Thông tư 169-KH năm 1958 giải thích nội dung các hình thức thanh toán quy định trong Chỉ thị 168-KH 1958 của Ngân hàng quốc gia Việt Nam do Ngân Hàng Quốc Gia ban hành

Số hiệu 169-KH
Ngày ban hành 07/05/1958
Ngày có hiệu lực 22/05/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng quốc gia
Người ký Lê Viết Lượng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 169-KH

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN ĐÃ QUY ĐỊNH TRONG CHỈ THỊ SỐ 168-KH NGÀY 07-05-1958 CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Để thi hành Nghị định số 144-TTg ngày 09 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã ra chỉ thị số 168-KH ngày 07-05-1958 quy định các hình thanh toán về các giao dịch giữa các ngành trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Thông tư này quy định và giải thích cụ thể chi tiết nội dung các hình thức thanh toán và các thể thức, thủ tục phải thi hành.

Những công văn, chỉ thị thông tư về thanh toán trong nội địa ban hành trước đây khác với thông tư này được bãi bỏ.

CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN

Chỉ thị số 168-KH quy định 9 hình thức thanh toán:

a) Thanh toán giữa hai địa phương khác nhau:

1 – Chuyển tiền

2 – Nhờ thư nhận trả

3 – Thư tín dụng

4 – Tài khoản đặc biệt

b) Thanh toán trong một địa phương:

1 – Séc

2 – Séc bảo chi

3 – Giấy ủy nhiệm chi

4 – Giấy ủy nhiệm thu

5 – Nhờ thu nhận trả cùng một địa phương.

Các hình thức thanh toán trên chỉ áp dụng giữa công với công, hoặc giữa công với tư. Đối với việc thanh toán giữa tư với tư hoặc giữa tư với công, sẽ có thể lệ riêng.

I. - NỘI DUNG VÀ THỦ TỤC CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN GIỮA HAI ĐỊA PHƯƠNG KHÁC NHAU

A – THANH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHUYỂN TIỀN

Hình thức thanh toán chuyển tiền chỉ áp dụng trong việc điều chuyển vốn, phân phối vốn, tập trung vốn giữa các đơn vị kinh tế, cơ quan, đoàn thể, bộ đội, nhiều nhất là chuyển trong nội bộ từng hệ thống. Trong trường hợp đặc biệt các cơ quan đoàn thể bộ đội cần tiền mua hàng tại một xí nghiệp hoặc Mậu dịch quốc doanh ở địa phương khác, nếu biết trước giá cả số lượng hàng theo giấy đặt hàng thì có thể xin chuyển tiền. Nếu chưa biết rõ số tiền phải trả thì dùng tài khoản đặc biệt.

Để tránh tình trạng lợi dụng hoặc sai lầm có thể xảy ra hiện nay Ngân hàng quốc gia Việt Nam dùng chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện tín, không nhận làm chuyển tiền bằng sec và chuyển tiền bằng điện thoại. Đặc biệt chuyển tiền giữa công với công, Ngân hàng có thể giao giấy tờ cho đơn vị chuyển tiền mang đi không phải gửi qua Bưu điện nếu họ yêu cầu.

Đối với đơn vị xin chuyển tiền

1) Mỗi đơn vị kinh tế, cơ quan đoàn thể, bộ đội chỉ được xin chuyển tiền đến một địa phương nhất định. Nếu cần chuyển nhiều món đi nhiều địa phương thì từng số tiền chuyển cho từng đơn vị địa phương sẽ làm một chuyển tiền riêng biệt.

Nếu người nhận chuyển tiền lại muốn chuyển toàn bộ hay một phần số tiền ấy đi địa phương khác thì sẽ coi như làm một lần chuyển tiền mới.

2) Trường hợp đơn vị chuyền tiền sau khi đã chuyển tiền xong lại xin thoái hồi món tiền chuyển vì người được hưởng chuyển tiền đã rời địa chỉ đi nơi khác hay vì lý do nào khác, Ngân hàng nơi người nhận chuyển tiền sẽ chuyển trả cho Ngân hàng chuyển tiền để hoàn lại cho người chuyển tiền trước kia.

Trường hợp này cũng coi như một chuyển tiền mới và cũng phải chịu thủ tục phí mới.

3) Đơn vị chuyển tiền nộp cho Ngân hàng mình nhờ chuyển các giấy tờ sau đây:

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ