Thông tư 22-LĐ/TT năm 1961 quy định định mức đơn giá trả lương sản phẩm cho thợ xẻ gỗ bằng tay do Bộ Lao Động ban hành.

Số hiệu 22-LĐ/TT
Ngày ban hành 13/11/1961
Ngày có hiệu lực 28/11/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Nguyễn Đăng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22-LĐ/TT

Hà Nội , ngày 13 tháng 11 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ TRẢ LƯƠNG SẢN PHẨM CHO THỢ XẺ GỖ BẰNG TAY

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Các Ủy ban hành chính khu, thành tỉnh, Các sở, Ty phòng lao động
- Các Bộ quản lý kiến thiết cơ bản, Tổng công đoàn Việt Nam

 

Sau hòa bình lập lại công tác kiến thiết cơ bản trên toàn miền Bắc nước ta phát triển nhiều và nhanh, yêu cầu về gỗ rất lớn. Thợ xẻ là một trong các loại thợ rất cần thiết cho công tác xây dựng, tuy có tỉnh thừa có tỉnh thiếu nhưng nói chung so với yêu cầu công tác thì thợ xẻ còn thiếu, nhất là ở các tỉnh Miền núi thì còn thiếu nhiều hơn.

Mặt khác công tác quản lý, điều phối thợ xẻ và bình ổn giá công xẻ gỗ chưa được thống nhất nên có tình trạng nơi giá cao nơi giá thấp, quan hệ thu nhập về tiền lương của thợ xẻ ở miền xuôi, ở miền ngược không hợp lý, tình hình đó đã làm cho thợ xẻ bỏ tỉnh này đi tỉnh khác bỏ cơ sở này đi cơ sở khác để tìm nơi giá cao, làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất và xây dựng.

Căn cứ vào điều 8 và điều 11 Nghị định số 24 – CP ngày 01 tháng 7 năm 1960 của Hội đồng Chính phủ và chủ trương cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1960. Bộ lao động đã ban hành Thông tư số 25 ngày 12-8-1960 hướng dẫn quy định giá công thuê mướn địa phương.

Để đảm bảo tốt quan hệ thu nhập về tiền lương của thợ xẻ giữa các vùng, nhằm ổn định giá  công thợ xẻ đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc quản lý và điều phối thợ xẻ gỗ bằng tay.

Nay Bộ lao động ra thông tư này hướng dẫn vấn đề cụ thể và công tác xẻ gỗ có liên quan  đến thu nhập của thợ xẻ gỗ bằng tay như  sau :

I. PHÂN LOẠI GỖ

- Loại 1 gồm có: Nghiến đá, sến đen, trai lý,

- Loại 2 gồm có: Đinh, lim (các loại), táu (các loại), nghiến đỏ, nghiến vàng, kẹn, ngát, đa cửa, dái, mồ kết, muội thị, xoay, song xanh, trai mật, đinh gan gà, sến mật, sến trắng, mun, trắc, cà ổi,  gụ, duối, trầm hương suốt, kẻ, kiền kiền.

- Loại 3 gồm có: Đinh thối, chò chỉ, lát chun, lát hoa, lát da đồng, dẻ (các loại), dâu đen, muồng đen, trường mật, mây lai, lý mộc, đinh hương, bạch đàn, hoàng đàn, nhãn rừng, vải rừng, vải, thiều, mít, tếch, châm, xương cá, táo rừng, cam bằng, cam trai, châm đất và các thứ gỗ tương đương.

- Loại 4 gồm có: Muồng (các loại), chẹo, chanh, xoan, chàng mang, vàng cương, vàng vành, vàng tâm, vàng dẻ lực, vàng dẻ mít, bắp vàng, bắp trắng, bom, chay, ba, trầm bưa, soi, xu nâu, xu tía, thoi đen, chàng gai,  nớp (các loại), châm sắn, sơn đào, cơm mỡ, đá tía, đá trắng và các thứ gỗ tương đương

- Loại 5 gồm có: các loại gỗ mền dễ xẻ khác như: mỡ, gáo, gạo, sung, sui, vạng, chám trắng, máu chó, thông trắng, thông vàng, dẻ đỏ, sồi lụa,v.v…

Sở dĩ phân loại gỗ như trên là căn cứ vào thứ gỗ khó xẻ hay dễ xẻ, mà không căn cứ vào chất gỗ tốt hay xấu như trước đây nhiều nơi đã phân ra gỗ “từ thiết”, “hồng sắc” và “gỗ tạp”…

Việc phân loại gỗ rất phức tạp, có nhiều thứ gỗ không thể nêu hết tên; mặt khác giữa các thứ gỗ dễ xẻ khác nhau không thể phân biệt một cách chi ly, nên chỉ cần chia ra làm 5 loại tương đối phân biệt được rõ rệt để quy định giá công xẻ cho tương đối thích hợp, còn những cây gỗ khó dễ xẻ chênh lệch nhau chút ít thì quy định chung vào một loại để thuận tiện tính đơn giá trả lương cho công nhân .

II. ĐỊNH MỨC THEO QUY CÁCH XẺ GỖ PHỔ BIẾN

(Các định mức sau đây quy định cho từng cặp thợ xẻ gồm một công nhân bậc 3 và một công nhân bậc 4).

Loại 1:

Xẻ ván từ 1 cho đến 4 phân = 3m2 80 một ngày

Xẻ hộp từ 4,5 đến 8 phân = 3, 50 -

Xẻ hộp hộp từ 8,5 đến 16 phân = 3,00 -

Xẻ hộp tứ 6,5 trở lên = 2,50 -

Loại 2:

Xẻ ván từ 1 cho đến 4 phân = 4m2 50 một ngày

Xẻ hộp từ 4,5 đến8 phân = 4, 00 -

[...]