Thông tư 06/2003/TT-BYT hướng dẫn quản lý và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký lưu hành được viện trợ trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng trong trường hợp đặc biệt do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 06/2003/TT-BYT
Ngày ban hành 15/05/2003
Ngày có hiệu lực 22/06/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Văn Thưởng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2003/TT-BYT

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2003

 

THÔNG TƯ

SỐ 06/2003/TT-BYT NGÀY 15/5/2003 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN, SINH PHẨM Y TẾ CHƯA CÓ SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH ĐƯỢC VIỆN TRỢ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP HOẶC NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM ĐỂ SỬ DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Để tăng cường công tác quản lý và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký lưu hành được viện trợ trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng trong trường hợp đặc biệt, Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý và sử dụng như sau:

I. ĐỐI VỚI CÁC VẮC XIN, SINH PHẨM Y TẾ CHƯA CÓ SỐ ĐĂNG KÝ ĐƯỢC VIỆN TRỢ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

1. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ trong trường hợp khẩn cấp cho Việt Nam các vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký lưu hành, phải gửi đến Trung tâm Kiểm định quốc gia sinh phẩm y học các tài liệu sau:

1.1. Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cho phép lưu hành hoặc xuất khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế.

1.2. Phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế của cơ quan kiểm định quốc gia nước sở tại hoặc cơ quan khác có thẩm quyền đối với lô hàng nhập (có xác nhận sao y bản chính của công ty nhập khẩu).

2. Khi nhận được các tài liệu theo quy định tại điểm 1 nêu trên, Trung tâm Kiểm định quốc gia sinh phẩm y học thực hiện kiểm tra dây chuyền lạnh, tiến hành lấy mẫu và tiến hành đánh giá vắc xin, sinh phẩm y tế theo yêu cầu:

a) Thử nghiệm về an toàn trong phòng thí nghiệm với kết luận đạt tiêu chuẩn theo quy định.

b) Thử nghiệm an toàn trên người ở thực địa với kết luận đạt tiêu chuẩn theo quy đinh.

Riêng đối với vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký lưu hành do các tổ chức quốc tế đã thường xuyên hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế như WHO, UNICEF,... viện trợ trong trường hợp khẩn cấp cho Việt Nam, tùy từng trường hợp cụ thể, Trung tâm Kiểm định quốc gia sinh phẩm y học thực hiện kiểm tra dây chuyền lạnh, tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm an toàn trong phòng thí nghiệm.

Sau khi xem xét các tài liệu nêu trên và với kết quả kiểm định, thử nghiệm đạt chất lượng theo quy định, Trung tâm Kiểm định quốc gia sinh phẩm y học có công văn đề nghị Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) cho phép đơn vị tiếp nhận viện trợ đưa vào sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế viện trợ.

II. ĐỐI VỚI CÁC VẮN XIN, SINH PHẨM Y TẾ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM CHƯA CÓ SỐ ĐĂNG KÝ ĐỂ SỬ DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Số vắc xin, sinh phẩm y tế này chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh và dùng cho một nhóm đối tượng đặc biệt: người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam đi công tác, họe tập và lao động ở nước có dịch bệnh đó lưu hành. Các vắc xin, sinh phẩm y tế trên chỉ được sử dụng tại các cơ sở y tế được phép tiêm chủng phòng bệnh.

Để nhập khẩu các vắc xin, sinh phẩm y tế trên, công ty nhập khẩu phải gửi về Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) các tài liệu sau:

1. Nhu cầu về số lượng, chủng loại vắc xin, sinh phẩm y tế và đối tượng tiêm phòng của cơ sở tiêm phòng.

2. Bản cam kết của cơ sở tiêm phòng về sử dựng, bảo quản, tiêm phòng vắc xin, sinh phẩm y tế đúng mục đích, đúng đối tượng, đứng chỉ định và chịu trách nhiệm tiêm phòng vắc xin, sinh phẩm y tế này (theo mẫu đính kèm).

3. Bản cam kết của công ty phân phối về việc đảm bảo chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế cung cấp cho Việt Nam (theo mẫu đính kèm).

4. Bản cam kết của công ty nhập khẩu về việc nhập bảo quản, vận chuyển vắc xin, sinh phẩm y tế đạt yêu cầu về chất lượng (theo mẫu đính kèm).

Các cơ sở tiêm phòng, công ty phân phối, công ty nhập khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng của vắc xin, sinh phẩm y tế do đơn vị sử dụng, phân phối và nhập khẩu.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Bộ trưởng Bộ Y tế giao cho Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng chịu trách nhiệm xem xét và cho phép nhập khẩu một số vắc xin, sinh phẩm y tế viện trợ trong trường hợp khẩn cấp và để sử dụng trong trường hợp đặc biệt theo đúng các quy định hiện hành.

2. Trung tâm Kiểm định quốc gia sinh phẩm y học có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận các hồ sơ liên quan đến vắc xin, sinh phẩm y tế viện trợ và tiến hành kiểm định, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên thực địa theo quy định hiện hành.

b) Sau khi có kết quả kiểm định và thử nghiệm, Trung tâm Kiểm định quốc gia sinh phẩm y học báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng).

3. Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng các loại vắc xin được phép lưu hành trong Chương trình và báo cáo định kỳ, đột xuất về việc sử dụng vắc xin: tác dụng phụ, tai biến do sử dụng vắc xin và các trường hợp bất thường khác trong quá trình sử dụng.

4- Thủ trưởng các đơn vị nhận viện trợ chịu trách nhiệm bảo quản, phân phối, sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng, không được bán.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo:

[...]