BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
170/1998/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 170-1998/TT/BTC NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM
1998 HƯỚNG DẪN CHUYỂN SỔ KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ ĐỐI
VỚI CÁC ĐƠN VỊ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Bộ Tài chính đã ra Quyết định số
827-1998/QĐ- BTC ngày 4 tháng 7 năm 1998 ban hành Chế độ kế toán ngân sách xã
áp dụng cho các xã, phường, thị trấn trong cả nước kể từ ngày 01 tháng 10 năm
1998. Để việc triển khai chế độ kế toán mới được thuận lợi, Bộ Tài chính hướng
dẫn phương pháp chuyển sổ từ hệ thống sổ đơn (Ban hành theo Quyết định số 13 -
TC/QĐ/TDT ngày 06/10/1972 và hệ thống tài khoản kế toán tạm thời đang áp dụng
(Ban hành theo công văn số 35-TC/NSNN ngày 14/5/1990 của Bộ Tài chính) sang hệ
thống tài khoản kế toán ngân sách xã, như sau:
I - YÊU CẦU
1/ Tất cả các số liệu kế toán
trước và sau khi chuyển sổ phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo đối soát khớp đúng
giữa giá trị và hiện vật, giữa số liệu kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa
số liệu ghi trên sổ với số hiện có về vật tư, tài sản, tiền quĩ, công nợ, thu,
chi ngân sách.
2/ Trước khi chuyển sổ kế toán,
các xã, phường, thị trấn phải xác định chính xác và giải quyết, thu hồi các khoản
nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ phải trả, các khoản thu hộ, chi hộ và các
khoản nợ khác còn khê đọng, đảm bảo số liệu chuyển sang hệ thống sổ kế toán mới
rõ ràng, minh bạch với đầy đủ cơ sở pháp lý.
3/ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức,
tính chất và nội dung hoạt động của xã, phường, thị trấn căn cứ nội dung hệ thống
tài khoản kế toán mới, từng xã, phường, thị trấn nghiên cứu vận dụng các tài
khoản một cách phù hợp. Nếu thấy cần bổ sung thêm tài khoản thì phải đề nghị với
cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định theo nguyên tắc:
- Về bổ sung tài khoản cấp 1 (Loại
tài khoản 3 số) phải được Bộ Tài chính cho phép.
- Về bổ sung tài khoản cấp 2 (Loại
tài khoản 4 số) phải được Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố cho
phép sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính.
II- THỜI ĐIỂM
CHUYỂN SỔ
- Các địa phương đã tổ chức tập
huấn và chuẩn bị đầy đủ sổ kế toán và các điều kiện vật chất khác để thực hiện
chế độ kế toán ngân sách xã từ ngày 01/10/1998 thì thời điểm chuyển sổ là cuối
ngày 30/9/1998.
- Các địa phương thực hiện chế độ
kế toán ngân sách xã từ ngày 01/01/1999 thì thời điểm chuyển là cuối ngày
31/12/1998.
III - TRÌNH TỰ
CÁC VIỆC PHẢI LÀM KHI CHUYỂN SỔ
1/ Các địa phương phải tiến hành
tập huấn chế độ kế toán ngân sách xã cho cán bộ kế toán xã, phường, thị trấn,...
để kế toán xã, phường nắm được nội dung và biết cách vận dụng phương pháp và
trình tự ghi chép theo quy định của chế độ kế toán ngân sách xã, cũng như
phương pháp chuyển số dư của các tài khoản từ sổ kế toán cũ sang sổ kế toán mới.
2/ Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ,
sổ kế toán theo qui định của chế độ kế toán ngân sách xã.
3/ Trước khi chuyển sổ kế toán,
các xã, phường phải tiến hành kiểm kê tài sản, vật tư, tiền quĩ,...,sao kê đối
chiếu công nợ, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và hiện vật, đối chiếu xác
minh công nợ, khóa sổ kế toán. Đối với các xã đã thực hiện kế toán kép, sau khi
khoá sổ, lập Bảng Cân đối tài khoản theo hệ thống tài khoản kế toán cũ.
Việc khoá sổ kế toán cuối năm và
lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách năm 1998 được thực hiện theo hướng dẫn
tại Công văn số 403-TC/NSNN ngày 04/12/1998 của Bộ Tài chính.
4 / Tính toán số dư các tài khoản
mới trên cơ sở số liệu trên sổ kế toán và số dư các tài khoản cũ có liên quan để
ghi vào tài khoản mới.
Khi tính số dư để ghi vào các
tài khoản kế toán mới cần chú ý các trường hợp sau:
- Một tài khoản cũ có liên quan
đến nhiều tài khoản mới thì phải phân tích số dư của các tài khoản cũ để ghi
vào số dư của các tài khoản mới theo nội dung phù hợp.
- Một tài khoản mới hợp nhất nhiều
tài khoản cũ thì phải hợp cộng số dư của nhiều tài khoản cũ để ghi vào số dư của
tài khoản mới.
- Những tài khoản mới phản ánh
các hoạt động kinh tế mới phát sinh mà chưa có quy định hướng dẫn trong hệ thống
tài khoản cũ thì phải căn cứ vào nội dung của tài khoản mới để xác định số dư từ
các tài khoản cũ mà xã đã sử dụng.
5/ Sau khi tính được số dư của
các tài khoản mới, phải lập lại Bảng Cân đối số dư tài khoản theo hệ thống tài
khoản mới ở thời điểm chuyển sổ sang hệ thống tài khoản kế toán mới.
6/ Căn cứ vào số dư tính được của
các tài khoản kế toán mới, kế toán ghi số dư đầu kỳ của từng tài khoản vào các
sổ kế toán mới.
7 / Kiểm tra, soát xét và đối
chiếu lại toàn bộ số liệu mới đã ghi trên sổ kế toán và báo cáo kế toán đảm bảo
khớp đúng giữa các sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán
với báo cáo kế toán, giữa số liệu trên sổ và báo cáo kế toán với số thực tế về
quỹ tiền mặt, tiền trên tài khoản tại Kho bạc, số thu, số chi ngân sách, nợ phải
thu, nợ phải trả và vật tư, tài sản hiện có.
IV - CÁCH
TÍNH CHUYỂN SỐ DƯ ĐỂ GHI VÀO TÀI KHOẢN KẾ TOÁN MỚI
A- Đối với
các xã thực hiện kế toán ngân sách xã theo phương pháp ghi Đơn ban hành theo
Quyết định số 13 -TC/QĐ/TDT ngày 06/10/1972 của Bộ Tài chính:
1- Căn cứ vào số liệu khoá sổ ở
thời điểm chuyển sổ của các sổ:
- Sổ nhật ký thu, chi
|
(Mẫu số 1 - SS)
|
- Sổ chi tiết thu ngân sách
|
(Mẫu số 2 - SS)
|
- Sổ chi tiết chi ngân sách
|
(Mẫu số 3 - SS)
|
- Sổ quĩ
|
(Mẫu số 4 - SS)
|
- Sổ theo dõi tiền tạm ứng
|
(Mẫu số 5 - SS)
|
- Sổ tiền gửi ngân hàng
|
(Mẫu số 6 - SS)
|
2- Cách tính và chuyển số liệu.
a- Đối với các xã được phép tiếp
tục áp dụng phương pháp ghi đơn thì thực hiện chuyển số dư, như sau:
Căn cứ vào số dư tại thời điểm
chuyển sổ trên sổ quỹ và sổ nhật ký thu, chi để ghi vào số dư đầu kỳ của sổ quĩ
tiền mặt và sổ nhật ký thu, chi tiền mặt.
Căn cứ vào số dư tại thời điểm
chuyển sổ trên sổ tiền gửi ngân hàng (hiện nay đang theo dõi tiền gửi tại Kho bạc)
để ghi vào số dư đầu kỳ của sổ tiền gửi Kho bạc.
Căn cứ vào số dư tại thời điểm
chuyển sổ trên sổ chi tiết thu ngân sách, tách làm 2 nội dung: Phần tạm thu còn
chưa xử lý đến thời điểm chuyển sổ để ghi vào số đầu kỳ phần tạm thu trên sổ
thu ngân sách dư đầu kỳ; Phần số liệu thu ngân sách chính thức còn trong giai
đoạn chỉnh lý được ghi vào phần đã làm thủ tục ghi thu NSNN tại Kho bạc trên sổ
thu ngân sách.
Căn cứ vào số dư tại thời điểm
chuyển sổ trên sổ chi tiết chi ngân sách, tách làm 2 nội dung. Phần tạm chi ghi
vào số dư đầu kỳ phần tạm chi trên sổ chi ngân sách; Phần đã ghi chi chính thức
ghi vào phần đã làm thủ tục ghi chi tại Kho bạc trên sổ chi ngân sách.
Căn cứ vào số dư tại thời điểm
chuyển sổ trên sổ theo dõi tiền tạm ứng để ghi vào dư đầu kỳ trên sổ phải thu.
b- Đối với các xã chuyển sang
phương pháp ghi kép thì chuyển sổ như sau:
- Sổ nhật ký thu, chi (Mẫu số 1
- SS) và Sổ quĩ (Mẫu số 4 - SS): Căn cứ vào số tồn quĩ tiền mặt ở cuối ngày thời
điểm chuyển sổ để ghi vào số dư tài khoản 111- Tiền mặt.
- Sổ chi tiết thu ngân sách (Mẫu
số 2 - SS): Số liệu khoá sổ trên sổ này cần tách ra 2 phần:
+ Phần tạm thu: Đến thời điểm
chuyển sổ nếu còn những khoản nào chưa chuyển sang thu chính thức thì tổng hợp
những khoản này thành số dư Có của tài khoản 719 - Tạm thu ngân sách xã.
+ Phần thu ngân sách chính thức:
Tổng hợp số liệu của các mục thu thành số liệu để ghi vào số dư Có tài khoản
714- Thu ngân sách (7141 - Thuộc năm trước).
- Sổ chi tiết chi ngân sách (Mẫu
số 3- SS): Số liệu khoá sổ trên sổ này tổng hợp thành số dư Nợ tài khoản 814-
Chi ngân sách (tài khoản 8141- Thuộc năm trước).
- Sổ theo dõi tiền tạm ứng (Mẫu
số 5 - SS): Căn cứ số nợ tạm ứng của từng đối tượng, tổng hợp thành số dư Nợ
tài khoản 311 - Các khoản phải thu (Tài khoản 3111 - Tạm ứng).
- Căn cứ vào số liệu trên sổ tiền
gửi ngân hàng (Mẫu số 6 - SS): Cần tách ra 2 nội dung:
+ Tổng hợp tiền gửi thuộc quĩ
ngân sách để ghi vào bên Nợ Tài khoản 1121 - Tiền ngân sách tại kho bạc.
+ Tổng hợp tiền gửi khác để ghi
vào bên Nợ Tài khoản 1128 - Tiền gửi khác.
Sau đó hợp cộng thành số dư Nợ
Tài khoản 112 - Tiền gửi kho bạc.
- Tổng hợp các khoản phải trả
(Phải trả khách hàng, nợ vay, phải trả khác) ghi vào bên Có TK 331 (Chi tiết
các TK cấp 2).
Sau khi tính được số dư các tài
khoản trên, lập Bảng cân đối số dư tài khoản ở thời điểm chuyển sổ như sau:
Số
dư Nợ
(tài khoản có số dư Nợ)
|
Số
tiền
|
Số
dư Có
(Tài khoản có số dư Có)
|
Số
tiền
|
- Tài khoản 111 - Tiền mặt
|
|
- Tài khoản 714 - Thu ngân
sách xã
|
|
- Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho
bạc
|
|
- Tài khoản 719 - Tạm thu ngân
sách xã
|
|
- Tài khoản 311 - Các khoản phải
thu
|
|
- Tài khoản 331- Các khoản phải
trả
|
|
- Tài khoản 814 - Chi ngân
sách xã
|
|
|
|
Cộng
|
|
Cộng
|
|
Riêng phần tài sản cố định sử dụng
kết quả kiểm kê 01/01/1998 sẽ hướng dẫn ở mục C.
B- Đối với
những xã thực hiện chế độ kế toán ngân sách xã theo phương pháp ghi kép ban
hành theo Công văn tạm thời số 35 - TC/NSNN ngày 14/5/1990 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào số dư Nợ TK 101-
Quĩ ngân sách (tiểu khoản 101.2 - Tiền mặt) tại thời điểm chuyển sổ để chuyển
thành số dư Nợ TK 111 - Tiền mặt.
- Căn cứ vào số dư Nợ tiểu khoản
101.1- Tiền gửi Kho bạc tại thời điểm chuyển sổ để chuyển thành số dư Nợ TK 112
- Tiền gửi kho bạc, trong đó:
+ Phần tiền thuộc NSNN trên sổ
chi tiết tài khoản 101.1- Tiền gửi tại thời điểm chuyển sổ được chuyển thành số
dư Nợ TK 1121- Tiền ngân sách tại Kho bạc;
+ Phần tiền gửi khác trên sổ chi
tiết tài khoản 101.1- Tiền gửi tại thời điểm chuyển sổ được chuyển thành số dư
Nợ TK 1128- Tiền gửi khác.
- Căn cứ vào số dư Nợ tiểu khoản
101.3- Giá trị hiện vật trên sổ chi tiết tài khoản 101.3 tại thời điểm chuyển sổ
để ghi thành số dư Nợ TK 152- Vật liệu.
- Căn cứ vào số dư Nợ về tạm ứng
cho người nhận thầu XDCB trên tài khoản 105 "Tạm ứng XDCB" để ghi vào
số dư Nợ TK 331- Các khoản phải trả (3311- Phải trả khách hàng- Chi tiết tạm ứng
XDCB).
- Căn cứ vào số dư Nợ TK 106- Tạm
ứng khác để ghi vào số dư Nợ TK 311- Các khoản phải thu (chi tiết TK 3111 - Tạm
ứng).
- Căn cứ vào số dư Có TK 201 -
Thu ngân sách xã (phần ngân sách sau khi đã loại trừ số liệu liên quan ở các
tài khoản phải thu, phải trả, thu hộ, chi hộ, KP uỷ quyền, các quỹ,..) được
chuyển thành số dư Có TK 7141- Thuộc năm trước để tiếp tục xử lý.
- Căn cứ vào số dư bên Có TK 202
- Tạm thu (chi tiết phần ngân sách) đến thời điểm chuyển sổ còn chưa xử lý xong
để ghi vào số dư Có của TK 719 - Tạm thu ngân sách, trong đó:
Số thu bằng tiền được ghi vào
bên Có TK 7191
Số thu bằng hiện vật ghi vào số
dư bên Có của TK 7192
Số thu bằng ngày công ghi vào số
dư bên Có của TK 7193.
- Căn cứ vào số dư Nợ tài khoản
107 - Chi ngân sách để ghi vào tài khoản 8141 - Thuộc năm trước (phần ngân
sách) để tiếp tục xử lý trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
- Căn cứ vào số dư tài khoản 301
- Vãng lai với ngân sách cấp trên để ghi vào số dư tài khoản 336 - Các khoản
thu hộ, chi hộ (nếu trước đây các khoản thu hộ, chi hộ xã đã hạch toán vào tài
khoản 301); chi tiết phần thu hộ ghi vào tài khoản 3361; Phần chi hộ ghi vào
tài khoản 3362; Phần chi kinh phí uỷ quyền ghi vào tài khoản 3363.
- Căn cứ vào số dư Có tài khoản
301.1 - Đi vay, để ghi vào số dư Có tài khoản 331 - Các khoản phải trả; trong
đó:
+ Phần vay quĩ dự trữ tài chính
được ghi vào số dư Có tài khoản 3312;
+ Các khoản vay khác được ghi
vào số dư Có tài khoản 3318.
- Căn cứ vào số dư Nợ trên tài
khoản 301.2 - Cho vay để ghi vào số dư Nợ tài khoản 311 - Các khoản phải thu
(tài khoản 3118 - Phải thu khác).
C- Phương
pháp xác định số dư các tài khoản phản ánh tài sản cố định:
Từ trước đến nay các xã, phường
mới chỉ thống kê về tài sản cố định, vì vậy căn cứ vào kết quả kiểm kê TSCĐ khu
vực HCSN thời điểm 0h ngày 01/01/1998 tại các xã đã được cấp có thẩm quyền xét
duyệt về tổng nguyên giá TSCĐ và tổng giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ hiện có
theo kiểm kê để tính lại đến thời điểm chuyển sổ, cụ thể:
1- Cách tính các chỉ tiêu:
a- Tổng nguyên giá của tài sản cố
định hiện có đến ngày 01/01/1998 (sau khi đã loại trừ những TSCĐ phải thanh lý,
chuyển thành công cụ lao động,..) tính lại đến thời điểm chuyển sổ:
Tổng
giá nguyên TSCĐ tính đến thời điểm chuyển sổ
|
=
|
Tổng
nguyên giá TSCĐ hiện có theo kiểm kê đến 1/1/1998
|
+
|
Nguyên
giá TSCĐ tăng thêm sau ngày 1/1/1998 đến thời điểm chuyển sổ
|
-
|
Nguyên
giá TSCĐ giảm đi do thanh lý, nhượng bán sau ngày 1/1/1998 đến thời điểm chuyển
sổ
|
b- Tổng giá trị còn lại của TSCĐ
theo kiểm kê ngày 01/01/1998 (sau khi đã loại trừ giá trị còn lại của TSCĐ phải
thanh lý hoặc chuyển thành công cụ đã được cấp thẩm quyền cho phép) tính lại đến
thời điểm chuyển sổ:
Tổng
giá trị còn lại của TSCĐ tính đến thời điểm chuyển sổ
|
=
|
Tổng
giá trị còn lại của TSCĐ hiện có theo kiểm kê đến 1/1/1998
|
+
|
Nguyên
giá TSCĐ tăng sau ngày 1/1/1998 đến thời điểm chuyển sổ
|
-
|
Giá
trị còn lại giảm đi sau ngày 1/1/1998 đến thời điểm chuyển sổ
|
c- Giá trị hao mòn
Giá
trị hao mòn TSCĐ tính đến thời điểm chuyển sổ
|
=
|
Tổng
nguyên giá TSCĐ tính đến thời điểm chuyển sổ
|
-
|
Tổng
giá trị còn lại của TSCĐ tính đến thời điểm chuyển sổ
|
2- Cách ghi số liệu vào số dư
các tài khoản như sau:
- Tổng nguyên giá TSCĐ tính đến
thời điểm chuyển sổ, ghi vào bên Nợ tài khoản 211 - Tài sản cố định.
- Tổng giá trị hao mòn của TSCĐ
tính đến thời điểm chuyển sổ ghi vào bên Có tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ.
- Tổng giá trị còn lại của TSCĐ
tính đến thời điểm chuyển sổ ghi vào bên Có tài khoản 466 - Nguồn kinh phí hình
thành TSCĐ.
Lưu ý: Số liệu ghi vào 3 tài khoản
trên phải đảm bảo
Số dư Nợ TK 211 = Số dư Có TK
214 + Số dư Có TK 466.
Trên đây là nội dung hướng dẫn
chuyển sổ khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ngân sách xã đối với các đơn vị
xã, phường, thị trấn.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ký hướng dẫn việc chuyển sổ khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ngân
sách xã đối với các đơn vị xã, phường, thị trấn. Trong quá trình thực hiện chuyển
sổ, nếu có vướng mắc khó khăn đề nghị các xã, phường, thị trấn phản ánh về Sở
Tài chính - Vật giá địa phương và Bộ Tài chính để kịp thời nghiên cứu, hướng dẫn
thêm.