NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2011/TT-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2011
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC MUA, BÁN NGOẠI TỆ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG
CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ về những
giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh
xã hội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn
thực hiện việc mua, bán ngoại tệ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà
nước như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy
định việc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thực hiện nghĩa vụ bán ngoại
tệ cho Tổ chức tín dụng được phép và được quyền mua lại ngoại tệ trong phạm vi
số ngoại tệ đã bán từ Tổ chức tín dụng được phép để phục vụ nhu cầu sử dụng
ngoại tệ hợp pháp.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Việc mua, bán
ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với các Tập đoàn kinh
tế, Tổng công ty nhà nước bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên là doanh
nghiệp nhà nước và không phải là tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Tổ chức).
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư
này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức
tín dụng được phép là các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ
bán ngoại tệ là việc Tổ chức phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép số
ngoại tệ thu được từ các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp và số dư trên các tài khoản
tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng được phép.
3. Quyền mua
ngoại tệ là việc Tổ chức được mua lại ngoại tệ trong phạm vi số ngoại tệ đã
bán cho Tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán vãng
lai và các giao dịch hợp pháp khác trên cơ sở xuất trình các hồ sơ, chứng từ
hợp lệ có liên quan.
4. Nguồn thu
ngoại tệ hợp pháp là nguồn thu của Tổ chức từ các giao dịch vãng lai và các
giao dịch hợp pháp khác (không phải là nguồn thu từ các giao dịch vốn) theo quy
định tại Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.
5. Số dư trên
tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức bao gồm số dư tiền gửi không kỳ hạn
và số dư tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức gửi tại Tổ chức tín dụng được phép.
6. Ngoại tệ là
các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
7. Nhu cầu sử
dụng ngoại tệ hợp pháp là các nhu cầu thanh toán ngoại tệ, ký quỹ, đặt cọc
cho các nghĩa vụ bằng ngoại tệ hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều
4. Các nguồn ngoại tệ Tổ chức phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép
1. Số dư
tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi ngoại
tệ của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 01 tháng 07
năm 2011.
2. Ngoại
tệ dưới hình thức kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu hoặc giấy
tờ có giá khác (gọi tắt là giấy tờ có giá) theo quy định hiện hành của pháp luật
mà Tổ chức mua của Tổ chức tín dụng được phép hoặc tổ chức khác. Kết thúc kỳ
hạn của các giấy tờ có giá, Tổ chức chuyển số ngoại tệ (gốc và lãi) vào tài khoản
tiền gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép.
3. Ngoại
tệ đang được Tổ chức ủy thác cho vay hoặc ủy thác đầu tư, Tổ chức không được
gia hạn Hợp đồng ủy thác. Hết thời hạn ủy thác, Tổ chức chuyển số ngoại tệ thu
được (gốc, lãi và các thu nhập hợp pháp khác) về tài khoản tiền gửi ngoại tệ
tại Tổ chức tín dụng được phép.
4. Các khoản
tiền gửi ngoại tệ vào ngày 01 tháng 07 năm 2011 thuộc tài khoản ký quỹ, đặt cọc
hay bảo lãnh để thanh toán cho nghĩa vụ nợ trong tương lai, các Tổ chức không
phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép. Hết thời hạn ký quỹ, đặt cọc hay bảo
lãnh; nếu không tiếp tục gia hạn thời gian ký quỹ, đặt cọc hay bảo lãnh hoặc
không sử dụng hoặc không sử dụng hết để thanh toán cho nghĩa vụ nợ, Tổ chức
chuyển số ngoại tệ về tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được
phép.
5. Nguồn
thu ngoại tệ hợp pháp khác.
Điều
5. Nguyên tắc mua, bán ngoại tệ
1. Hàng
tháng, Tổ chức có trách nhiệm tự cân đối nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu sử dụng
ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức, số ngoại tệ còn lại Tổ chức bán cho Tổ chức tín
dụng được phép.
2. Tổ
chức không được sử dụng một nhu cầu ngoại tệ để gửi cho nhiều Tổ chức tín dụng
được phép khác nhau làm cơ sở cân đối thu, chi ngoại tệ trong tháng của Tổ
chức.
3. Khi
nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng lớn hơn số dư hiện có trên tài khoản
tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức và nguồn thu ngoại tệ trong tháng, trong phạm vi
tổng số ngoại tệ đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép, Tổ chức được quyền mua
lại số ngoại tệ còn thiếu để phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp.
4. Tổ
chức bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép nào thì thực hiện việc mua lại
ngoại tệ từ chính Tổ chức tín dụng đó. Tổ chức tín dụng được phép có trách
nhiệm theo dõi, kiểm soát đảm bảo nguyên tắc Tổ chức được mua lại số ngoại tệ
tối đa bằng số ngoại tệ mà Tổ chức đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép theo
quy định tại Thông tư này.
5. Thời
hạn Tổ chức được quyền mua lại số ngoại tệ đã bán cho Tổ chức tín dụng được
phép là 01 năm kể từ tháng Tổ chức bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép.
6. Trường
hợp khi đã mua lại hết số ngoại tệ mà Tổ chức đã bán cho Tổ chức tín
dụng được phép theo quy định tại Thông tư này, Tổ chức vẫn có nhu cầu mua ngoại
tệ, việc mua, bán ngoại tệ của Tổ chức và Tổ chức tín dụng được phép thực hiện
trên cơ sở thỏa thuận của các bên, tuân thủ quy định hiện hành có liên quan về
quản lý ngoại hối.
7. Tổ
chức tín dụng được phép có trách nhiệm tự cân đối ngoại tệ để thực hiện việc
mua, bán ngoại tệ với các Tổ chức theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức tín
dụng được phép phải đảm bảo thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước về
việc duy trì trạng thái ngoại hối tại thời điểm thực hiện việc mua, bán ngoại
tệ với các Tổ chức.
8. Tỷ giá
thực hiện mua, bán ngoại tệ của Tổ chức tín dụng được phép và Tổ chức được thực
hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều
6. Việc chuyển ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức
Tổ chức được
chuyển ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi tại Tổ chức tín dụng được phép này sang
Tổ chức tín dụng được phép khác khi nguồn thu ngoại tệ trong tháng và số dư
ngoại tệ hiện có của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép không đủ cho nhu
cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của Tổ chức đã đăng ký sử dụng tại Tổ
chức tín dụng đó.
Trường hợp này,
Tổ chức tín dụng được phép nhận ngoại tệ chuyển đến cần xác nhận bằng văn bản
nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức và số ngoại tệ còn thiếu mà Tổ
chức cần sử dụng để Tổ chức tín dụng thực hiện chuyển ngoại tệ đi có cơ sở đối
chiếu và chuyển đủ số ngoại tệ còn thiếu.
Chương 2.
NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ
CỦA TỔ CHỨC
MỤC
1. NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC TRONG THÁNG 7 NĂM 2011
Điều
7. Số ngoại tệ phải bán
1. Số dư
tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi ngoại
tệ của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 01 tháng 07
năm 2011.
2. Các
nguồn ngoại tệ của Tổ chức theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư
này phát sinh trong tháng 7 năm 2011.
Điều
8. Quy trình bán ngoại tệ
1. Đối
với số dư tiền gửi:
a) Từ
ngày 01 tháng 07 năm 2011 đến ngày 07 tháng 07 năm 2011, Tổ chức báo cáo tổng
hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức trong tháng 7 năm 2011 để cân
đối giữ lại ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn mà Tổ chức gửi tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày
01 tháng 07 năm 2011 đủ để phục vụ nhu cầu sử dụng. Số còn lại, Tổ chức bán cho
Tổ chức tín dụng được phép nơi Tổ chức có tài khoản tiền gửi ngoại tệ.
b) Các Tổ
chức tín dụng được phép có trách nhiệm xác định chính xác số dư ngoại tệ trên
tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn của các Tổ chức tại Tổ
chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2011.
c) Tổ
chức tín dụng được phép yêu cầu Tổ chức báo cáo (kèm theo tài liệu chứng minh)
nhu cầu sử dụng số ngoại tệ hợp pháp theo quy định tại Điều 7 Khoản 1 Thông tư
này để thực hiện giữ lại trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức số ngoại
tệ cần thiết phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp của Tổ chức. Số ngoại tệ còn lại,
Tổ chức tín dụng được phép mua của Tổ chức.
d) Đối
với số ngoại tệ mua từ số dư tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn, tại thời điểm mua, Tổ
chức tín dụng được phép thực hiện trả lãi trên số ngoại tệ Tổ chức đã gửi theo
lãi suất bằng mức lãi suất đã cam kết theo kỳ hạn gửi và tính trên số ngày thực
tế Tổ chức đã gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép. Số tiền lãi này Tổ
chức tín dụng được phép thanh toán cho Tổ chức bằng ngoại tệ, là nguồn thu ngoại
tệ của Tổ chức trong tháng 7 năm 2011 và được tính khi cân đối nhu cầu sử dụng
trong tháng của Tổ chức.
đ) Đối
với số ngoại tệ mua từ số dư tiền gửi không kỳ hạn, Tổ chức tín dụng được phép
thanh toán tiền lãi bằng ngoại tệ cho Tổ chức theo mức lãi suất không kỳ hạn
tính trên số ngày thực tế Tổ chức gửi ngoại tệ tại Tổ chức tín dụng được phép.
Số tiền lãi này được tính toán là nguồn thu ngoại tệ của Tổ chức trong tháng 7
năm 2011 và được tính khi cân đối nhu cầu sử dụng trong tháng của Tổ chức.
2. Đối
với nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác phát sinh trong tháng 7 năm 2011, Tổ chức
tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 10
Thông tư này.
MỤC
2. NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ PHÁT SINH SAU THÁNG 7 NĂM 2011
Điều
9. Số ngoại tệ phải bán
Các nguồn ngoại
tệ của Tổ chức theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư này phát sinh
sau tháng 7 năm 2011.
Điều
10. Quy trình bán ngoại tệ
1. Trong
thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng, Tổ chức phải có kế hoạch về nhu
cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp phát sinh trong tháng gửi Tổ chức tín dụng được
phép kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh tính hợp pháp của nhu cầu sử dụng
số ngoại tệ của Tổ chức.
2. Tổ
chức tín dụng được phép căn cứ vào hồ sơ tài liệu do Tổ chức xuất trình, xác
định chính xác số ngoại tệ Tổ chức cần giữ lại từ các nguồn thu ngoại tệ hợp
pháp phát sinh trong tháng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ
chức.
3. Khi
nhận được nguồn thu ngoại tệ của Tổ chức, Tổ chức tín dụng được phép ghi Có vào
tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức và cân đối nguồn ngoại tệ thu được với
nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của Tổ chức. Trường hợp nguồn thu
mới phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi hiện có của Tổ chức vượt số
ngoại tệ Tổ chức còn phải sử dụng trong tháng theo kế hoạch đã xác định trước,
Tổ chức tín dụng được phép thông báo cho Tổ chức để thực hiện việc mua số ngoại
tệ vượt trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tổ chức tín dụng được phép
thông báo cho Tổ chức.
4. Trong
trường hợp quá 03 ngày làm việc theo quy định tại Khoản 3 Điều này Tổ chức
không thực hiện việc bán ngoại tệ vượt cho Tổ chức tín dụng được phép, Tổ chức
tín dụng được phép thực hiện việc mua ngay số ngoại tệ này, đồng thời ghi Có
vào tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam của Tổ chức mở tại Tổ chức tín dụng được
phép. Trường hợp Tổ chức chưa mở tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam tại Tổ chức
tín dụng được phép thì Tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản tiền gửi đồng
Việt Nam cho Tổ chức để thực hiện việc mua ngay ngoại tệ và yêu cầu Tổ chức
hoàn tất các thủ tục về mở tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam theo quy định của
Tổ chức tín dụng được phép.
5. Trường
hợp thời điểm kết thúc thời hạn 03 ngày làm việc theo quy định tại Khoản 3 Điều
này trùng thời hạn 05 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo, Tổ chức được giữ lại
số ngoại tệ vượt mức trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức trên cơ sở
xuất trình tài liệu, chứng từ hợp pháp cho nhu cầu sử dụng số ngoại tệ này
trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng đó.
6. Sau
khi đã xác định nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của Tổ chức, trường
hợp phát sinh thêm nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tháng đó, Tổ chức phải thông
báo và gửi đến Tổ chức tín dụng được phép hồ sơ, tài liệu chứng minh tính hợp
pháp của việc thay đổi nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng để Tổ chức
tín dụng được phép biết và thực hiện việc mua, bán ngoại tệ với Tổ chức theo
quy định tại Thông tư này.
Chương 3.
QUYỀN MUA NGOẠI TỆ CỦA
TỔ CHỨC
Điều
11. Quyền giữ lại ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi
Tổ chức được
quyền giữ lại trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức số ngoại tệ từ nguồn
thu ngoại tệ hợp pháp trong tháng để thực hiện nhu cầu sử dụng trên cơ sở chứng
minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức trong tháng.
Điều
12. Quyền mua lại ngoại tệ
1. Trường
hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng của chính các Tổ chức lớn hơn
số ngoại tệ thu được và số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ hiện có, trong phạm
vi số ngoại tệ đã bán cho Tổ chức tín dụng được phép, Tổ chức được quyền mua số
ngoại tệ còn thiếu từ Tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình tài
liệu, chứng từ hợp lệ cho Tổ chức tín dụng được phép để phục vụ nhu cầu sử dụng
hợp pháp.
2. Trường
hợp cần mua số lượng ngoại tệ lớn (theo quy định của Tổ chức tín dụng được
phép) để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp, Tổ chức có trách nhiệm
thông báo cho Tổ chức tín dụng được phép biết ít nhất 05 ngày làm việc trước
ngày thực mua ngoại tệ để sử dụng.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC
TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP VÀ TỔ CHỨC
Điều
13. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng được phép
1. Kiểm
tra, đối chiếu hồ sơ, tài liệu do Tổ chức xuất trình để xác định chính xác số
ngoại tệ cần giữ lại cho Tổ chức để thực hiện nhu cầu sử dụng hợp pháp của Tổ
chức đối với số dư tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại thời điểm ngày 01
tháng 07 năm 2011 để thực hiện việc mua số ngoại tệ còn lại của Tổ chức theo
quy định tại Thông tư này.
2. Hướng
dẫn, đôn đốc, thông báo cho Tổ chức thực hiện việc mua, bán ngoại tệ theo quy
định tại Thông tư này.
3. Theo
dõi, kiểm soát đảm bảo nguyên tắc về số lượng, thời hạn ngoại tệ mua, bán theo
quy định tại Thông tư này.
4. Sử
dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép để
thực hiện việc mua, bán ngoại tệ đối với các Tổ chức theo quy định tại Thông tư
này.
5. Thực
hiện kiểm tra, kiểm soát chứng từ, đặc biệt hồ sơ, chứng từ đề nghị mua ngoại
tệ phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp của Tổ chức để thực hiện các giao dịch mua,
bán ngoại tệ với Tổ chức phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của
pháp luật có liên quan.
6. Phát hiện
các hành vi vi phạm của Tổ chức trái với quy định tại Thông tư này, kịp thời
báo cáo Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý.
7. Lưu
giữ các chứng từ liên quan tới việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông
tư này để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm toán.
8. Thực
hiện yêu cầu báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
Điều
14. Trách nhiệm của Tổ chức
1. Thực
hiện nghiêm túc việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này.
2. Kê khai
chính xác các nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng để yêu cầu Tổ chức
tín dụng được phép giữ lại số ngoại tệ thu được để tự cân đối nhu cầu thu chi
ngoại tệ trong tháng của Tổ chức. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
(Giám đốc) Tổ chức phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp lệ
của tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong
tháng, tự cân đối khả năng thu, chi ngoại tệ trong tháng để thực hiện quy định
mua, bán ngoại tệ với Tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Thông tư
này.
3. Xuất
trình đầy đủ chứng từ, tài liệu theo quy định và yêu cầu của Tổ chức tín dụng
được phép khi thực hiện giao dịch mua, bán ngoại tệ. Trường hợp chứng từ, tài
liệu thực hiện các giao dịch có yếu tố bảo mật thông tin, Tổ chức phải có bản
cam kết có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc)
của Tổ chức về tính trung thực, chính xác của nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp
để Tổ chức tín dụng có cơ sở thực hiện việc mua, bán ngoại tệ.
4. Lưu
giữ các chứng từ liên quan tới việc mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông
tư này để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán.
5. Tập
đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm rà soát, thống kê danh sách
các doanh nghiệp thành viên thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này và gửi
cho Tổ chức tín dụng được phép nơi có giao dịch tài khoản tiền gửi ngoại tệ để
thực hiện việc mua, bán ngoại tệ. Trường hợp có thay đổi về danh sách các doanh
nghiệp thành viên thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư, Tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay với Tổ chức tín dụng được
phép biết, cập nhật danh sách và thực hiện việc mua, bán ngoại tệ theo quy định
tại Thông tư này.
6. Tập
đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu các doanh
nghiệp thành viên nghiêm túc triển khai thực hiện việc mua, bán ngoại tệ theo
quy định tại Thông tư này.
Chương 5.
YÊU CẦU BÁO CÁO VÀ CÔNG
TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều
15. Yêu cầu báo cáo
1. Chậm
nhất đến ngày 15 tháng 8 năm 2011, Tổ chức tín dụng được phép báo cáo về doanh
số ngoại tệ mua, bán với Tổ chức trong tháng 7 năm 2011 theo Mẫu biểu số 1 đính kèm Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà
nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).
2. Định
kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo, Tổ chức tín dụng được
phép thực hiện báo cáo doanh số mua, bán ngoại tệ trong tháng đối với các Tổ
chức theo Mẫu biểu số 2 đính kèm Thông tư này gửi
Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).
3. Trường
hợp cần thiết, Tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo việc mua, bán ngoại
tệ với Tổ chức theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
4. Trường
hợp phát sinh những vấn đề khác có liên quan đến việc mua, bán ngoại tệ theo
quy định tại Thông tư này, Tổ chức và Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm
báo cáo Ngân hàng Nhà nước để được xem xét giải quyết.
Điều
16. Công tác kiểm tra
Khi cần thiết,
Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện việc mua, bán ngoại
tệ của các Tổ chức tín dụng được phép đối với Tổ chức theo quy định tại Thông
tư này. Tổ chức tín dụng được phép và Tổ chức có trách nhiệm cung cấp hồ sơ,
tài liệu, chứng từ cần thiết để việc kiểm tra được thực hiện kịp thời, hiệu
quả.
Điều
17. Xử lý vi phạm
Trường hợp xảy
ra vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm, Tổ chức, Tổ
chức tín dụng được phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
18. Điều khoản thi hành
Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 và thay thế Thông tư số 26/2009/TT-NHNN
ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mua - bán ngoại
tệ của một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
Điều
19. Tổ chức thực hiện
1. Chánh
Văn phòng, Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức
tín dụng được phép; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ
chức chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Các
Bộ, Ngành, cơ quan quản lý của Tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối
hợp chỉ đạo thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c)
- Các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Ban chỉ đạo và phát triển DN;
- BLĐ NHNN;
- VPCP;
- Công báo;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra)
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ.
- Lưu VP, Vụ QLNH, Vụ PC.
|
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Bình
|