Thông tư 118/2004/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 65/2002/NĐ-CP về công tác phòng không nhân dân do Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 118/2004/TT-BQP
Ngày ban hành 07/09/2004
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Phạm Văn Trà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 118/2004/TT-BQP

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2004

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2002/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Ngày 01 tháng 07 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2002/NĐ-CP về công tác phòng không nhân dân. Nghị định xác định vị trí, vai trò, nguyên tắc, nội dung và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng không nhân dân; là cơ sở pháp lý để quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế đối với công tác phòng không nhân dân, nhằm nâng cao cảnh giác, sẵn sàng phòng, chống các hành động đột nhập, tiến công đường không của địch, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện Nghị định, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Vị trí, vai trò, mục đích, phạm vi công tác phòng không nhân dân

1.1. Công tác phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân, là một trong các hoạt động của cơ quan nhà nước; các tổ chức và nhân dân trên mặt trận đối không.

1.2. Mục đích của công tác phòng không nhân dân là phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động đột nhập, tiến công đường không của địch, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng tài sản của nhân dân.

1.3. Phạm vi của công tác phòng không nhân dân được tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương trên phạm vi cả nước, được chuẩn bị, triển khai thực hiện cả trong thời bình và khi có chiến tranh; do toàn dân tham gia trong đó lực lượng bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ làm nòng cốt.

2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân

2.1. Công tác phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

2.2. Chính quyền các cấp tổ chức điều hành mọi hoạt động phòng không nhân dân theo cơ cấu 4 cấp: Cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- ở Trung ương do Chính phủ tổ chức điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương; Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân các tỉnh, thành phố và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện công tác phòng không nhân dân theo chức trách được giao.

- ở cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều hành hoạt động Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo hoạt động Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp huyện.

- ở cấp huyện do Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức, điều hành hoạt động Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp huyện; Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp huyện chỉ đạo hoạt động Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp xã.

- ở cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức điều hành hoạt động Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cấp mình thực hiện công tác phòng không nhân dân theo kế hoạch.

2.3. Bộ Quốc phòng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn công tác phòng không nhân dân trong phạm vi toàn quốc.

- Bộ Tư lệnh quân khu chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng không nhân dân ở các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn quân khu.

- Cơ quan quân sự địa phương các cấp là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân cùng cấp.

2.4. Các cơ quan, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh vận động nhân dân tham gia công tác phòng không nhân dân.

II. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

1. Nội dung công tác phòng không nhân dân

- Tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng không nhân dân

- Tuyên truyền giáo dục công tác phòng không nhân dân cho quảng đại quần chúng nhân dân do chính quyền địa phương xác định nội dung, hình thức và phương pháp, chủ yếu thông qua sinh hoạt, hội họp ở cơ sở, qua các phương tiện thông tin đại chúng và lồng ghép vào các buổi thời sự, tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12 hàng năm, ngày kỷ niệm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (18 đến 30/12 hàng năm).

- Giáo dục về công tác phòng không nhân dân nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về công tác phòng không nhân dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện, đưa nội dung, kiến thức phòng không phổ thông lồng ghép trong chương trình giáo dục Quốc phòng của các cấp học, bậc học.

1.2. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân, quan sát diễn biến các vụ đánh phá của địch, đánh dấu vị trí bom, đạn chưa nổ.

- Tổ chức hệ thống các vọng (đài) quan sát để hát hiện địch.

- Tổ chức thu nguồn tin tức địch do cấp trên cung cấp và đơn vị hiệp đồng, các đơn vị phòng không quốc gia trên địa bàn (nếu có).

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ