặt hàng được mã hoá bằng 8 chữ số (trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại mục "Riêng") .
Ví dụ: Mặt hàng "Đồng hồ đo ga" được mã hóa là 90281010. Trong đó hai chữ số đầu (90) là mã hiệu của chương: chương 90; hai chữ số tiếp theo (28) là vị trí của nhóm đó trong chương: nhóm thứ 28; hai chữ số tiếp (10) là vị trí của phân nhóm trong nhóm: vị trí thứ nhất; hai chữ số cuối (10) là vị trí của mặt hàng đồng hồ đo ga trong phân nhóm hàng: mặt hàng thứ nhất.
3.2. Đặc biệt, một số nhóm hoặc phân nhóm hàng tuy có chi tiết thành các mặt hàng nhưng không mã hoá mà được ghi thành mục "Riêng" và ký hiệu bằng dấu (+). Đây là những mặt hàng được quy định tạm thời trong Danh mục Biểu thuế và sẽ được bỏ dần để phù hợp với cam kết thực hiện Biểu thuế chung ASEAN mà Việt Nam tham gia. Tuy không mã hoá cho các mặt hàng được ghi tại mục "Riêng", nhưng tất cả các mặt hàng này vẫn được xếp vào mã số của nhóm hoặc phân nhóm mà mặt hàng đó được chi tiết. Tuy không được mã hoá ở cấp độ 8 chữ số nhưng khi làm thủ tục Hải quan, các mặt hàng này sẽ được ghi theo mã số nhóm (nếu mặt hàng thuộc phạm vi nhóm), mã số phân nhóm (nếu mặt hàng thuộc phạm vi phân nhóm); sau đó ghi tiếp mục "Riêng". Mức thuế suất thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất của mặt hàng đó ghi tại mục "Riêng", không tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của mã số nhóm hoặc mã số phân nhóm .
Ví dụ : Mặt hàng "Dây thép để sản xuất tanh lốp xe", được ghi tại mục "Riêng" tại Chương 73, nhóm 7326, phân nhóm 73262000 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. Khi làm thủ tục hải quan, đơn vị kê khai mã số cho mặt hàng " Dây thép để sản xuất tanh lốp xe" vào mã số 73262000, mục "Riêng"; nhưng không tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của mã số 73262000 (hiện hành mã số này có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%), mà tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của mục: Riêng "Dây thép để sản xuất tanh lốp xe" (hiện hành mã số này có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%).
3.3. Trường hợp nếu các phân nhóm hàng không chi tiết thành các mặt hàng khác nhau thì sẽ được mã hoá thêm hai chữ số 0 vào sau cùng.
Ví dụ: phân nhóm 760120 "Hợp kim nhôm", được thêm 00 vào sau cùng thành 76012000.
3.4. Trường hợp nếu các nhóm hàng không chi tiết thành các phân nhóm hàng đã được mã hoá thêm 2 chữ số 0 vào sau cùng như nêu tại điểm 2.4 mục II nêu trên, đồng thời cũng không chi tiết thành các mặt hàng khác nhau thì sẽ tiếp tục được mã hoá thêm hai chữ số 0 vào sau cùng.
Ví dụ: nhóm 1002 "Lúa mạch đen", không chi tiết thành phân nhóm hàng nên được thêm 2 chữ số 0 thành 100200. Sau đó do cũng không chi tiết thành các mặt hàng nên nhóm này tiếp tục được thêm 00 vào sau cùng thành 10020000.
4. Thuế suất:
4.1. Thuế suất được quy định trong Biểu thuế là thuế suất ưu đãi và do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Thuế suất ưu đãi có thể được ghi cho nhóm hàng (nếu nhóm này không chia thành các phân nhóm hàng hoặc các mặt hàng); hoặc cho phân nhóm hàng (nếu phân nhóm này không chia thành các mặt hàng); hoặc cho mặt hàng (nếu các nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng chia thành các mặt hàng). Vì vậy, khi tra cứu mã số và thuế suất thuế nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể cần xem mức độ chi tiết của nhóm hàng đó đến cấp độ nào: nhóm, phân nhóm cấp 1, phân nhóm cấp 2 hay mặt hàng để xác định chính xác thuế suất của mặt hàng thực nhập khẩu.
4.2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường không được quy định trong Biểu thuế mà được thực hiện theo quy định tại các văn bản riêng. Ví dụ: thuế suất ghi trong Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 107/1997/NĐ-CP ngày 05/ 11/ 1997 của Chính phủ v/v ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước Cộng đồng Châu Âu (EU) cho giai đoạn 1998- 2001 là mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tuy không quy định chung trong một Biểu thuế, nhưng nguyên tắc xây dựng, cấu tạo và nguyên tắc phân loại hàng hoá để áp dụng thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt là hoàn toàn giống nhau theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Tất cả hàng hoá nhập khẩu đều thuộc Danh mục các nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu. Tuỳ theo đặc điểm kỹ thuật, tính chất, mức độ chế biến, yêu cầu quản lý... của từng loại hàng, chủng loại hàng mà Biểu thuế nhập khẩu ghi tên cho phù hợp. Vì vậy, khi phân loại hàng hoá cần căn cứ vào tính chất, cấu tạo, đặc điểm, công dụng của mặt hàng thực nhập để xếp vào nhóm hàng, phân nhóm hàng phù hợp với nó nhất.
III- NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI HÀNG HÓA TRONGBIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU
Để xác định chính xác một mặt hàng chỉ nằm ở một mã số mà không thể cùng xếp ở một mã số khác; việc phân loại các mặt hàng của Danh mục Biểu thuế sẽ căn cứ vào nội dung mô tả của từng mặt hàng, phân nhóm hàng, nhóm hàng trong Biểu thuế, 6 nguyên tắc chung của Bản giải thích Danh mục Biểu thuế (các nguyên tắc chung của Bản giải thích Danh mục Biểu thuế ghi tại Phụ lục kèm theo Thông tư này) và tham khảo chú giải các phần, chương, nhóm hàng, phân nhóm hàng của Bản giải thích Danh mục HS. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện của Việt nam và chi tiết của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, một số mặt hàng của Biểu thuế sẽ không theo đúng nguyên tắc phân loại nêu trên mà được thực hiện như sau:
1. Trường hợp mặt hàng cần phân loại có thể xếp vào hai nhóm hoặc hai phân nhóm trở lên (kể cả các mặt hàng được ghi tại mục "Riêng") thì sẽ thực hiện phân loại theo nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng mà mặt hàng đó được chi tiết ở cấp độ mã hoá 8 chữ số hoặc chi tiết tại mục "Riêng", không phân loại vào nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng chưa chi tiết mặt hàng đó ở cấp độ 8 chữ số hoặc chưa được chi tiết tại mục "Riêng", mặc dù theo nguyên tắc phân loại chung, có thể mặt hàng này được xếp vào chương, nhóm, phân nhóm mà nó chưa được chi tiết sẽ phù hợp hơn.
Ví dụ : Mặt hàng "Mì chính", được chi tiết tại mã số 21039010, không chi tiết tại phân nhóm 292242 "Monosodium glutamic", mặc dù theo nguyên tắc phân loại của Danh mục HS, mặt hàng này có thể được chi tiết vào phân nhóm 292242 "Monosodium glutamic" sẽ phù hợp hơn
2. Việc phân loại đối với hàng hóa nhập khẩu là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ sẽ không tuân theo các nguyên tắc chung mà phân loại theo máy chính của lô hàng. Riêng: Xăng dầu, ô tô vận tải, ô tô chở người, ô tô vừa chở người vừa chở hàng, nếu được ghi trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc văn bản xác nhận của cơ quan duyệt Dự án đầu tư thì cũng không được phân loại và tính thu thuế nhập khẩu theo máy chính của thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ.
Điều kiện để lô hàng thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ được phân loại và tính theo thuế suất thuế nhập khẩu của máy chính bao gồm:
Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư;
Văn bản phê duyệt của cơ quan duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư kèm theo Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu của lô hàng thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ;
Xác nhận của cơ quan duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư nêu rõ hàng hoá nhập khẩu là: thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ và máy chính của thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ;
Hợp đồng nhập khẩu, Bảng kê chi tiết lô hàng nhập khẩu (Packing list) và các chứng từ khác (nếu có) đều thể hiện hàng hóa nhập khẩu là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ. Trường hợp nhập khẩu ủy thác thì phải có Hợp đồng nhập khẩu ủy thác;
Hàng hóa thực nhập khẩu là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ.
Trường hợp lô hàng thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ không nhập một lần mà phải nhập làm nhiều lần, nhưng tổng số hàng hóa trong các lần nhập khẩu thể hiện đúng là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ theo phê duyệt của cơ quan duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư thì cũng được phân loại và tính thuế theo máy chính của lô hàng.
Căn cứ vào các điều kiện nêu trên và hàng hóa thực nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ tính thuế thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ theo máy chính của lô hàng và mở sổ theo dõi hàng thực nhập phù hợp với Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu đã được cơ quan phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư duyệt. Các hàng hoá không thuộc Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu đã được cơ quan phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư duyệt thì phải phân loại và tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của từng mặt hàng đó.
3. Hàng hóa là máy móc thiết bị, nếu phân loại theo công suất thì sẽ được hiểu là công suất danh định tối đa của máy móc, thiết bị đó (công suất thiết kế).
Ví dụ: mã số 87011010 "Máy kéo điều khiển đạp chân, loại công suất đến 15CV" được hiểu là: mã số 87011010 bao gồm những máy kéo điều khiển đạp chân thuộc loại có công suất danh định tối đa đến 15CV.
4. Việc phân loại đối với các hàng hoá chuyên dùng (Ví dụ Camera chuyên dùng) được căn cứ vào đặc điểm, tính chất sử dụng chuyên dùng của mặt hàng đó. Trường hợp không xác định được đặc điểm, tính chất sử dụng chuyên dùng của mặt hàng nhập khẩu thì căn cứ vào kết quả giám định theo trưng cầu giám định của cơ quan Hải quan để phân loại và tính thuế nhập khẩu.
Trên thực tế một mặt hàng có thể được kê khai theo nhiều tên gọi khác nhau: tên gọi theo thành phần cấu tạo, đặc điểm, tính chất, mức độ chế biến, công dụng nhưng chỉ có một tên hàng được ghi tại Biểu thuế. Vì vậy khi phân loại hàng hoá cần xem xét kỹ mô tả của hàng hoá để xếp vào nhóm, phân nhóm phù hợp với chúng nhất.
Ví dụ: Mặt hàng được chi tiết trong nhóm 3824, phân nhóm 382490 của Biểu thuế có tên theo công dụng là: "Hỗn hợp hoá chất để sản xuất đồ uống". Nhưng mặt hàng cần phân loại được kê khai là hỗn hợp các hoá chất gồm: a-xít phốt-pho- ríc, ca-fê-in, nước màu ca-ra-men và nước, để sản xuất đồ uống. Mặc dù Biểu thuế không ghi rõ: Hỗn hợp hoá chất để sản xuất đồ uống có bao gồm các hoá chất là: a-xít phốt-pho- ríc, ca-fê-in, nước màu ca-ra-men và nước hay hỗn hợp này bao gồm các hoá chất khác. Nhưng căn cứ theo mô tả của mặt hàng này là hỗn hợp (nhiều) hoá chất, tính chất công dụng của mặt hàng chỉ để sản xất đồ uống không dùng để uống ngay hay không dùng để sản xuất một loại hàng hoá nào khác nên căn cứ vào mô tả của mặt hàng cần phân loại và mặt hàng ghi trong Biểu thuế, mặt hàng này được xếp vào phân nhóm 382490, mã số chi tiết 38249010: "Hỗn hợp hoá chất để sản xuất đồ uống". Trong trường hợp này mặt hàng được phân loại dựa trên mô tả về đặc điểm (hỗn hợp các hoá chất) và công dụng của hàng hoá (để sản xuất đồ uống).
Danh mục hàng hoá của Biểu thuế thuế xuất khẩu về cơ bản được xây dựng dựa trên Danh mục HS. Tuy nhiên, do phần lớn các mặt hàng xuất khẩu có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm) nên Biểu thuế thuế xuất khẩu không ghi mã số và tên của tất cả các nhóm mặt hàng như Danh mục HS mà chỉ ghi tên và mã số và mức thuế suất thuế xuất khẩu của một số nhóm hàng mặt hàng. Nguyên tắc phân loại của Biểu thuế thuế xuất khẩu được thực hiện như sau:
1. Các nhóm mặt hàng không được ghi cụ thể tên và mã số trong Biểu thuế thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng không được ghi rõ mức thuế suất thuế xuất khẩu cho từng nhóm mặt hàng mà được ghi vào mục XXXXXX ở cuối Biểu thuế thuế xuất khẩu, có thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm). Tuy nhiên khi làm thủ tục hải quan, đối tượng nộp thuế vẫn phải kê khai tên hàng và mã số hàng hoá như hàng nhập khẩu.
Ví dụ: Mặt hàng "Dưa chuột hộp", không được ghi rõ mã số và tên hàng trong Biểu thuế thuế xuất khẩu, do vậy có thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm). Tuy nhiên, khi làm thủ tục Hải quan đơn vị không kê khai mã số cho mặt hàng này vào mục XXXXXX: "Các mặt hàng khác không ghi ở trên", thuế suất thuế xuất khẩu là 0%. Mà kê khai vào mã số 20011000, thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm).
2. Các nhóm mặt hàng được ghi rõ tên trong Biểu thuế thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng được ghi rõ mức thuế suất thuế xuất khẩu cho từng nhóm mặt hàng. Nếu cả nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu thì mức thuế suất thuế xuất khẩu sẽ được ghi cho cả nhóm hàng hoặc cho phân nhóm hàng. Trường hợp các mặt hàng trong một nhóm hàng hoặc một phân nhóm hàng có mức thuế suất thuế xuất khẩu khác nhau thì mức thuế suất thuế xuất khẩu sẽ được chi tiết và ghi rõ cho từng mặt hàng. Những mặt hàng không được chi tiết rõ tên và thuế suất thuế xuất khẩu tại các nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng này thì có mức thuế suất thuế xuất khẩu của nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng.
Ví dụ 1: Mặt hàng "Quặng thiếc và quặng thiếc được làm giàu", mã số 260900, được ghi rõ mức thuế suất thuế xuất khẩu là 20%. Theo nguyên tắc phân loại của Danh mục Biểu thuế thì mã số này bao gồm: "Quặng thiếc và quặng thiếc được làm giàu" nên cả nhóm hàng "Quặng thiếc và quặng thiếc được làm giàu", mã số 260900 có thuế suất thuế xuất khẩu là 20%.
Ví dụ 2: Mặt hàng "Dầu mỏ, dầu chế biến từ khoáng chất bi- tum, dạng thô", mã số 270900, thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Riêng: "Dầu thô", mã số 27090010, thuế suất thuế xuất khẩu 4%. Như vậy là, trong nhóm hàng "Dầu mỏ, dầu chế biến từ khoáng chất bi- tum, dạng thô" chỉ có mặt hàng "Dầu thô" là có thuế suất thuế xuất khẩu 4%; các mặt hàng khác thuộc nhóm này có thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
1. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về việc phân loại và tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu Biểu thuế nhập khẩu
Để xác định chính xác mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thu thuế trong việc phân loại hàng hoá, khi làm thủ tục Hải quan đối tượng nộp thuế có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan Hải quan các loại giấy tờ phù hợp theo quy định của cơ quan Hải quan và tự kê khai, tính thuế, nộp thuế.
Trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra xác định lại mức thuế của đơn vị mà đơn vị không đồng ý với việc tính thuế lại của cơ quan Hải quan địa phương thì vẫn phải nộp đủ số thuế đã được cơ quan Hải quan địa phương điều chỉnh lại, đồng thời có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thu thuế xuất nhập khẩu trong việc giải quyết khiếu nại về việc phân loại và tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu Biểu thuế nhập khẩu.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại với đầy đủ các căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại, Tổng cục Hải quan phải giải quyết xong và đồng gửi kết quả giải quyết khiếu nại cho Bộ Tài chính. Nếu đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định xử lý của Tổng cục Hải quan thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại với đầy đủ các căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Tài chính phải giải quyết xong và đồng gửi kết quả giải quyết khiếu nại cho Tổng cục Hải quan. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.
Để việc phân loại hàng hoá được chính xác, thống nhất, tránh tình trạng cùng một mặt hàng nhưng được phân loại và tính thu thuế khác nhau giữa các địa phương, các văn bản của Bộ Tài chính trả lời cho đối tượng nộp thuế về việc phân loại hàng hoá của Biểu thuế xuất khẩu hoặc Biểu thuế nhập khẩu được gửi cho Tổng cục Hải quan; văn bản của Tổng cục Hải quan trả lời cho đối tượng nộp thuế hoặc chỉ đạo một đơn vị Hải quan địa phương về việc phân loại hàng hoá của Biểu thuế xuất khẩu hoặc Biểu thuế nhập khẩu được gửi cho Bộ Tài chính và tất cả các cục Hải quan địa phương.
Trong trường hợp Tổng Cục Hải quan thấy các văn bản trả lời hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về việc phân loại hàng hoá theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính còn có điều vướng mắc, thì vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản này đồng thời phản ánh những vấn đề vướng mắc với Bộ Tài chính để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thông tư này hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo Danh mục Biểu thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu; có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/1999 và thay thế cho Thông tư số 51-TC/TCT ngày 13/8/1997 hướng dẫn về cách xác định mặt hàng chịu thuế theo Biểu thuế xuất khẩu Biểu thuế nhập khẩu, Thông tư số 06-TC/TCT ngày 19/1/1993 quy định và hướng dẫn việc tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, Thông tư số 132/1998/TT/BTC quy định và hướng dẫn việc tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu thiết bị đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết.
|
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG GIẢI THÍCH DANH MỤC BIỂU THUẾ VÀ
CÁC VÍ DỤ MINH HOẠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/1999/TT-BTC ngày 07/04/1999 của Bộ Tài
chính)
Nguyên tắc 1 quy định:
Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hoá phải được xác định theo nội dung của từng nhóm, chú giải của các phần, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây (nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác).
Chú giải nguyên tắc 1:
I- Hàng hoá là đối tượng của thương mại quốc tế, được sắp xếp một cách có hệ thống trong Danh mục Biểu thuế, theo các phần, chương và phân chương.
Tên của phần, chương và phân chương được ghi ngắn gọn, súc tích, chỉ ra được loại hoặc chủng loại của sản phẩm được xếp trong đó. Nhiều trường hợp trong thực tế, vì sự đa dạng của chủng loại và số lượng hàng hóa nên các phần, chương và phân chương có thể không bao trùm hết toàn bộ hoặc liệt kê hoàn toàn các hàng hoá có thể có trong một đề mục.
II- Nguyên tắc 1 bắt đầu bằng câu "...chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu" - điều đó chỉ ra rằng tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hoá.
Ví dụ 1: Tên của Chương 1: là "động vật sống", nhưng cá sống không được phân loại vào chương 1. Thậm chí về mặt sinh học, chúng là động vật sống, nhưng theo Biểu thuế thì chúng được phân loại vào Chương 3.
Ví dụ 2: Tên của Chương 44: là "gỗ và các sản phẩm bằng gỗ; than củi". Tuy nhiên, các đồ dùng như bàn bằng gỗ, hoặc ghế bằng gỗ không được phân loại vào Chương 44. Theo Biểu thuế thì chúng được phân loại vào Chương 94.
III- Phần thứ hai của nguyên tắc này chỉ ra việc phân loại hàng hoá được xác định theo:
a) Nội dung của nhóm hàng và chú giải của phần hoặc của chương.
b) Nội dung của nguyên tắc 2, 3, 4 và 5, khi chúng không trái với những điểm đã nêu trong từng nhóm hàng và giải thích của từng nhóm hàng.
Ví dụ 1: Xà phòng tan trong nước
Có thể phân loại vào nhóm 3401. Tiêu đề của nhóm này nói rằng: "xà phòng, các chất hữu cơ tẩy rửa bề mặt... nhưng không đề cập đến là xà phòng có tan trong nước hay không.
Chúng ta tiếp tục xem chú giải của Chương 34, thấy: Chú giải 2 của Chương 34 nói rằng "Với mục đích của nhóm 3401, thì khái niệm "xà phòng" chỉ áp dụng đối với xà phòng tan trong nước...". Vì vậy theo phần thứ 2 nguyên tắc 1 thì có thể chắc chắn rằng xà phòng tan trong nước được phân loại vào nhóm 3401.
Ví dụ 2: Mơ ướp lạnh; Có thể xếp vào các nhóm sau:
Nhóm 0809 "Mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận, mận gai, tươi"
Nhóm 0811 "Quả và hạt các loại, đã hoặc chưa hấp hoặc luộc chín, ướp đông, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác" . Mơ ướp đông được xếp trong nhóm này. Tuy nhiên, không có nhóm nào đề cập đến mơ ướp lạnh.
Tiếp theo chúng ta tiếp tục xem xét Chú giải của Chương này. Chú giải 2 của Chương 8 nêu rõ: "quả, hạt ướp lạnh được xếp trong cùng nhóm với các loại quả, hạt tươi tương ứng". Do đó theo phần thứ 2 nguyên tắc 1, chúng ta có thể xác định rằng mơ ướp lạnh cũng được xếp vào nhóm 0809.
IV- Rất nhiều hàng hoá có thể xếp trong Danh mục mà không cần đến những nguyên tắc chung mà những hàng hóa này được xếp theo nội dung của nhóm hàng và chú giải của phần hoặc chương (theo chú giải của Phần IIIa nguyên tắc 1). Ví dụ: Ngựa sống (nhóm 0101), chế phẩm và các mặt hàng dược phẩm được nêu trong chú giải 4 của chương 30 (nhóm 3006).
V- Trong phần IIIb, chú giải nguyên tắc 1 có nêu: khi nội dung của các nguyên tắc chung không trái với những điểm đã nêu trong từng nhóm hàng và giải thích của từng nhóm hàng" là nhằm chính xác, tránh sự mập mờ. Các nội dung của nhóm hàng và chú giải của phần hoặc của chương được sử dụng để phân loại hàng hoá trước tất cả những đánh gía khác.
Ví dụ: ở Chương 31, chú giải 2 nêu rằng nhóm 3102 chỉ bao gồm những mặt hàng được kể tên cụ thể trong chú giải 2 của Chương 31 nhưng với điều kiện không được đóng gói dưới những hình thức đã mô tả trong nhóm 3105... . Như vậy là phạm vi của nhóm hàng 3102 này không thể được mở rộng cho những hàng hoá khác với các hàng hoá đã được kể tên cụ thể trong chú giải 2 của Chương 31.
Nguyên tắc 2 quy định:
A) Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm, cũng thuộc nhóm đó. Cũng như vậy đối với hàng hoá ở dạng (hoàn chỉnh) thành phẩm hoặc đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm nhưng chưa lắp ráp hoặc không lắp ráp.
B) Nếu một vật liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của vật liệu hoặc chất đó với những vật liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Cũng như vậy đối với sản phẩm làm toàn bộ bằng một loại vật liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng vật liệu hay chất đó. Việc phân loại những hàng hoá làm bằng hai loại vật liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo nguyên tắc 3.
Chú giải nguyên tắc 2:
(Hàng dạng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện)
I- Phần đầu của nguyên tắc 2a: "một mặt hàng ..... nhóm đó", đã mở rộng phạm vi của các nhóm có mặt hàng hoàn chỉnh. Theo phần này thì, các nhóm hàng không những bao gồm mặt hàng ở dạng hoàn chỉnh, mà còn bao gồm mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh, hoặc chưa hoàn thiện, với điều kiện chúng mang những đặc trưng cơ bản của hàng đã hoàn chỉnh, hoàn thiện.
II- Nội dung của nguyên tắc này được mở rộng cho các hình phác của hàng hoá, trừ trường hợp đặc biệt hình phác được chỉ ra trong một nhóm xác định. Được coi như hình phác là những loại hàng không được sử dụng ở dạng này, có hình dạng hay mặt cắt, gần giống sản phẩm hoặc của mặt hàng hoàn thiện, trừ trường hợp đặc biệt, được sử dụng vào mục đích khác ngoài việc chế ra sản phẩm hoặc mặt hàng hoàn thiện.
Các hàng hoá là bán sản phẩm chưa thể hiện hình dáng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện (như thanh, đĩa, ống v.v...) không được coi là hình phác.
III- Phần đầu của nguyên tắc 2a này thường không được áp dụng cho các sản phẩm thuộc Chương 1 đến Chương 38.
IV- Các trường hợp áp dụng phần đầu của nguyên tắc 2a này được thấy trong các nhận xét chung của phần hoặc của chương (phần XVI, nhất là chương 61, 62, 86, 87 và 90).
Ví dụ 1: Xe đạp không có yên
Nhóm 8712 bao gồm "xe đạp hai bánh và các loại xe đạp chân khác...".
Mặt hàng nêu trong ví dụ: - Không đầy đủ như một chiếc xe đạp hoàn chỉnh
- Có hầu hết các bộ phận của một chiếc xe đạp
- Được sử dụng như một chiếc xe đạp
- Có đặc trưng cơ bản của một chiếc xe đạp
Do đó, mặt hàng này được xếp vào nhóm 8712.
Ví dụ 2: Ô tô 5 chỗ ngồi không có 4 bánh
Có thể được phân loại trong nhóm 8703 gồm "xe ô tô và các loại xe có động cơ khác, được thiết kế chủ yếu để chở người...". Vì trong trường hợp này sản phẩm vẫn mang đầy đủ tính năng của ô tô.
(Các mặt hàng thể hiện ở dạng tháo rời hoặc chưa lắp ráp)
V- Phần thứ hai của nguyên tắc 2a: "cũng như vậy ...... không lắp ráp" có nghĩa là xếp chung trong cùng một nhóm hàng cho các trường hợp: mặt hàng được lắp ráp, mặt hàng hoàn chỉnh, hoàn thiện, mặt hàng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời. Hàng hoá ở dạng này trước hết vì lý do cần thiết hoặc thuận tiện trong việc đóng gói, vận chuyển.
VI- Nguyên tắc phân loại này cũng được áp dụng cho hàng hoá chưa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện, ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời ngay khi mà hàng hóa đó được coi như là hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện khi căn cứ vào nội dung của phần đầu nguyên tắc 2a này.
VII- Được coi là hàng chưa lắp ráp hoặc không lắp ráp để áp dụng nguyên tắc này: là các hàng gồm nhiều phần được nhằm cho lắp ráp với nhau có thể bằng các phương tiện lắp ráp đơn giản (vít, bu-lông, ê-cu, v.v...), có thể bằng đinh tán hoặc hàn, với điều kiện là những hoạt động lắp ráp đơn giản.
Những phần không lắp ráp của một mặt hàng là số lượng dư thừa do chính mặt hàng này đòi hỏi để tạo nên hàng hoàn chỉnh, thì theo chế độ riêng.
VIII- Những trường hợp ứng dụng phần thứ 2 của nguyên tắc 2a này được thấy trong nhận xét chung của phần hoặc của chương (phần XVI, chương 44, 86, 87 và 89).
IX- Phần này của nguyên tắc thường không thích hợp với hàng hoá của các chương từ 1 đến 38.
Ví dụ 1: Cầu bằng thép hay tháp bằng thép
Mặt hàng này có thể được xếp trong nhóm 7308 gồm "các cấu kiện (trừ các cấu kiện đúc sẵn thuộc nhóm 9406) và các bộ phận rời của các cấu kiện (ví dụ: cầu...), bằng sắt hoặc thép; tấm..."
Những chiếc cầu và tháp này được nhập khẩu ở dạng tháo rời để thuận tiện trong vận chuyển. Do đó, theo nguyên tắc này, chúng được phân loại trong nhóm 7308.
Ví dụ 2: Các cấu kiện đúc sẵn
Các sản phẩm này thường được nhập khẩu ở dạng tháo rời để tiện trong chuyên chở.
Có thể được xếp trong nhóm 9406 "các cấu kiện đúc sẵn". Chúng được phân vào nhóm 9406 theo nguyên tắc 2a.
Ví dụ 3: Bộ linh kiện CKD của xe hai bánh gắn máy
Sản phẩm này được nhập khẩu dưới dạng bộ linh kiện rời để lắp ráp xe máy hoàn chỉnh. Do vậy theo nguyên tắc 2a, chúng được phân vào nhóm 8711
(Sản phẩm hỗn hợp và các mặt hàng hỗn hợp)
X- Nguyên tắc 2b liên quan đến những chất trộn lẫn hoặc kết hợp với chất khác và sản phẩm được cấu tạo từ hai hoặc nhiều chất. Những nhóm mà nguyên tắc này có liên quan tới là những nhóm nêu lên một chất liệu xác định [ví dụ: nhóm 0503: lông cứng (lông bờm hoặc lông đuôi của ngựa, của bò)], và những nhóm liên quan đến những sản phẩm của một chất liệu xác định (ví dụ: nhóm 4503: sản phẩm bằng lie). Chú ý, nguyên tắc này chỉ thích hợp khi không có nội dung trái ngược với nội dung của nhóm hàng và chú giải của phần hoặc của chương.
Những sản phẩm pha trộn, cấu tạo từ những chế phẩm đã nêu trong chú giải của phần hoặc của chương nào đó hoặc trong nội dung của một nhóm hàng nào đó sẽ được xếp loại bằng việc áp dụng nguyên tắc 1.
XI- Tác dụng của nguyên tắc 2b là mở rộng phạm vi của các nhóm hàng có chỉ ra một chất xác định, bằng cách bao gồm ở đó cả chất này được trộn lẫn hoặc được kết hợp với chất khác. Và cũng mở rộng phạm vi của các nhóm hàng có chỉ ra các sản phẩm làm bằng một chất xác định bằng cách bao gồm cả ở đó một phần các sản phẩm này được tạo thành từ chất này.
XII- Nhưng nguyên tắc này không được mở rộng phạm vi của các nhóm hàng mà nó liên quan đến mức có thể bao gồm những mặt hàng không đáp ứng nội dung của nhóm như yêu cầu của nguyên tắc 1, đó là trường hợp khi thêm vào chất liệu khác hoặc chất xúc tác có tác dụng làm mất đi ở mặt hàng tính chất của hàng hoá được ghi trong nội dung của các nhóm này.
XIII- Những chất trộn lẫn hoặc kết hợp với các chất khác, và những sản phẩm cấu tạo bởi hai chất hoặc nhiều chất có thể xếp vào hai nhóm hoặc nhiều nhóm, phải được phân loại phù hợp với nội dung của nguyên tắc 3.
Ví dụ 1: nhóm 1108 "Tinh bột..."
Tinh bột nguyên chất 100% được xếp vào nhóm này. Tuy nhiên, các loại tinh bột được xếp vào nhóm 1108 không nhất thiết luôn phải là tinh bột nguyên chất 100%. Chúng có thể bao gồm một số lượng nhỏ các chất chống ô xy hoá. Ngay cả trong trường hợp này, chúng cũng được phân loại vào nhóm 1108 theo nguyên tắc 2b.
Nhưng nếu lượng hợp chất lớn hơn, thì việc phân loại sẽ trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, hiện nay, đã có hợp chất giữa tinh bột và plastic, được sử dụng để chế tạo các sản phẩm plastic có thể bị vi khuẩn làm cho thối rữa khi không sử dụng được nữa. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta không chắc chắn là sản phẩm này được xếp vào nhóm 1108. Và ở cuối nguyên tắc 2b có nêu rõ đối với trường hợp này sẽ được phân loại theo nguyên tắc 3 dưới đây.
Ví dụ 2: nhóm 4417 "... các loại dụng cụ... bằng gỗ..."
Trong nhóm này bao gồm các loại vồ. Ngay cả khi trên vồ được đóng đinh và ốc bằng thép thì chúng vẫn được phân loại vào nhóm 4417 theo nguyên tắc 2b.
Phần chú ý ghi tại mục X, chú giải nguyên tắc 2b nêu rõ: "nguyên tắc này chỉ thích hợp khi nội dung các nhóm hàng và chú giải của phần hoặc của chương không có yêu cầu nào khác". Trong trường hợp nội dung của nhóm và chú giải của phần hoặc của chương có yêu cầu khác thì các yêu cầu đó sẽ được xem xét trước khi áp dụng nguyên tắc 2. Các ví dụ tiếp theo sẽ minh hoạ cho chú ý này:
Ví dụ 3: Phân loại sản phẩm dầu mỡ lợn
Nhóm 15.03 bao gồm "... dầu mỡ lợn... chưa pha trộn..."
Dó đó, nếu dầu mỡ lợn đã được pha trộn với các chất khác thì không xếp vào nhóm 1503 theo nguyên tắc 2b, mà nên phân loại vào nhóm khác bởi vì nhóm 1503 đã nêu rõ "dầu mỡ lợn... chưa pha trộn". Vì vậy, trường hợp này đã bị loại trừ theo nguyên tắc 1 "phân loại sản phẩm theo quy định của nhóm".
Ví dụ 4: Khung gầm đã lắp động cơ
Nhóm 8706 bao gồm "khung gầm đã lắp động cơ..."
Nếu động cơ và khung gầm được nhập khẩu cùng nhau nhưng khung gầm được xuất trình dưới dạng động cơ chưa được lắp ráp thì sẽ phân loại như thế nào? Nếu áp dụng nguyên tắc 2a, chúng có thể được coi như là các sản phẩm tháo rời, và có thể xếp vào nhóm 8706.
Tuy nhiên, nếu xếp như trên sẽ là sai sót, vì theo nhóm 8706 đã nêu rõ "khung gầm đã lắp động cơ...", do sản phẩm thực nhập khẩu khung gầm không được lắp vào động cơ nên không thể xếp vào nhóm 8706. Vì vậy trong trường hợp này không thể áp dụng nguyên tắc 2b được vì nó đã trái với nội dung của nhóm hàng.
Nguyên tắc 3 quy định
Khi áp dụng nguyên tắc 2b, hoặc trong những trường hợp khác, hàng hoá thoạt nhìn có thể xếp vào hai hoặc nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:
a) Hàng hoá được xếp vào nhóm có mô tả đặc trưng nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm có phạm vi khái quát. Tuy nhiên khi hai hoặc nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của vật liệu hoặc chất liệu chứa trong hàng hoá là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên đến một phần của hàng hoá trong trường hợp hàng hoá đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như đặc trưng tương đương trong quan hệ với những hàng hoá nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm ấy có mô tả đầy đủ hoặc chính xác hơn về những hàng hoá đó.
b) Những hàng hoá là hỗn hợp của nhiều chất, những hàng hoá cấu tạo từ những chất khác nhau hoặc được tạo ra bởi một tập hợp các sản phẩm khác nhau và hàng hoá ở dạng bộ đóng gói để bán lẻ, nếu không phân loại được theo nguyên tắc 3a, thì xếp theo chất hoặc mặt hàng tạo ra tính chất cơ bản của chúng.
c) Trong trường hợp hàng hoá không thể phân loại theo quy tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì xếp vào nhóm cuối cùng theo trình tự đánh số trong số các nhóm có khả năng hợp lệ được đề cập.
Chú giải nguyên tắc 3:
I- Nguyên tắc 3 nêu lên ba cách phân loại hàng hoá mà những hàng hoá này có thể xếp vào nhiều nhóm khác nhau khi áp dụng nguyên tắc 2b hoặc trong tất cả những trường hợp khác. Những cách này được áp dụng theo thứ tự được trình bày trong nguyên tắc. Như vậy nguyên tắc 3b chỉ áp dụng khi nguyên tắc 3a không đưa ra một cách giải quyết nào trong việc phân loại, và áp dụng nguyên tắc 3c khi nguyên tắc 3a, 3b không có hiệu lực. Thứ tự mà khi phân loại phải tuân theo như sau: a) nhóm hàng có đặc trưng nhất; b) đặc tính cơ bản; c) nhóm được xếp cuối cùng theo thứ tự đánh số.
II- Nguyên tắc này chỉ áp dụng khi các nhóm, Chú giải của Phần hay của Chương không có yêu cầu nào khác. Trong trường hợp các nhóm, Chú giải của phần hay của Chương có yêu cầu khác thì các yêu cầu đó sẽ được xem xét trước khi áp dụng nguyên tắc 3.
Ví dụ: phân loại một tác phẩm điêu khắc nguyên bản được làm từ năm 1890. Thoạt nhìn sản phẩm này có thể thuộc hai nhóm:
Nhóm 9703 "các tác phẩm điêu khắc nguyên bản"
Nhóm 9706 "đồ cổ hơn 100 năm tuổi"
Vì
sản phẩm này có thể được xếp trong cả hai nhóm, nên có thể thích hợp khi áp dụng
nguyên tắc 3. Tuy nhiên chúng ta xem xét Chú giải 4b của Chương 97, ta thấy chú
giải này ghi rõ "nhóm 9706 không áp dụng cho các sản phẩm thuộc các nhóm
trước của Chương này". Do vậy, sản phẩm này được xếp trong nhóm 9703 theo
nguyên tắc 1, trong trường hợp này là Chú giải 4b của Chương 97, và không áp dụng
nguyên tắc 3.
NGUYÊN TẮC 3A
III- Cách phân loại thứ nhất được trình bày trong nguyên tắc 3a: nhóm đặc trưng nhất được ưu tiên hơn nhóm có phạm vi khái quát.
IV- Không thể đặt ra những nguyên tắc chặt chẽ cho phép xác định rằng một nhóm hàng này thì đặc trưng hơn một nhóm hàng khác (đối với các mặt hàng được trình bày); nhưng có thể nói tổng quát rằng:
a) Một nhóm hàng chỉ đích danh một mặt hàng riêng biệt thì đặc trưng hơn nhóm hàng bao gồm một họ các mặt hàng.
Ví dụ: dao cạo điện; Có thể xếp vào 3 nhóm hàng sau:
Nhóm 8508 "Dụng cụ cơ điện để thao tác thủ công, có lắp sẵn động cơ điện".
Nhóm 8509 "Dụng cụ cơ điện dùng trong gia định, có lắp động cơ điện".
Nhóm 8510 "Dao cạo,..., có lắp sẵn động cơ điện".
Chúng ta thấy việc miêu tả của 3 nhóm trên đều tương ứng với sản phẩm dao cạo điện. Và nguyên tắc 3a có thể được áp dụng trong trường hợp như vậy. Khi áp dụng nguyên tắc này, chúng ta phải xem xét các đặc điểm trong miêu tả hàng hoá của từng nhóm có liên quan. Trong trường hợp này, miêu tả hàng hoá trong hai nhóm đầu tiên được thực hiện theo loại sản phẩm, còn miêu tả trong nhóm thứ 3 thì chủ yếu theo tên gọi cụ thể. Do đó, chúng ta có thể nói nhóm 8510 có sự miêu tả đặc trưng hơn và sản phẩm này sẽ được xếp vào nhóm 8510.
b) Một nhóm nào đó được coi như đặc trưng hơn trong các nhóm có thể xếp cho một mặt hàng nhập khẩu là khi nhóm đó xác định rõ hơn và kèm theo mô tả mặt hàng cụ thể, đầy đủ hơn các nhóm khác.
Có thể nêu ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Thảm dệt móc và dệt kim được sử dụng trong xe ô tô.
Ta thấy trong ô tô thường có một tấm thảm đặt ở chỗ lái xe. Tấm thảm này được thiết kế đặc biệt có hình dạng phù hợp với ghế ô tô. Tấm thảm này có thể được phân vào hai nhóm:
Nhóm 8708 "Phụ tùng và bộ phận phụ trợ dùng cho xe có động cơ"
Nhóm 5703 "Thảm,... dệt móc..."
Một lần nữa, sản phẩm đang xem xét phân loại đáp ứng mô tả của cả hai nhóm, do đó có thể áp dụng nguyên tắc 3a. Theo nguyên tắc 3a, nhóm xác định rõ hơn và kèm theo mô tả mặt hàng cụ thể, đầy đủ hơn là nhóm có đặc trưng hơn. Đối với trường hợp này, chúng ta nhận thấy rằng: miêu tả "thảm dệt móc" xác định sản phẩm rõ ràng hơn là miêu tả "Phụ tùng và sản phẩm phụ trợ". Do đó, loại thảm dệt móc này mặc dù được sử dụng trong ô tô vẫn được xếp vào nhóm 5703.
Ví dụ 2: Kính an toàn chưa có khung, làm bằng thuỷ tinh dai bền và cán mỏng, có hình dạng được sử dụng trên máy bay.... Mặt hàng này có thể được xếp vào hai nhóm hàng sau:
Nhóm 8803 "Các bộ phận của máy bay..."
Nhóm 7007 "Kính bảo vệ, làm bằng thuỷ tinh cứng đã cán mỏng"
Trong trường hợp này, mặt hàng cần phân loại thuộc ví dụ 2 được miêu tả như kính bảo vệ làm bằng thuỷ tinh, do đó được xếp vào nhóm 7007, mặc dù chúng có hình dạng được sử dụng trên máy bay.
Ví dụ 3: Ghế được làm bằng thép có chân gấp; Có thể xếp vào hai nhóm sau:
Nhóm 7326 "Các sản phẩm khác bằng sắt thép..."
Nhóm 9401 "Các loại ghế..."
Trong trường hợp này, sản phẩm cần phân loại nêu tại ví dụ được miêu tả là "ghế" rõ ràng hơn là "các sản phẩm khác bằng sắt hoặc thép". Do đó được xếp vào trong nhóm 9401.
V- Tuy nhiên, khi hai hoặc nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan với một phần của những chất cấu thành một sản phẩm hỗn hợp hoặc một hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần trong bộ đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi là cùng đặc trưng trong quan hệ với những hàng hoá nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm ấy có mô tả chính xác hoặc đầy đủ hơn về những hàng hoá đó. Trong trường hợp này, phân loại hàng hoá sẽ được xác định bởi áp dụng nguyên tắc 3b, hoặc 3c.
Ví dụ: Băng tải một mặt là plastic còn mặt kia là cao su; Có thể xếp vào hai nhóm:
Nhóm 3926 "Các sản phẩm khác bằng plastic..."
Nhóm 4010 "Băng chuyền hoặc băng tải..., bằng cao su lưu hoá"
Nếu chúng ta so sánh hai miêu tả này, nhóm 4010 thể hiện tính đặc thù hơn nhóm 3926, vì nhóm 4010 có từ "Băng tải" trong khi nhóm 3926 lại không ghi rõ từ "Băng tải". Và như vậy có thể xem xét phân loại sản phẩm thuộc ví dụ trên vào nhóm 4010 theo nguyên tắc 3a.
Nhưng trong trường hợp này, chúng ta không thể quyết định phân loại vào nhóm 4010 theo nguyên tắc 3a, vì miêu tả của nhóm 4010 là sản phẩm bằng cao su, chỉ liên quan đến một bộ phận của sản phẩm băng tải nêu trong ví dụ. Trường hợp này, theo nguyên tắc 3a hai nhóm 3926 và 4010 mang tính đặc trưng như nhau, mặc dù nhóm 4010 có miêu tả đầy đủ hơn. Do đó, chúng ta không quyết định phân loại vào nhóm nào được. Khi đó chúng ta phải áp dụng nguyên tắc 3b để phân loại.
VI- Cách phân loại theo nguyên tắc 3b chỉ nhằm vào các trường hợp:
1- Sản phẩm hỗn hợp.
2- Sản phẩm cấu tạo từ nhiều chất khác nhau.
3- Sản phẩm gồm một tập hợp các mặt hàng khác nhau.
4- Hàng hóa ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ. Phương pháp này chỉ áp dụng nếu nguyên tắc 3a không có hiệu lực.
VII- Trong những giả thiết khác nhau này, việc phân loại hàng hoá phải xếp theo chất hoặc mặt hàng mang tính chất cơ bản của hàng hoá.
VIII- Yếu tố xác định tính chất cơ bản của hàng hóa nêu tại mục VII của nguyên tắc 3b được thay đổi theo loại hàng. Ví dụ, tuỳ theo mặt hàng mà chúng ta có thể xác định theo bản chất của nguyên liệu cấu thành hoặc theo thành phần, kích thước, trọng lượng, số lượng, trị giá, hoặc theo vai trò của chất liệu tạo thành có liên quan đến việc sử dụng hàng hoá.
Ví dụ 1: Hỗn hợp giữa lúa mì chiếm 70% và lúa mạch 30% để chế rượu
Lúa mì thuộc nhóm 1001 và lúa mạch thuộc nhóm 1003.
Trong trường hợp này, chúng ta có thể kết luận rằng lúa mì tạo nên đặc tính cơ bản của hàng hoá cho hỗn hợp này , vì tỷ lệ lúa mì cao hơn tỷ lệ lúa mạch. Do đó theo nguyên tắc 3b, hỗn hợp này được phân loại như là sản phẩm chỉ có lúa mì, nên được xếp vào nhóm 1001. Tại ví dụ này, đặc tính cơ bản được xác định dựa vào trọng lượng của chất cấu thành.
Ví dụ 2: Vòng đeo chìa khoá gồm 3 bộ phận: vòng đeo bằng thép, quả bóng bằng nhựa, dây xích bằng thép.
Hình quả bóng thu nhỏ thuộc nhóm 3926: "các sản phẩm khác bằng plastic".
Xích bằng thép thuộc nhóm 7315: "xích và các bộ phận rời của xích, bằng thép".
Vòng đeo chìa khoá bằng thép thuộc nhóm 7326: "Các sản phẩm khác bằng sắt hoặc bằng thép".
Trong các bộ phận trên: hình quả bóng thu nhỏ là bộ phận phụ trợ; xích chỉ là bộ phận nối; vòng đeo chìa khoá đem lại đặc tính cơ bản cho sản phẩm. Nên sản phẩm được xếp trong nhóm 7326. Tại ví dụ này, đặc tính cơ bản của sản phẩm xác định theo vai trò của thành phần cấu thành sản phẩm.
IX- Nguyên tắc 3b này được áp dụng cho những mặt hàng được cấu thành từ những thành phần khác nhau, không chỉ trong trường hợp những thành phần của sản phẩm đó gắn với nhau thành một tập hợp không thể tách rời được trong thực tế, mà cả khi những thành phần đó có thể tách rời, với điều kiện những thành phần này thích hợp với nhau và bổ sung cho nhau, tập hợp của chúng tạo thành một bộ mà thông thường không thể được bán rời.
Có thể kể một số ví dụ về loại sản phẩm trên:
Ví dụ 1- Gạt tàn thuốc được làm từ một khung để đặt trong đó một cái cốc có thể tháo ra lắp vào để đựng tàn thuốc.
Ví dụ 2- Giá để gia vị dùng trong gia đình gồm có khung (thường bằng gỗ) sắp xếp đặc biệt và một số lượng thích hợp lọ gia vị có hình dạng và kích thước phù hợp.
Những thành phần khác nhau của tập hợp trên, theo nguyên tắc chung, được đựng trong cùng bao bì.
X- Để được áp dụng nguyên tắc 3b này, hàng hoá được coi như "ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ" phải có những điều kiện sau:
a) Phải có ít nhất 2 loại hàng khác nhau, mà ngay từ ban đầu có thể xếp ở 2 nhóm hàng khác nhau. Ví dụ, sáu cái nĩa rán không được coi là một bộ, theo nguyên tắc này, vì không thể xếp sáu cái nĩa rán vào 2 nhóm hàng.
b) Gồm những sản phẩm hoặc những mặt hàng được xếp cùng nhau để thoả mãn một yêu cầu riêng hoặc thoả mãn mục đích của một hoạt động đã được xác định.
c) Được xếp theo cách thích hợp để bán trực tiếp cho người sử dụng mà không cần đóng gói lại (ví dụ: đóng gói trong hộp, tráp, bảng).
Những nội dung này bao trùm những bộ hàng (ví dụ: nhiều thực phẩm khác nhau cùng dùng để hoàn thành một món ăn.)
Có thể liệt kê những ví dụ về bộ hàng mà việc phân loại có thể được xác định bởi áp dụng nguyên tắc 3b như sau:
Ví dụ 1: Bánh Sandwich gồm thịt bò, với hoặc không Fomat trong một cái bánh nhỏ (nhóm 1602), đựng trong gói với một xuất khoai rán (nhóm 2004).
Trong trường hợp này bánh Sandwich đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản. Do đó sản phẩm sẽ được phân loại như thể chỉ bao gồm bánh Sandwich thuộc nhóm 1602.
Ví dụ 2: Bộ thực phẩm dùng để nấu món Spaghetti (mỳ) gồm một hộp mì sống, một gói Fomat béo và một gói nhỏ sốt cà chua, đựng trong một hộp các- tông .
Spaghetti sống thuộc nhóm 1902
Pho mát béo thuộc nhóm 0406
Nước sốt cà chua thuộc nhóm 2103
Trong trường hợp này spaghetti sống đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản. Do đó sản phẩm được phân loại như thể chỉ bao gồm spaghetti sống thuộc nhóm 1902.
Ví dụ 3 : Bộ đồ làm đầu gồm: một tông đơ điện, một cái lược, một cái kéo, một bàn chải, một khăn mặt, đựng trong một cái túi bằng da.
Tông đơ điện thuộc nhóm 8510
Lược thuộc nhóm 9615
Kéo thuộc nhóm 8213
Bàn chải thuộc nhóm 9603
Khăn mặt thuộc nhóm 6302
Túi bằng da thuộc nhóm 4202.
Trong ví dụ này, tông đơ điện đem lại cho sản phẩm đặc tính cơ bản của bộ đồ làm đầu. Do vậy sản phẩm được phân loại vào nhóm 8510.
Ví dụ 4: Bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước, một vòng tính, một compa, một bút chì và một gói bút chì, đựng trong túi nhựa.
Thước thuộc nhóm 9017.
Vòng tính thuộc nhóm 9017
Compa thuộc nhóm 9017.
Bút chì thuộc nhóm 9609.
Bút chì thuộc nhóm 8214.
Túi nhựa thuộc nhóm 4202.
Trong bộ sản phẩm trên, thước, vòng, compa tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Do vậy bộ đựng dụng cụ vẽ được phân loại vào nhóm 9017.
Đối với các sản phẩm không thoả mãn các điều kiện quy định tại phần X của chú giải nguyên tắc 3b, không được coi như được đóng bộ để bán lẻ thì mỗi mặt hàng của sản phẩm sẽ được phân loại riêng rẽ, vào nhóm thích hợp nhất với nó.
Ví dụ 1: 1 thùng thực phẩm gồm 5 hộp kim loại, mỗi loại thực phẩm được đựng riêng trong một hộp kim loại và như vậy sẽ được phân loại riêng rẽ như sau: tôm (nhóm 1605), Pategan (nhóm 1602), Fomat (nhóm 0406), mỡ phần muối miếng (nhóm 1602) và xúc xích (nhóm 1601).
Ví dụ 2: một hộp đựng 2 chai rượu: 1 chai rượu Whisky và 1 chai rượu vang. Hai chai rượu này không thoả mãn một yêu cầu đặc biệt hoặc đáp ứng một hoạt động do đó chúng không được xem như đóng bộ để bán lẻ; vì vậy chai rượu Whisky được xếp vào nhóm 2208, chai rượu vang xếp vào nhóm 2204.
XI- Nguyên tắc này không được áp dụng cho hàng hoá bao gồm những thành phần được đóng gói riêng biệt và có hoặc không được xếp cùng với nhau trong một bao chung với 1 tỷ lệ cố định cho sản xuất công nghiệp. Ví dụ như sản xuất đồ uống .
XII- Khi không áp dụng được nguyên tắc 3a hoặc 3b, hàng hoá sẽ được phân loại theo nguyên tắc 3c. Theo nguyên tắc này thì hàng hóa được xếp vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm có thể dùng để xếp loại.
Ví dụ: Trở lại ví dụ phân loại mặt hàng Băng tải một mặt là Plastic, còn mặt kia là cao su nêu tại cuối nguyên tắc 3a
Ta thấy không thể quyết định phân loại mặt hàng này vào nhóm 4010 hay nhóm 3926 theo nguyên tắc 3a, và ta cũng không thể phân loại mặt hàng này theo nguyên tắc 3b. Vì vậy, mặt hàng sẽ được phân loại theo nguyên tắc 3c: "phân loại theo nhóm cuối cùng theo số thứ tự trong các nhóm tương đương". Theo nguyên tắc 3c này, mặt hàng thuộc ví dụ sẽ được phân loại vào nhóm 4010.
Nguyên tắc 4 qui định
Hàng hoá không thể phân loại theo các nguyên tắc 1, 2, 3 nêu trên thì phải xếp vào nhóm phù hợp với loại hàng giống chúng nhất.
Chú giải nguyên tắc 4:
I- Nguyên tắc này đề cập đến hàng hoá không thể phân loại theo nguyên tắc 1 đến 3. Nguyên tắc này cho rằng những hàng hoá trên được xếp vào nhóm phù hợp với loại hàng hoá giống chúng nhất.
II- Cách phân loại theo nguyên tắc 4 đòi hỏi việc so sánh hàng hóa định phân loại với hàng hoá tương tự đã được phân loại bằng cách xác định hàng hoá giống chúng nhất. Những hàng hóa được phân loại sẽ được xếp trong nhóm phù hợp với hàng hoá giống chúng nhất.
III- Sự giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố như cách gọi tên, tính chất sử dụng, đặc điểm của hàng hoá.
Ví dụ: phân loại mặt hàng "giấy nhôm bịt nút cổ chai" (loại này thường được dùng bịt cổ chai rượu shampagne, bia).
Mặt hàng này có thể xếp vào 2 mã số:
7607: Nhôm lá mỏng... có chiều dày (trừ phần bồi) không quá 0,2 mm;
8309: Nút chai lọ..., bao thiếc bịt nút chai...bằng kim loại thường.
Trong ví dụ này, giấy nhôm bịt nút cổ chai có tính chất sử dụng tương tự bao thiếc bịt nút chai. Do vậy, mặt hàng này được xếp vào nhóm 8309 nếu chú giải phần, chương, nhóm không có yêu cầu nào khác .
Nguyên tắc 5 qui định
Những quy định sau được áp dụng cho những hàng hoá dưới đây:
a) Bao máy ảnh, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, sắp xếp riêng để đựng một loại hàng xác định hay một bộ sản phẩm, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với sản phẩm đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến vỏ, bao mang tính chất cơ bản của một tập hợp (hàng + vỏ, bao).
b) Theo nguyên tắc 5a, bao bì đựng hàng hoá được phân loại cùng với hàng hoá đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng đó. Tuy nhiên nguyên tắc này không áp dụng đối với loại bao bì được dùng lặp đi lặp lại.
(Hộp, túi, bao, hộp tư trang và bao bì tương tự)
I- Nguyên tắc này chuyên dùng để áp dụng cho bao bì ở các dạng sau:
1- Được bố trí riêng để đựng một loại hàng xác định hoặc một bộ hàng hoá, tức là bao bì được sắp đặt cách nào đó để hàng hoá được chứa đựng đúng vị trí của nó, một vài loại bao bì có thể có hình dạng của hàng hoá mà nó chứa đựng;
2- Có thể được dùng lâu dài, tức là có độ bền và sự hoàn thiện để dùng cùng với hàng hoá ở trong. Những bao bì thường dùng để bảo vệ hàng hoá, để đựng khi không sử dụng hàng hóa. (Ví dụ: hộp đựng đồ trang sức). Những đặc điểm này cho phép phân biệt với những bao bì đơn giản;
3- Được trình bày với hàng hoá liên quan, hàng hoá này có thể có hoặc không được bao gói nhằm mục đích để vận chuyển dễ dàng hơn. Bao bì ở dạng riêng lẻ theo chế độ riêng;
4- Là loại bao bì thường được bán với hàng hóa đã nói;
5- Không mang tính chất cơ bản của bộ hàng.
II- Những ví dụ bao bì đi kèm với hàng hoá và áp dụng nguyên tắc này để phân loại:
1- Hộp trang sức (nhóm 7113);
2- Bao đựng máy cạo râu điện (nhóm 8510);
3- Bao ống nhòm, bao kính ngắn (9005);
4- Hộp và bao đựng nhạc cụ (nhóm 9202);
5- Bao súng (nhóm 9303).
III- Ngược lại, những ví dụ về bao bì không áp dụng nguyên tắc này, có thể kể như: Hộp đựng chè bằng bạc hoặc Cốc gốm trang trí đựng đồ ngọt.
IV- Nguyên tắc này chi phối việc phân loại bao bì loại thường được dùng để chứa đựng hàng hóa. Nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng ngay cả khi bao bì đựng không cùng loại với bao bì thông thường dùng để đóng gói và được bán với sản phẩm đựng bên trong. Tuy nhiên không áp dụng cho bao bì có khả năng dùng lặp đi lặp lại, ví dụ trong trường hợp thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng không thể xếp trong cùng nhóm với khí đốt.
V- Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng của nguyên tắc 5a. Việc phân loại những bao, túi và bao bì tương tự đã nêu trong nguyên tắc 5a bị chi phối bởi nguyên tắc này.
Nguyên tắc 6 qui định
Để đảm bảo tính pháp lý, phân loại hàng hoá giữa các phân nhóm của một nhóm sẽ phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm đó và chú giải của những phân nhóm có liên quan với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp cho từng nhóm, phân nhóm, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp mới so sánh được và theo các nguyên tắc 1, 2, 3, 4, 5 nói trên. Theo nguyên tắc này, chú giải của các phần và chương có liên quan vẫn được áp dụng, trừ trường hợp có nội dung trái ngược.
Chú giải nguyên tắc 6:
I- Theo nguyên tắc 6 thì các nguyên tắc từ 1 đến 5 trước đó phải cùng phụ hợp cho việc phân loại ở cấp độ phân nhóm cho các phân nhóm trong cùng một nhóm hàng.
II- Theo nguyên tắc 6, những cụm từ dưới đây có các nghĩa được quy định dưới đây:
a) "Các phân nhóm cùng cấp độ", có thể là phân nhóm một gạch (cấp độ 1), có thể là phân nhóm hai gạch (cấp độ 2).
Do đó, khi xem xét những ưu điểm của từng phân nhóm cùng cấp trong một phân nhóm để lựa chọn phân nhóm thích hợp đối với mặt hàng cần phân loại; nếu hai hay nhiều phân nhóm một gạch (cấp độ 1) trong 1 nhóm hàng nào đó có thể căn cứ theo nguyên tắc 3a, tính đặc thù hoặc tương tự của mỗi một phân nhóm một gạch thuộc nhóm hàng này sẽ được đánh giá và lựa chọn theo nội dung riêng của từng phân nhóm. Khi đã xác định được thì có nghĩa là phân nhóm một gạch đó đã được chọn. Khi phân nhóm một gạch đã được chọn, mà phân nhóm này được chia thành những phân nhóm hai gạch thì căn cứ vào nội dung của những phân nhóm cấp 2 để xác định phân nhóm phù hợp với hàng hoá cần phân loại.
b) "Trừ khi có yêu cầu nào khác" có nghĩa là: Trừ khi những chú giải của phần hoặc của chương có nội dung trái ngược, không phù hợp với nội dung của phân nhóm hàng
Ví dụ: Chú giải phân nhóm hàng 2 của chương 71 đưa ra định nghĩa "bạch kim" khác với "bạch kim" được nêu trong chú giải 4b cùng chương này, cụ thể:
+ Chú giải 4b chương 71: " khái niệm bạch kim có nghĩa là Platin (Pt), Iridi (Ir), Osimi (Os), Paladi (Pd), Rodi (Rh) và Rutemi (Ru).
+ Chú giải phân nhóm hàng 2 chương 71: " mặc dù đã qui định trong chú giải 4b của chương này, nhưng theo các phân nhóm 701011 và 701019, khái niệm bạch kim không bao gồm Iridi, Osimi, Paladi, Rodi hoặc Ruteni. Như vậy là nhóm 701011, 701019 không bao gồm Iridi, Osimi, Paladi, Rodi hoặc Ruteni.
III- Phạm vi của phân nhóm cấp 2 không vượt quá lĩnh vực của phân nhóm cấp 1 mà nó phụ thuộc và không có phân nhóm cấp 1 nào vượt quá phạm vi của nhóm mà nó phụ thuộc.
Cuối cùng xin chú ý rằng chỉ có thể so sánh các phân nhóm cùng cấp (phân nhóm cấp 1 so sánh với phân nhóm cấp 1, không so sánh với phân nhóm cấp 2 và ngược lại.
Ví dụ : Phân loại Cá sống thuộc nhóm 0301
Nếu cá chép có dạng như cá cảnh thì không thể xếp chúng trong phân nhóm 0301.93 vì: trước tiên, chúng ta nên so sánh chúng ở cấp phân nhóm cấp 1. Tại phân nhóm cấp 1, chúng ta chỉ xác định cá chép có thuộc dạng cá cảnh hay không. Do cá chép có dạng như cá cảnh nên phải phân loại chúng vào phân nhóm 0301.10 "Cá cảnh", chứ không phân loại vào phân nhóm 0301.93 "Cá chép".