NGÂN
HÀNG QUỐC GIA
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
168-KH
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 05 năm 1958
|
THÔNG TƯ
VIỆC THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 144-TTG NGÀY 9-4-1957 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TẬP TRUNG THANH TOÁN VÀO NGÂN HÀNG
Nghị định số 144-TTg ngày
9-4-1957 của Thủ tướng Chính phủ ấn định nguyên tắc tập trung thanh toán vào
Ngân hàng về các giao dịch giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau, giữa xí nghiệp
quốc doanh và cơ quan hành chính, quân sự, đơn vị bộ đội, giữa các tổ chức kinh
tế thuộc khu vực quốc doanh và các tổ chức kinh tế thuộc khu vực hợp tác xã, đồng
thời giao trách nhiệm cho Ngân hàng quốc gia Việt-nam quy định cụ thể các hình
thức thanh toán, những thể lệ chi tiết về tổ chức thanh toán, và hướng dẫn, kiểm
soát các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội chấp hành
cho đúng.
Chấp hành Nghị định trên, đồng
thời kết hợp với yêu cầu từng bước tăng cường quản lý tiền mặt nhằm củng cố tiền
tệ và ổn định vật giá, trong thời gian qua, Ngân hàng đã tích cực vận động các
xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể, bộ đội và một số tư nhân thành thị mở tài khoản tại
Ngân hàng; Ngân hàng đã chú trọng đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán chuyển khoản
và mở rộng phạm vi sử dụng séc, đồng thời Ngân hàng cũng đã chấn chỉnh lại chế
độ kế toán nội bộ nhằm phục vụ cho công tác chuyển tiền qua Ngân hàng được thuận
lợi và nhanh chóng. Những việc đó đã có những tác dụng nhất định trong công tác
quản lý lưu thông tiền tệ và góp phần quan trọng vào việc ổn định thị trường, ổn
định kinh tế.
Ngoài ra trong năm 1956, 1957 và
đầu 1958, thi hành chỉ định số 110-TTg ngày 26-10-1956 của Thủ tướng Chính phủ,
Ngân hàng đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thanh toán lẫn nhau trong Bộ
Thương nghiệp và giữa các Bộ và đã đem lại một số kết quả.
Năm 1958 là năm đầu của thời kỳ
kiến thiết kinh tế có kế hoạch. Hiện nay công tác kiểm kê đánh giá tài sản và
xét định vốn cho các xí nghiệp trên căn bản đã hoàn thành và trong năm nay, các
xí nghiệp sẽ bước đầu chấp hành chế độ hạch toán kinh tế.
Trước tình hình mới đó và căn cứ
những nguyên tắc được quy định trong Nghị định số 144-TTg ngày 9-4-1957 nói
trên của Thủ tướng Chính phủ, nay Ngân hàng quốc gia Việt-nam quy định sau đây các
nguyên tắc, hình thức và thủ tục thanh toán nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán
về giao dịch giữa các ngành sản xuất, phân phối và lưu thông trong khu vực kinh
tế quốc doanh và hợp tác xã.
I. MỤC ĐÍCH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Ngân hàng quốc gia Việt-nam tổ
chức thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác
xã nhằm mục đích:
1. Tăng cường thêm một bước công tác quản
lý tiền mặt, làm cho các khoản thu chi của các đơn vị xí nghiệp với cơ quan, bộ
đội, hợp tác xã đều phải tập trung thanh toán qua Ngân hàng quốc gia để Ngân
hàng quốc gia có thể dần dần thi hành nhiệm vụ kiểm soát luân chuyển tiền tệ.
2. Tăng gia tốc độ luân chuyển hàng hóa,
thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nhằm không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.
3. Tăng gia tốc độ luân chuyển của đồng
tiền, giảm bớt được khối lượng tiền mặt trên thị trường, do đó tiết kiệm được
chi phí lưu thông và tập trung được các phương tiện tiền tệ nhàn rỗi để Nhà nước
sử dụng vào công cuộc kiến thiết kinh tế.
4. Thông qua việc thanh toán bằng chuyển
khoản có giám đốc, góp phần củng cố kỷ luật hợp đồng giữa các xí nghiệp và cơ
quan kinh tế, thủ tiêu dần dần quan hệ vay mượn, tạm ứng, bán chịu lẫn nhau
(tín dụng thương mại) giữa các cơ quan, tổ chức kinh tế mà không qua Ngân hàng
quốc gia, củng cố chế độ hạch toán kinh tế của các xí nghiệp, góp phần giám đốc
việc thực hiện kế hoạch kinh tế của Nhà nước.
II. NGUYÊN TẮC THANH TOÁN
Tất cả các việc thanh toán giữa
các xí nghiệp quốc doanh với nhau, giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau, giữa
xí nghiệp quốc doanh và cơ quan hành chính, quân sự, đơn vị bộ đội, và
các tổ chức kinh tế trong khu vực quốc doanh và các tổ chức kinh tế trong khu vực
hợp tác xã đều phải tập trung vào Ngân hàng và theo nguyên tắc sau đây:
1. Các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội,
hợp tác xã đều phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng quốc gia Việt-nam.
Ngoài số tiền mặt được thường xuyên giữ tại quỹ với sự thỏa thuận của Ngân
hàng, tất cả tiền mặt đều bắt buộc phải gửi vào Ngân hàng quốc gia Việt-nam, và
các việc thanh toán với nhau (trả tiền, thu tiền) đều phải tiến hành được sự kiểm
soát của Ngân hàng quốc gia Việt-nam.
2. Ngân hàng chỉ có thể tiến hành thanh
toán giữa các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội, hợp tác xã, với sự thỏa thuận
của người trả, tránh tự động trích tài khoản của người trả để thanh toán ngoài
những trường hợp được quy định trong chỉ thị này và thông tư số 169-KH ngày
7-5-1958 của Ngân hàng quốc gia Việt-nam. Giữa các đơn vị phải có sự giao dịch
trước, thanh toán sau, không được vay mượn lẫn nhau, tạm ứng mua chịu, bán chịu,
(tín dụng thương mại) mà không qua Ngân hàng quốc gia Việt-nam . Ngân hàng quốc
gia phải bảo đảm thanh toán kịp thời, chính xác các việc giao dịch giữa các cơ
quan và các tổ chức kinh tế.
3. Tất cả các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị
bộ đội, và hợp tác xã giao dịch với nhau phải có hợp đồng hợp thức và bắt buộc
phải thanh toán với nhau theo đúng những điều đã ký kết trong hợp đồng và phù hợp
với những nguyên tắc thanh toán trong chỉ thị này.
4. Đơn vị trả bắt buộc phải có đủ tiền trong
tài khoản tại Ngân hàng khi yêu cầu Ngân hàng thanh toán. Nếu có trường hợp
thanh toán quá mức số dư tài khoản thì đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
5. Trong những trường hợp số dư trên tài
khoản tiền gửi của đơn vị mua hàng không đủ để thanh toán các món nợ trong một
lúc, thì việc trả tiền phải làm theo trật tự ưu tiên sau đây:
- Thứ nhất: trả tiền lương, phụ
cấp cho công nhân viên
- Thứ nhì: nộp thuế cho Nhà nước
- Thứ ba: trả các khoản thanh
toán về hàng hóa
-Thứ tư: trả nợ Ngân hàng
- Thứ năm: nộp lợi nhuận và tiền
khấu hao cho Ngân sách Nhà nước để kiến thiết cơ bản, sửa chữa lớn.
- Thứ sáu: trả các khoản khác
6. Hai bên giao dịch với nhau, tự ý chọn
trong các hình thức thanh toán hiện hành và thỏa thuận với nhau nên sử dụng
hình thức thanh toán nào cho thích hợp, nhưng cần có sự hướng dẫn của Ngân
hàng.
III. HÌNH THỨC THANH TOÁN
Căn cứ tình hình tổ chức kinh tế
và trình độ hoạt động tài vụ của các xí nghiệp hiện nay, đồng thời để thích ứng
với nhu cầu cần thanh toán trong những trường hợp khác nhau. Ngân hàng quốc gia
một mặt duy trì, cải tiến những hình thức thanh toán đang được áp dụng, mặt
khác mở rộng thêm một số hình thức và tổng hợp sắp xếp lại dưới đây để cho các
xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan hành chính, quân sự, đơn vị bộ đội được
thuận tiện trong việc lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp.
A. HÌNH THỨC THANH
TOÁN GIỮA HAI ĐỊA PHƯƠNG KHÁC NHAU DO HAI ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ
1. Thanh
toán theo hình thức chuyển tiền:
Hình thức thanh toán chuyển tiền
chủ yếu áp dụng giữa hai địa phương trong việc vãng lai phi mậu dịch trong việc
điều chuyển vốn, phân phốn vốn, tập trung vốn giữa các đơn vị kinh tế, cơ quan
Nhà nước, đoàn thể, đơn vị bộ đội, nhất là trong nội bộ từng hệ thống.
Nếu có trường hợp cơ quan, đoàn
thể, đơn vị bộ đội cử người đi mua hàng nơi khác, cũng có thể dùng hình thức
chuyển tiền để thanh toán với các xí nghiệp quốc doanh bán hàng trong trường hợp
đã nắm chắc khối lượng hàng sẽ mua và nắm được đúng giá cả. Nếu không biết chắc
trước về khối lượng hàng, giá hàng thì sẽ dùng hình thức thanh toán bằng tài
khoản đặc biệt sẽ nói ở sau:
2. Thanh
toán theo lối nhờ thu nhận trả:
Hình thức thanh toán theo lối nhờ
thu nhận trả chỉ áp dụng cho những tổ chức kinh tế ở hai địa phương khác nhau
có hợp đồng giao dịch hàng hóa thường xuyên với nhau, tín nhiệm lẫn nhau.
Theo hình thức này, đơn vị bán
phải gửi hàng đi rồi mới nhờ Ngân hàng thu tiền hộ. Đơn vị mua phải chấp nhận
giấy tờ đòi nợ rồi mới được sử dụng hàng.
Thời gian quy định cho việc nộp
giấy tờ đến Ngân hàng nhờ thu hộ quy định tối đa là 3 ngày kể từ ngày gửi hàng
đi, nếu nơi giao hàng ở xa Ngân hàng trên 50 cây số, thời gian có thể kéo dài
thêm, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày giao hàng đi. Qua thời hạn đó, Ngân
hàng có thể nhận thu hộ, nhưng không cho vay thanh toán.
Thời gian để cho đơn vị mua chấp
nhận giấy tờ quy định là 3 ngày làm việc (trừ ngày nghỉ) hoặc 4 ngày nếu đơn vị
mua ở xa Ngân hàng trên 50 cây số. Quá thời hạn đó, nếu đơn vị mua không có y
kiến gì thì coi như đã chấp nhận số hàng hóa đó.
Ngoài thời gian chấp nhận nói
trên, đơn vị mua có thêm 2 ngày để chuẩn bị trả tiền, hoặc 3 ngày nếu ở xa Ngân
hàng trên 50 cây số. Quá thời hạn này, để đảm bảo quyền lợi của đơn vị bán,
Ngân hàng sẽ tiến hành trích tài khoản của đơn vị mua để chuyển trả cho đơn vị
bán.
Trong thời gian quy định để cho
đơn vị mua chấp nhận, nếu xảy ra từ chối không chấp nhận một phần hay toàn bộ,
Ngân hàng sẽ căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết giữa hai đơn vị
bán và mua, mà quyết định các thủ tục thanh toán. Trong thời gian từ chối chấp
nhận, đơn vị mua phải chịu trách nhiệm giữ gìn cẩn thận số hàng hóa đó và không
được sử dụng. Nếu vi phạm, sẽ coi như đơn vị mua đã chấp nhận toàn bộ số hàng
hóa đó, Ngân hàng sẽ tiến hành trích tài khoản để thanh toán. Đồng thời để ngăn
ngừa những sự lợi dụng. Ngân hàng sẽ áp dụng đối với đơn vị mua phạm pháp đó một
khoản tiền phạt bằng 1% trên giá trị số hàng hóa đã sử dụng. Đơn vị bán sẽ được
hưởng khoản tiền phạt này.
Trong trường hợp tài khoản của
đơn vị mua không đủ tiền để trả, Ngân hàng sẽ phạt cứ mỗi ngày chậm trả là
0,05% trên số tiền còn nợ chưa thanh toán để bồi thường cho đơn vị bán.
Ngoài ra có quy định cho đơn vị
mua một thời hạn, dài hay ngắn do hợp đồng hai bên mua và bán thỏa thuận, để tiến
hành kiểm nhận các thứ hàng hóa đã nhận xem có thật đúng với các điều khoản chi
tiết của hợp đồng hay không. Nếu bên đơn vị bán đã làm sai hợp đồng hay không.
Nếu bên đơn vị bán đã làm sai hợp đồng và được đơn vị mua khiếu nại thì Ngân
hàng sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị bán để hoàn trả lại số tiền đã thanh
toán sai cho đơn vị mua. Như vậy cũng là để chiếu cố đúng mức quyền lợi của đơn
vị mua.
Trên đây là hai hình thức thông
thường phổ biến mà tất cả các cơ quan, tổ chức kinh tế đều có thể áp dụng. Sau
đây quy định thêm hai hình thức đặc biệt để phục vụ cho các đơn vị mua hàng
trong một số trường hợp nhất định:
I. Thanh
toán theo thư tín dụng:
Hình thức thanh toán theo thư
tín dụng chỉ áp dụng cho những tổ chức kinh tế ở hai địa phương khác nhau giao
dịch hàng hóa với nhau không có quan hệ hợp đồng thường xuyên, chỉ ký kết từng
lần hoặc chưa tín nhiệm lẫn nhau.
Theo hình thức này, đơn vị mua
phải gửi trước vào Ngân hàng số tiền cần thiết nhất định để đảm bảo trả đủ tiền
mua hàng cho đơn vị bán hàng. Tài khoản thư tín dụng mở tại Ngân hàng phục vụ
đơn vị mua, nhưng việc trả tiền thì làm tại Ngân hàng phục vụ đơn vị bán. Đơn vị
bán, sau khi gửi hàng đi, xuất trình các chứng từ cho Ngân hàng, mới được Ngân
hàng ở nơi đơn vị bán thanh toán.
Tài khoản thư tín dụng chỉ mở
cho một đơn vị bán hàng. Muốn giao dịch với nhiều đơn vị bán, phải mở nhiều thư
tín dụng.
Thời hạn của thư tín dụng là một
tháng, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 45 ngày. Việc thanh toán như tín
dụng chỉ làm bằng chuyển khoản, không được trả bằng tiền mặt.
Quá thời hạn nói trên, nếu số tiền
thư tín dụng không sử dụng hết thì Ngân hàng sẽ tự động trả số tiền còn lại cho
đơn vị mua và hủy thư tín dụng đó.
Số tiền dư gửi thư tín dụng
không được hưởng lãi tiền gửi.
Thư tín dụng chủ yếu là dùng để
thanh toán một đợt mua bán, thường là số tiền lớn, nhất thiết không được dùng
thanh toán lặt vặt, từng món nhỏ, nói chung không quá hai lần thanh toán đối với
một thư tín dụng.
II. Thanh
toán theo tài khoản đặc biệt:
Hình thức thanh toán tài khoản đặc
biệt áp dụng cho các tổ chức kinh tế (chủ yếu là Mậu dịch quốc doanh thu mua
nông sản phẩm) cần chuyển tiền đến một địa phương khác để mua hàng.
Tài khoản đặc biệt đứng tên đơn
vị mua hàng và mở tại Ngân hàng nơi đến mua hàng để thanh toán cho nhiều đơn vị
bán hàng khác nhau.
Tài khoản đặc biệt áp dụng trong
trường hợp hai bên mua bán chưa có hợp đồng. Khi tài khoản đặc biệt hết tiền,
đơn vị mua có thể xin chuyển thêm tiền vào tài khoản bằng hình thức vãng lai
chuyển tiền. Có thể rút tiền mặt ở tài khoản đặc biệt để trả tiền mua hàng.
Số dư tiền gửi tài khoản đặc biệt
không được hưởng lãi tiền gửi.
B. HÌNH THỨC THANH
TOÁN TRONG CÙNG MỘT ĐỊA PHƯƠNG DO MỘT ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG HOẶC DO HAI ĐƠN VỊ
NGÂN HÀNG PHỤC VỤ
I. Thanh
toán bằng séc
Thanh toán trong cùng một địa phương
bằng séc là hình thức thông dụng hiện nay. Đơn vị mua sau khi nhận hàng, phát
hành séc trả trực tiếp cho đơn vị bán rồi đơn vị bán mang séc đến Ngân hàng
lĩnh tiền. Tuyệt đối không được chuyển nhượng tấm séc đó đến một đơn vị thứ 3
thay giấy bạc.
Đơn vị chủ tài khoản phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm thanh toán khi có tờ séc hay quyển séc bị mất cắp hoặc bị
lợi dung. Gặp trường hợp mất séc đã phát hành, một mặt phải báo ngay Ngân hàng,
mặt khác báo cho đơn vị mình mua hàng và trong một thời hạn 10 ngày sau khi được
Ngân hàng cho biết tấm séc đó không có ai đến lĩnh hoặc mua hàng, đơn vị chủ
tài khoản mới cói tờ séc đó như hủy bỏ, hoặc cũng có thể phát hành một tờ séc
khác để thanh toán kịp thời cho khác hàng nhưng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
về số tiền đã ghi trên tờ séc bị mất nếu sau này tờ séc này bị lợi dụng.
Thời hạn có giá trị của một tờ
séc là 5 ngày, kể từ ngày chủ tài khoản ký phát hành tờ séc, quá hạn đó Ngân
hàng sẽ không nhận thanh toán.
Séc có hai loại:
- Tiền mặt
- Séc chuyển khoản
Chỉ được quyền phát hành séc
trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi Ngân hàng, nếu phát hành quá mức, đơn vị
phát hành sẽ chịu trách nhiệm. Trường hợp cố ý vi phạm Ngân hàng có thể đưa ra
tòa án xét xử.
II. Thanh
toán bằng séc bảo chi
Séc bảo chi dùng để thanh toán từng
lần tức là bảo chi từng tờ séc trong những trường hợp giao dịch mà đơn vị bán
không tín nhiệm đơn vị mua. Đơn vị bán đòi phải có Ngân hàng ký bảo đảm ở phía
sau tờ séc, để được bảo đảm chắc chắn thu tiền bán hàng về.
Séc bảo chi dùng để mua hàng ở
các cửa hàng Mậu dịch quốc doanh, ở các hợp tác xã mua bán, và để trả các chi
phí vận tải trong cùng một địa phương. Sử dụng séc bảo chi hạn chế trong việc
thanh toán những số tiền tương đối lớn (từ 100.000 đ trở lên), chỉ dùng để
thanh toàn chuyển khoản và cũng chỉ áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết
mà thôi.
Muốn bảo chi, Ngân hàng sẽ tiến
hành trích ở tài khoản tiền gửi của đơn vị xin séc bảo chi một số tiền tương
đương tờ séc bảo chi để ghi vào một tiểu khoản riêng cho đến khi nào tờ séc bảo
chi đã được thanh toán cho đơn vị bán.
III.
Thanh toán theo giấy ủy nhiệm chi
Hình thức thanh toán theo giấy ủy
nhiệm chi áp dụng cho những trường hợp hai bên giao dịch chưa quen dùng séc.
Theo hình thức nầy, đơn vị mua lập
giấy ủy nhiệm chi giao cho Ngân hàng trích tài khoản của mình chuyển qua tài
khoản của đơn vị bán. Sau khi đơn vị mua đã trả tiền bằng chuyển khoản trong
Ngân hàng, đơn vị bán mới giao hàng cho đơn vị mua.
Trong trường hợp thanh toán theo
kế hoạch, đơn vị mua có thể làm giấy ủy nhiệm chi trước khi nhận hàng, nhưng phải
định ngày trả tiền theo kế hoạch.
IV. Thanh
toán theo giấy ủy nhiệm thu:
Hình thức thanh toán theo giấy ủy
nhiệm thu chủ yếu áp dụng để thanh toán các khoản thu về cung ứng lao vụ như:
trả tiền điện, nước, điện thoại, điện tín, thuê nhà v.v…
Theo hình thức này, đơn vị cung ứng
lao vụ lập giấy ủy nhiệm thu nhờ Ngân hàng thu hộ đồng thời gửi hóa đơn cho đơn
vị Nợ. Sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày Ngân hàng nhận được giấy ủy nhiệm thu, nếu
đơn vị “Nợ” không có ý kiến gì, Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản đơn vị “Nợ”
chuyển trả cho đơn vị “Có”
V. Thanh
toán theo lối nhờ thu nhận trả cùng một địa phương
Hình thức thanh toán này nói
chung sử dụng các thủ tục giấy tờ cũng như trong hình thức áp dụng cho loại
thanh toán nhờ thu nhận trả cho hai đơn vị ở hai địa phưong (tỉnh hay thành phố)
khác nhau.
Có một số điểm khác
- Trường hợp hai đơn vị mua và
bán ở gần nhau, đơn vị mua đến trực tiếp nhận hàng, phải ký nhận vào hóa đơn,
do đó đơn vị mua không có quyền từ chối chấp nhận và không có thời gian từ chối
chấp nhận. Sau hai ngày làm việc (trừ ngày nghỉ) kể từ ngày Ngân hàng báo cho
đơn vị mua biết việc trả nợ đơn vị mua phải trả tiền. Nếu quá hạn trên mà chưa
trả tiền, Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị mua chuyển trả đơn vị
bán.
- Trường hợp đơn vị mua ở xa
Ngân hàng trên 50 cây số, đơn vị mua có hai ngày chấp nhận giấy tờ đòi nợ và
hai ngày chuẩn bị trả tiền (cộng cả hai thời gian vừa chấp nhận vừa trả tiền là
bốn ngày) kể từ ngày Ngân hàng báo cho đơn vị mua biết việc trả nợ. Quá thời hạn
trên nếu đơn vị mua không có ý kiến gì, thì coi như là chấp nhận và Ngân hàng sẽ
tự động trích tài khoản của đơn vị mua chuyển trả đơn vị bán
VI. Nhiệm vụ
kiểm soát của Ngân hàng trong công tác thanh toán
Để đảm bảo thực hiện các thể lệ
thanh toán giữa các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các cơ quan và đơn vị bộ
đội, Ngân hàng quốc gia có nhiệm vụ:
1) Hướng dẫn các xí nghiệp quốc
doanh, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội, lựa chọn các hình thức thanh toán và
thi hành đúng đắn, kịp thời các thể lệ thanh toán.
2) Giữ gìn và hành tự đúng đắn
các tài khoản phục vụ kịp thời, nhanh chóng các nhu cầu thanh toán.
3) Tùy theo điều kiện cụ thể từng
lúc, kiểm soát và đôn đốc từng bước toàn bộ luân chuyển tiền tệ của các tổ chức
kinh tế, góp phần thúc đẩy các xí nghiệp tôn trọng kỷ luật hợp đồng, ngăn ngừa
mọi hiện tượng tín dụng thương mại hoặc chiếm dụng vốn lẫn nhau, từng bước củng
cố chế độ hạch toán kinh tế.
4) Áp dụng trật tư thanh toán ưu
tiên bắt buộc (đã nêu trong phần nguyên tắc) để giải quyết những trường hợp số
dư trên tài khoản của đơn vị trả không đủ để trả các nhu cầu thường xuyên về
chi phí và giao dịch hàng hóa.
Chỉ thị này chỉ quy định các
hình thức thanh toán chủ yếu có thể áp dụng trong điều kiện tình hình hiện nay của
các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị bộ đội, hợp tác xã. Trong quá trình thực hiện, nếu
xẩy ra những trường hợp giao dịch hàng hóa mà các hình thức thanh toán quy định
trong chỉ thị này xét ra không được thuận tiện, Ngân hàng quốc gia sẽ có chỉ thị
bổ sung thêm.
Các đơn vị Ngân hàng quốc gia Việt-nam
có nhiệm vụ luôn luôn kết hợp với các đơn vị có giao dịch thanh toán qua Ngân
hàng để theo dõi tình hình thanh toán, mức độ thanh toán, khó khăn, trở ngại để
kịp thời giải thích hoặc đề nghị bổ sung thể lệ làm cho công tác thanh toán qua
Ngân hàng hàng ngày càng mở rộng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân.
Kèm theo chỉ thị này, có một
thông tư giải thích cụ thể những chi tiết về nội dung các hình thức thanh toán.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Viết Lượng
|