Thông tư 36-TTg-1964 Quy định chế độ tiền lương ngành Công an do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 36-TTg
Ngày ban hành 22/04/1964
Ngày có hiệu lực 01/04/1964
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 1964

 

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36-TTG, NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 1964 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG NGÀNH CÔNG AN

Lực lưọng Công an nhân dân trước đây thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, nay được chuyển sang khu vực an ninh quốc phòng. Lực lượng Công an nhân dân trong thời chiến cũng như trong thời bình phải chiến đấu chống bọn phản cách mạng và những kẻ phạm tội khác để giữ gìn trật tự an ninh Tổ quốc.

Căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất nói trên, trong khi Nhà nước chưa cải tiến chế độ tiền lương chung, việc quy định chế độ tiền lương của Công an để thích hợp với điều kiện hiện nay là cần thiết. Vì vậy Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 2 tháng 1 năm 1964 đã quyết định về nguyên tắc việc điều chỉnh lương của cán bộ, chiến sĩ ngành Công an theo tinh thần phải xét đến sự tương quan hiện nay với Quân dội và các ngành khác.

Để thực hiện quyết định trên, việc quy định chế độ tiền lương của ngành Công an dựa theo phương hướng chế độ tiền lương của Quân đội, nhưng có cải tiến để phù hợp với đặc điểm của ngành Công an, trên cơ sở bảng lưong và mức lương mới, cần tiến hành sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, chiến sĩ được xác định nằm trong lực lưọng an ninh quốc phòng nhằm ổn định cấp bậc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo sử dụng cán bộ trong toàn ngành.

I- NỘI DUNG CẢI TIẾN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA NGÀNH CÔNG AN

1- Yêu cầu và nguyên tắc cải tiến:

Xuất phát từ lực lượng Công an là một lực lượng vũ trang, chiến đấu với kẻ địch trong thời chiến cũng như thời bình, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, nên yêu cầu về cải tiến chế dộ tiền lương lần này phải làm cho việc đãi ngộ phù hợp với chức vụ và chế độ cấp bậc đảm bảo việc điều động, sử dụng, bố trí cán bộ và và chiến sĩ trong mọi hoàn cảnh và công tác và có quan tâm đến tính chất chiến đấu của ngành Công an. Để thực hiện yêu cầu trên, cần quán triệt mấy nguyên tắc sau đây:

- Căn cứ vào hệ thống tổ chức của ngành Công an để phân loại tổ chức, phân loại chức vụ, quy định chế độ tiền lương chức vụ và chế dộ phụ cấp cấp bậc nhằm hoàn chỉnh dần chế độ tiền lương chức vụ, đồng thời đảm bảo đoàn kết trong nội bộ ngành Công an.

- Chiếu cố nhiệm vụ, tính chất và điều kiện công tác nhưng phải có trọng điểm và trong phạm vi chỉ tiêu tiền lương được phân phối (riêng trong năm 1964 chỉ tiêu này chia bình quân cho 12 tháng và chỉ được sử dụng trong phạm vi số tiền còn lại kể từ tháng áp dụng thông tư này đến tháng 12).

2- Phân loại tổ chức, quy định bảng lương chức vụ:

Để thực hiện yêu cầu cải tiến chế độ tiền lương theo hướng nói trên, cần phân loại tổ chức, để xác định chức vụ của cán bộ, quy định các bảng lương chức vụ.

a) Phân loại tổ chức:

Việc phân loại tổ chức phải căn cứ vào các tiêu chuẩn như sau:

- Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của địa phương mà đơn vị ấy có trách nhiệm bảo vệ.

- Khối lượng công tác.

- Phạm vi trách nhiệm.

Cần vận dụng 3 tiêu chuẩn trên một cách toàn diện và có liên quan mật thiết với nhau; để việc phân loại tổ chức được sát với đặc điểm của mỗi địa phương.

Đối với các đơn vị nghiệp vụ ở cơ quan Bộ phải căn cứ vào tính chất, khối lượng công tác và phạm vi trách nhiệm để phân loại .

b) Phân loại chức vụ:

1- Cán bộ giữ chức vụ phụ trách. Căn cứ vào hệ thống tổ chức của ngành Công an, nay quy định 6 loại chức vụ cho cán bộ phụ trách (từ Cục trưởng đến Phó Công an huyện):

- Cục trưởng,

- Cục Phó,

- Trưởng Ty Công an tỉnh,

- Phó Ty Công an tỉnh,

- Trưởng Công an huyện,

- Phó Công an huyện.

Đối với các chức vụ khác sẽ căn cứ vào vị trí tổ chức và phạm vi trách nhiệm mà xếp tương đương với các chức vụ trên.

[...]