BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
112/1998/TT/BTC
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 8 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 112/1998/TT/BTC NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THEO QUI ĐỊNH TẠI ĐIỀU 9 NGHỊ ĐỊNH
SỐ 20/1998/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
Căn cứ các luật thuế, pháp lệnh
thuế hiện hành;
Thi hành Điều 9 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/03/1998 của Chính phủ về
phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện miễn thuế, giảm thuế quy định tại Nghị
định này như sau:
I. PHẠM VI ÁP
DỤNG
1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được miễn thuế, giảm
thuế doanh thu và thuế lợi tức theo qui định tại Điều 9 Nghị định số
20/1998/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này là các thương nhân thuộc các thành
phần kinh tế có hoạt động thương mại (quy định tại Mục IV Biểu thuế doanh thu
ban hành kèm theo Nghị định số 96/CP ngày 27/12/1995) tại địa bàn miền núi, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc bao gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Doanh nghiệp của các tổ chức
chính trị , tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính sự nghiệp;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Hợp tác xã;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá
nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Các đối tượng nêu trên chỉ được
miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này khi:
- Đăng ký kinh doanh và hoạt động
đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký thuế, kê khai thuế
theo đúng luật định.
- Mở sổ kế toán, ghi chép, lưu
giữ sổ kế toán, hoá đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến hoạt động thương mại
theo đúng qui định của pháp luật .
2. Địa bàn áp dụng
Địa bàn miền núi, hải đảo và
vùng đồng bào dân tộc làm cơ sở để miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại
Thông tư này được xác định theo địa giới hành chính huyện, thị xã được Uỷ ban
Dân tộc và miền núi công nhận là huyện miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
II. HƯỚNG DẪN
VIỆC THỰC HIỆN MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
Theo qui định tại Điều 9 Nghị định
số 20/1998/NĐ-CP thì các thương nhân có hoạt động thương mại tại địa bàn miền
núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được miễn thuế, giảm thuế doanh thu và thuế
lợi tức như sau:
1. Mức ưu đãi và thời gian thực
hiện miễn thuế, giảm thuế
a. Đối với thương nhân kinh
doanh tại khu vực III thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc:
- Giảm 50% thuế doanh thu phải nộp
trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Nghị định số 20/1998/NĐ-CP có hiệu lực thi hành
(ngày 15/4/1998) hoặc kể từ tháng có doanh thu chịu thuế đối với những thương
nhân mới bổ sung hoặc mới đăng ký kinh doanh sau ngày 15/4/1998;
- Miễn thuế lợi tức trong thời hạn
4 năm đầu kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp
trong thời hạn 7 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ
20 người trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 2 năm nữa.
b. Đối với thương nhân kinh
doanh tại khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc:
- Giảm 50% thuế doanh thu đối với
phần doanh thu có được từ việc bán những mặt hàng chính sách xã hội và các mặt
hàng nông, lâm sản đã mua theo chính sách trợ cước trong thời hạn 4 năm kể từ
ngày 15/4/1998, hoặc kể từ tháng có doanh thu chịu thuế đối với những thương
nhân mới bổ sung hoặc mới đăng ký kinh doanh những mặt hàng này sau ngày 15/4/1998;
- Miễn thuế lợi tức trong thời hạn
2 năm đầu kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp
trong thời hạn 5 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ
20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 năm nữa.
c. Đối với thương nhân ở khu vực
I trực tiếp bán các mặt hàng chính sách xã hội và thương nhân trực tiếp hoạt động
kinh doanh ở khu vực I và khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc khi bán các hàng hoá khác (ngoài các hàng hoá nêu tại điểm II.1.b
Thông tư này):
- Giảm 25% thuế doanh thu trong
thời hạn 3 năm kể từ ngày 15/4/1998 hoặc kể từ tháng có doanh thu chịu thuế đối
với những thương nhân mới bổ sung hoặc mới đăng ký kinh doanh sau ngày
15/4/1998;
- Miễn thuế lợi tức trong 2 năm
đầu kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp
trong 4 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người
trở nên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 năm nữa.
Để được miễn thuế, giảm thuế
theo các tiết a, b, c điểm II.1 Thông tư này thì các thương nhân phải hạch toán
riêng phần doanh thu và lợi nhuận chịu thuế của hoạt động thương mại phát sinh
trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc làm cơ sở cho cơ quan thuế
thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế.
Số lao động bình quân trong năm
chỉ tính cho số lao động có hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật
về lao động và thương nhân chỉ được giảm 50% thuế lợi tức thêm 2 năm theo hướng
dẫn tại các tiết a, b, c điểm II.1 Thông tư này, nếu liên tục trong thời gian
được giảm thuế có sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên.
Thời gian được hưởng ưu đãi miễn,
giảm về thuế lợi tức đối với các thương nhân nêu tại tiết a, b, c điểm II.1
Thông tư này được được thực hiện theo đúng quy định tại điểm 4.b Điều 9 Nghị định
số 20/1998/NĐ-CP như sau:
- Đối với thương nhân đã hoạt động
trước ngày 15/4/1998 thì thời gian thực hiện miễn thuế, giảm thuế được áp dụng
kể từ ngày 15/4/1998. - Đối với thương nhân hoạt động từ ngày 15/4/1998 trở đi
thì thời gian thực hiện miễn thuế, giảm thuế được áp dụng kể từ khi có lợi nhuận
chịu thuế.
2. Thẩm quyền xét miễn thuế, giảm
thuế và trình tự, thủ tục xét miễn thuế giảm thuế
Việc miễn thuế, giảm thuế cho
các thương nhân quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP và hướng dẫn tại
Thông tư này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc nộp thuế của thương nhân thực
hiện khi quyết toán thuế hàng năm.
Hàng tháng trong năm được miễn
thuế, giảm thuế thương nhân được tạm thời kê khai và nộp thuế theo mức thuế được
ưu đãi tại Điều 9 Nghị định 20/1998/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm II.1 Thông tư
này. Hết năm khi quyết toán, cơ quan thuế xét duyệt chính thức trên tờ khai
tính thuế và ra thông báo thuế, trong đó ghi rõ số thuế phải nộp, số thuế được
miễn, giảm theo Điều 9 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP. Nếu số thuế thương nhân đã tạm
nộp trong năm chưa đủ so với số thuế phải nộp ghi trong thông báo thuế thì
thương nhân phải nộp đủ số thuế còn thiếu theo đúng thời hạn ghi trong thông
báo; trường hợp số thuế tạm nộp lớn hơn số thuế ghi trong thông báo thì được trừ
vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Cơ quan thuế chỉ được thực hiện
việc miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn trên đối với các thương nhân kê khai,
nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức với cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa
bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc nơi phát sinh hoạt động thương mại
được miễn thuế, giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức theo quy định tại Điều 9 Nghị
định số 20/1998/NĐ-CP.
Trong cùng một thời gian nếu thương
nhân vừa được miễn thuế, giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức theo Điều 9 Nghị định
số 20/1998/NĐ-CP vừa được miễn thuế, giảm thuế doanh thu theo khoản 3 Điều 18
Luật thuế doanh thu; miễn thuế, giảm thuế lợi tức theo Điều 21, Điều 25 thuế lợi
tức hoặc miễn thuế doanh thu, thuế lợi tức theo Luật khuyến khích đầu tư trong
nước thì việc miễn thuế, giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức chỉ thực hiện theo một
trong các qui định trên.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thương nhân kinh doanh tại địa
bàn miền núi, hải đảo, vùng đông bào dân tộc thuộc đối tượng áp dụng Thông tư
này có trách nhiệm:
- Xuất trình Giấy phép thành lập,
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế quản lý ở địa bàn.
- Kê khai đầy đủ doanh thu và lợi
tức chịu thuế phát sinh theo định kỳ do cơ quan thuế quy định.
Thương nhân vi phạm chế độ kê
khai, đăng ký thuế; chế độ sổ sách, chứng từ kế toán thì không được miễn thuế,
giảm thuế theo Thông tư này và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo qui định
của pháp luật.
2. Cơ quan thuế các cấp có trách
nhiệm:
- Hướng dẫn, kiểm tra các thương
nhân trong việc triển khai thực hiện Thông tư này.
- Trong quá trình kiểm tra quyết
toán thuế, kiểm tra nghĩa vụ thu, nộp Ngân sách nhà nước theo định kỳ phát hiện
thương nhân có hành vi khai mai, trốn thuế thì ngoài việc không thực hiện việc
miễn thuế, giảm thuế theo Thông tư này, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu đủ
số thuế thương nhân phải nộp theo luật định, xem xét mức độ vi phạm và xử phạt
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Cơ quan thuế phải phản ánh đầy
đủ, rõ ràng số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm; số thuế còn phải nộp và
các chỉ tiêu khác trên các chứng từ thu, tờ khai thuế, sổ bộ thuế và sổ kế toán
thuế. Cuối năm cơ quan thuế tổng hợp đầy đủ tình hình thực hiện việc miễn thuế,
giảm thuế theo Thông tư này và báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày 15/4/1998.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vấn đề gì vướng mắc, các cơ sở, các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời về
Bộ Tài chính để nghiên cứu xử lý.