Thông tư 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 21/2011/TT-BCT
Ngày ban hành 20/05/2011
Ngày có hiệu lực 03/07/2011
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Thành Biên
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2011/TT-BCT

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 07 tháng 7 năm 2010 về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu và công văn số 1217/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 3 năm 2011 về việc quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới (dưới đây viết tắt là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất).

2. Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu thực phẩm đông lạnh không được thực hiện qua các cửa khẩu đường bộ.

3. Thực phẩm đông lạnh quy định tại Thông tư này bao gồm các mặt hàng đông lạnh thuộc chương 02, chương 03 và chương 16 trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, trừ phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam (dưới đây viết tắt là thương nhân) kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có tái xuất qua các tỉnh biên giới; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, xác nhận, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh nêu trên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

Điều 3. Quy định về kho, bãi phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh

 Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) container lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng.

 Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các container lạnh theo sức chứa của kho, bãi được quy định tại khoản 1 Điều này.

 Kho, bãi quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân ký hợp đồng thuê, thời hạn tối thiểu là 03 năm. Kho, bãi phải nằm trong quy hoạch hoặc trong khu vực quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đã diễn ra hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh. Quy hoạch và khu vực quy định nêu trên cần được trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương.

 Đối với các tỉnh chưa có hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn, khi có phát sinh mới và có nhu cầu quy hoạch khu vực kho, bãi để thương nhân tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh phải trao đổi với Bộ Công Thương trước khi quy hoạch.

Điều 4. Quy định về ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn

Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phải ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn không tái xuất được (dưới đây viết tắt là ký quỹ dự phòng) theo các quy định sau:

1. Thương nhân phải duy trì một khoản tiền ký quỹ là 02 tỷ VNĐ (hai tỷ đồng Việt Nam) tại Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân đặt kho, bãi.

2. Thương nhân được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo quy định của Kho bạc Nhà nước.

3. Thương nhân có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường và tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định. Trong trường hợp thương nhân không thực hiện thanh toán các chi phí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân được sử dụng như sau:

a) Thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của thương nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập tái xuất tại Việt Nam;

b) Thanh toán toàn bộ các chi phí để tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất của thương nhân tồn đọng quá thời hạn quy định.

4. Sau khi đã trả các chi phí theo quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có), thương nhân sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền ký quỹ hoặc một phần số tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

a) Không được cấp mã số tạm nhập tái xuất;

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ