BỘ
LAO ĐỘNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19-LĐ/TT
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 10 năm 1959
|
THÔNG TƯ
BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ KHI ỐM ĐAU,
THAI SẢN, KHI CHẾT, KHI THÔI VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ ĂN Ở TẬP THỂ TRÊN CÁC CÔNG
TRƯỜNG KIẾN THIẾT CƠ BẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi:
|
- Các Bộ, các cơ quang ngang Bộ
- Các Ủy ban Hành chính Khu Tự trị, thành phố, tỉnh
- Các Khu, Sở, Ty, Phòng Lao động
|
Trong Thông tư số 12-LĐ/TT ngày
12-5-1958 đã quy định các chế độ đãi ngộ khi ốm đau, thai sản, chết, thôi việc
và quy định tổ chức đời sống tập thể trên các công trường kiến thiết cơ bản.
Trong quá trình áp dụng những
quy định trên, Bộ Lao động xét thấy cần bổ sung một số điểm cho thích hợp với
hoàn cảnh hiện nay nhằm cải thiện thêm một bước đời sống của anh chị em làm việc
trên các công trường và khuyến khích mọi người phấn khởi thi đua, đẩy mạnh công
cuộc kiến thiết, hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
Thông tư này bổ sung hướng dẫn
thi hành có chế độ đãi ngộ khi ốm đau, thai sản chết, thôi việc và ăn ở tập thể
trên các công trường kiến thiết cơ bản như sau:
I. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP VÀ BỒI DƯỠNG KHI ỐM ĐAU
1. Đối với cán bộ, công nhân,
viên chức trong biên chế cũ:
Đối với cán bộ, công nhân, viên
chức trong biên chế cũ (tức là cán bộ, công nhân, viên chức kháng chiến) vẫn tiếp
tục thi hành nghị định Liên bộ số 362 ngày 28-10-1950 như khi anh em công tác ở
cơ quan, xí nghiệp.
2. Đối với những người tuyển dụng
chính thức sau hòa bình:
Từ ngày hòa bình lập lại, theo
nhu cầu công tác một số anh chị em đã được tuyển vào biên chế chính thức của
công trường. Từ nay trở đi, thi hành chỉ thị số 2477-NC ngày 20-6-1959 của Thủ
tướng phủ, một số anh chị em đã làm việc lâu năm và có đủ điều kiện cũng sẽ được
đưa dần vào biên chế chính thức. Để đảm bảo quyền lợi thích đáng của những anh
chị em này đồng thời giữ được tương quan tốt đối với những người tuyển dụng sau
hòa bình ở các doanh, xí nghiệp, nay quy định:
Những anh chị em đạ được tuyển
vào biên chế chính thức từ ngày hòa bình lập lại và từ nay về sau, nếu bị ốm
đau sẽ được đãi ngộ như công nhân, viên chức ở xí nghiệp theo các điều 1,2,3,4
và 5 của Thông tư Liên bộ số 16-TT/LB ngày 30-9-1956.
3. Đối với những người ngoài
biên chế:
Trong Thông tư số 12/LĐ-TT ngày
12-5-1958 có nêu lên nguyên tắc phân biệt đãi ngộ giữa công nhân tạm tuyển từ
phương xa đến với công nhân tạm tuyển ở ngay địa phương có công trường. Đối với
anh chị em là người địa phương thì dù đã công tác liên tục lâu ngày trên công
trường, khi ốm đau không được hưởng những quyền lợi như người ở phương xa đến.
Nay quy định lại như sau:
a) Đối với những công nhân, viên
chức ngoài biên chế tuyển từ phương xa đến (nghĩa là những người ở địa
phương xa, được tuyển dụng đến làm việc trên công trường, vì xa gia đình phải
ăn ở thường xuyên tại công trường) thì không kể thời gian công tác đã được nhiều
hay ít, nếu ốm đau sẽ được hưởng như sau:
- Ốm trong 10 ngày đầu được hưởng
cả lương và phụ cấp khu vực, từ ngày thứ 11 trở đi được hưởng 80% lương và phụ
cấp khu vực.
- Nếu nằm điều trị ở trạm xá, bệnh
xá, bệnh viện thì người ốm thanh toán tiền ăn hàng ngày theo mức bình thường do
các nơi ấy quy định. Công trường sẽ đài thọ tiền thuốc và tiền bồi dưỡng nếu có
theo quyết định của ý, bác sĩ.
- Nếu nằm điều trị tại lán trại,
công trường có trách nhiệm chăm sóc, cấp phát thuốc men và nếu y tá xét cần bồi
dưỡng thì mỗi ngày được bồi dưỡng 0đ30.
- Thời gian được đãi ngộ theo chế
độ trên đây không quá 3 tháng. Hết hạn này mà bệnh chưa khỏi thì giải
quyết cho thôi việc. Nhưng công trường có trách nhiệm giới thiệu bới bệnh viện
dân y địa phương để bệnh nhân tiếp tục điều trị và nếu anh chị em gặp khó khăn
thì công trường đề nghị quỹ cứu tế địa phương giúp đỡ.
Đặc biệt đối với những cá nhân
có nhiều thành tích như chiến sĩ thi đua, hoặc trước là bộ đội phục viên,
thanh niên xung phong v .v… thì sẽ được gia hạn thêm 3 tháng để tiếp tục hưởng
chế độ điều trị và trợ cấp 80% lương và phụ cấp khu vực. Gặp trường hợp đã gia
hạn rồi mà bệnh không khỏi thì công trường sẽ trao đổi với cơ quan Lao động địa
phương để tùy đối tượng mà có thể gia hạn hoặc cho thôi việc.
b) Đối với công nhân, viên chức
ngoài biên chế tuyển ngay ở địa phương có công trường (nghĩa là những người ở gần
công trường, đường đi về thuận tiện, sáng đi tối về) nếu thời gian làm việc
liên tục đã được từ 6 tháng trở lên thì khi ốm đau cũng được đãi ngộ như những
người tuyển từ phương xa đến (tức là theo quy định của đoạn a trên đây).
Nếu thời gian làm việc liên tục
đã được trên 3 tháng và dưới 6 tháng, thì khi ốm đau công trường sẽ cấp thuốc
men thông thường (thuốc cảm, sốt, đau bụng v .v… ) và giới thiệu đi bệnh việ
nhân dân nếu cần. Người ốm sẽ được trợ cấp mỗi ngày 60% lương và phụ cấp khu vực,
tối đa trong 10 ngày.
c) Đối với những người ngoài
biên chế làm việc có tính chất tạm thời, ít ngày, có việc thì làm, không có việc
thì nghỉ thì ngoài tiền công khi làm việc ra không thi hành những quy định của
Thông tư này.
Đối với những anh chị em tuy nay
làm việc có tính chất tạm thời ít ngày, nhưng nếu trong 6 tháng trước khi vào
làm việc, đã công tác ở các công trường khác cộng lại được trên 3 tháng (có giấy
tờ chứng nhân cụ thể) thì trong khi ốm đau cũng được công trường giúp đỡ thuốc
men thông thường (thuốc cảm sốt, đau bụng v .v…)
Để được hưởng chế độ trợ cấp ốm
đau trên đây, người bệnh phải do y tá, y sĩ chứng nhận. Trường hợp ở xa các tổ
chức y tế thì phải được tổ công đoàn hay tổ sản xuất chứng nhận.
Trong các trường hợp cấp cứu thì
không phân biệt người trong hay ngoài biên chế, phương xa hay địa phương, cũng
không kể thời gian làm việc dài hay ngắn, công trường đều có nhiệm vụ săn sóc
và nếu cần, thì bố trí đưa đi bệnh việc gần nhất.
II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Trong Thông tư số 12-LĐ/TT có
quy định: đối với phụ nữ có thai xét không đảm bảo công tác được nữa thì không
thể có thai được mấy tháng, công trường sẽ thu xếp cho về địa phương và đối với
công nhân tạm thời tuyển dụng ở ngay địa phương thì không thi hành chế độ trợ cấp
khi sinh đẻ.
Nay lại quy định như sau:
Không phân biệt người phương xa
với người địa phương khi chị em có thai từ tháng thứ 7 trở đi công trường phải
nghiên cứu bố trí việc nhẹ cho chị em, nếu không có việc nhẹ thì để chị em làm
việc cũ nhưng không leo dốc, trèo cao hoặc ngâm mình dưới nước, và năng
suất có thể ít hơn thường lệ, nhưng vẫn được hưởng mức lương cũ. Đối với chị em
làm khoán nếu năng suất thấp thì sẽ hưởng lương cấp bậc nếu đã sắp xếp, hoặc hưởng
lương tương đương với lương cấp bậc nếu chưa sắp xếp.
Những trường hợp có thai và sinh
đẻ không được coi là những lý do để cho thôi việc. Do đó, sau khi sinh đẻ hoặc
sau khi sẩy thai, công trường có trách nhiệm hoặc giao việc cũ, hoặc bố trí
công việc mới cho chị em làm hợp với khả năng và hưởng lương theo công việc mới
được bố trí. Gặp trường hợp công trường sắp hoàn thành hoặc hết việc để bố trí
cho chị em làm thì công trường giới thiệu chị em đi làm công trường khác, nếu
không được thì cho chị em thôi việc và thanh toán trợ cấp thôi việc theo quy định
hiện hành.
Khi sắp xếp đến tháng sinh đẻ, nếu
là người địa phương thì bố trí chị em về gia đình hưởng chế độ nghỉ đẻ, hết
hạn nghỉ đẻ, công trường bố trí việc làm theo tinh thần nói trên. Nếu là người
phương xa, không có điều kện trở về gia đình thì công trường có trách nhiệm
chăm nom, giúp đỡ, bố trí nơi sinh đẻ cho chị em.
Đối với các chị em có con nhỏ dưới
1 năm thì được thi hành chế độ giờ nghỉ cho con bú như đã quy định tại Thông tư
số 16-LĐ/TT ngày 6-9-1957 (nghĩa là mỗi buổi nghỉ nửa giờ để cho con bú)
1. Quyền lợi khi sinh đẻ:
Để chăm sóc và bồi dưỡng khi
sinh đẻ, kể cả người phương xa và người địa phương, nay quy định thống nhất:
a) Đối với chị em trong biên chế
và chị em ngoài biên chế đã làm việc liên tục từ 1 năm trở lên, khi sinh
đẻ được nghỉ 2 tháng (1 tháng trước khi đẻ và 1 tháng sau khi đẻ) lĩnh đủ lương
kể cả phụ cấp khu vực nếu có và được trợ cấp 20đ để bồi dưỡng và mua sắm tã
lót. Trường hợp sinh đôi, sinh ba khoản trợ cấp này sẽ gấp đôi, gấp ba.
b) Đối với chị em ngoài biên chế
đã làm việc liên tục ở công trường được từ 6 tháng đến dưới 1 năm, khi
sinh đẻ được nghỉ 2 tháng (1 tháng trước và 1 tháng sau khi đẻ) nhưng chỉ được
trợ cấp 1 tháng lương kể cả phụ cấp khu vực, và thêm khoản trợ cấp bồi dưỡng và
mua sắm tã lót như trên.
2. Quyền lợi khi sẩy thai:
Khi chị em bị sẩy thai không
phân biệt người phương xa hay địa phương, cũng không kể thời gian làm việc dài
ngày hay ngắn, sẽ được công trường đài thọ thuốc men và tiền bồi dưỡng như quy
định ở đoạn a của chế độ ốm đau đối với người ngoài biên chế và được nghỉ hưởng
cả lương và phụ cấp khu vực như sau:
- Sẩy thai 7 tháng trở lên coi
như đẻ non và được nghỉ 25 ngày.
- Sẩy thai dưới 7 tháng
thì tùy y sĩ hoặc bác sĩ xét định có thể được nghỉ từ 10 đến 15 ngày.
III. NHÀ GỬI TRẺ
Công trường có trách nhiệm tổ chức
nhà trẻ để chị em gửi các cháu. Nhưng căn cứ tình hình, đặc điểm của công trường
là những đơn vị không cố định, thời gian xây dựng có hạn, nên phải tùy điều kiện,
khả năng từng công trường mà tổ chức.
Công trường cung cấp nhà và dụng
cụ cần thiết, chị em thì đóng góp một phần vào việc trả lương cho người giữ trẻ.
Phần đóng góp của chị em tối đa không quá 5 đồng mỗi cháu.
Tiêu chuẩn các cháu được gửi là
những cháu từ 3 tuổi trở xuống sinh tại công trường, con của các chị em trong
biên chế chính thức và của các chị em ngoài biên chế tuyển từ phương xa đến đã
làm việc tại công trường hoặc liên tục nhiều công trường từ 1 năm trở lên.
Các chi tiết khác về tổ chức nhà
trẻ thì dựa vào mục I của Thông tư Liên bộ số 49-TT/LB ngày 10-7-1958 để thi
hành. Bộ sở quan sẽ hướng dẫn cụ thể việc tổ chức nhà trẻ cho các công trường của
ngành mình.
IV. TRỢ CẤP KHI CHẾT VÌ ỐM ĐAU VÀ TIỀN CHÔN CẤT
Chế độ trợ cấp khi chết vì ốm
đau và tiền chôn cất từ nay sẽ thi hành theo quy định của Thông tư Liên bộ Nội
vụ-Lao động số 16-TT/LB ngày 05-8-1959.
V. TRỢ CẤP THÔI VIỆC
Trước đây khoản trợ cấp thôi việc
trong Thông tư số 12-LĐ/TT chỉ áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức
trong biên chế, và những người ở ngoài biên chế tuyển từ phương xa đến.
Nay sửa lại là chế độ trợ cấp
thôi việc áp dụng chung cho cả công nhân, viên chức ngoài biên chế tuyển dụng ở
ngay địa phương, trừ những người tạm tuyển ít ngày, khi có việc thì làm khi
không có việc thì nghỉ.
Về mức trợ cấp, vẫn thi hành như
quy định của Thông tư số 12-LĐ/TT. Riêng trong đoạn b trước có điểm quy định
được trợ cấp 60 ngày lương nay sửa lại là được trợ cấp 2 tháng lương kể cả phụ
cấp khu vực. Nếu lương ngày thì tính:
2
X 25,5 ngày = 51 ngày
V. VẤN ĐỀ ĂN TẠI CÔNG TRƯỜNG
Theo Thông tư số 12-LĐ/TT các chế
độ cung cấp, tổ chức đời sống tập thể chỉ áp dụng cho những người ở trong biên
chế và những người ở ngoài biên chế tuyển từ phương xa đến, và không áp dụng
cho người địa phương, trừ nước uống và báo chí.
Nay bổ sung như sau:
Các chế độ cung cấp, tổ chức đời
sống tập thể trên công trường chủ yếu là áp dụng cho cán bộ, công nhân, viên chức
trong biên chế và những người ở ngoài biên chế tuyển từ phương xa đến. Nhưng đối
với những anh chị em tuy là người địa phương, nếu đường đi về khá xa, trở ngại,
mất nhiều thời giờ, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động, thì công trường
sẽ tùy tình hình cụ thể, hoặc tổ chức nơi ăn nghỉ trưa cho anh chị em, hoặc tổ
chức nơi ăn ở tại chỗ cho anh chị em như đối với những người tuyển từ nơi xa đến.
(việc tổ chức ăn bữa trưa tại công trường nên gọn gàng, công trường cho mượn nồi,
xoong, bát đũa, để anh chị em tự thổi lấy).
Vấn đề này công trường cần
nghiên cứu kỹ, nắm sát tình hình những anh chị em người địa phương để giải quyết
cho thích đáng, tránh hai thiên hướng: hoặc có người nhà ở xa, đi về không tiện
mà không được ăn ở tại công trường, hoặc giải quyết tràn lan, người ở gần công
trường cũng được ở lại công trường, làm nặng nề công việc quản trị và gây lãng
phí cho công quỹ.
Đối với những trường hợp hai vợ
chồng cùng làm việc ở công trường và có đủ tiêu chuẩn để ở tập thể thì công trường
cố gắng bố trí chỗ ở riêng cho họ.
Công trường cũng cần bố trí một
số gian nhà riêng để đón tiếp gia đình (vợ hoặc chồng) đến thăm anh chị em.
Phạm vi thi hành của Thông tư
này vẫn theo phạm vị đã quy định tại chương XII Thông tư số 12-LĐ/TT ngày
12-5-1958.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
ban hành. Những quy định trước trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Để thi hành tốt Thông tư này,
Ban chỉ huy công trường cần thảo luận với cấp ủy và công đoàn trong mọi trường
hợp để áp dụng cho đúng.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Nguyễn Văn Tạo
|