Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 05/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2007/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 05/2007/TT-BNV
Ngày ban hành 21/06/2007
Ngày có hiệu lực 01/08/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ

*******

Số: 05/2007/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2007/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 01 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện
;
Bộ Nội vụ hướng dẫn một số Điều quy định tại Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện như sau:

I. CÁCH THỨC TÍNH ĐIỂM PHÂN LOẠI

1. Dân số: Số liệu về dân số để tính điểm được quy định tại Khoản 1 – Điều 7 và khoản 1 – Điều 8 của Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2007/NĐ-CP), cách tính như sau:

1.1. Lấy số liệu dân số tự nhiên trên địa bàn đến hết ngày 31 tháng 12 của năm liền kề với năm phân loại. Số liệu dân số để tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp; số liệu dân số để tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp huyện do Phòng Thống kê cấp huyện cung cấp, theo quy định của Luật Thống kê.

1.2. Đối với các trường hợp mới chia tách, sáp nhập, thành lập đơn vị hành chính sau ngày 31 tháng 12 của năm liền kề với năm phân loại, thì lấy số liệu dân số theo Nghị quyết của Quốc hội đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc Nghị định của Chính phủ về chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính cấp huyện.

2. Diện tích tự nhiên, quy định tại Khoản 2 – Điều 7, Khoản 2 – Điều 8 của Nghị định số 15/2007/NĐ-CP:

2.1. Diện tích tự nhiên của cấp tỉnh và cấp huyện thống nhất lấy số liệu theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 đối với cấp tỉnh và cấp huyện.

2.2. Trường hợp đơn vị hành chính các cấp mới được điều chỉnh địa giới hành chính hoặc mới thành lập sau ngày 31 tháng 12 năm 2005, thì số liệu diện tích tự nhiên là số liệu ghi trong Nghị quyết của Quốc hội đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc Nghị định của Chính phủ đã ban hành đối với đơn vị hành chính cấp huyện.

2.3. Trường hợp các đơn vị hành chính có tranh chấp về địa giới hành chính thì căn cứ vào hồ sơ địa giới thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp.

3. Các yếu tố đặc thù, quy định tại Khoản 3 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP:

3.1. Về tỷ lệ % thu so với chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp tỉnh (tính bình quân trong 3 năm đến năm ngân sách gần nhất với thời điểm phân loại) để tính điểm:

a) Số liệu thu và chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp tỉnh do cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo.

b) Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có tỷ lệ thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn đạt trên 100% (thu nhiều hơn chi) theo quy định tại Điểm g, Khoản 3 – Điều 7 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP thì cứ thu thêm 10% được tính thêm 01 điểm, tương ứng với thêm 01% được tính 0,1 điểm, điểm tối đa không quá 40 điểm.

c) Cách tính điểm theo công thức:

Tỷ lệ thu, chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn

=

Tổng thu ngân sách trên địa bàn của 3 năm gần nhất

x

100%

Tổng chi ngân sách địa phương của 3 năm gần nhất

Ví dụ 1: Tỉnh B có tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn của 03 năm là: năm 2004 là 900 tỷ; năm 2005 là 1.100 tỷ; năm 2006 là 1500 tỷ. Có tổng chi ngân sách địa phương của 03 năm là: năm 2004 là 1.000 tỷ; năm 2005 là: 1.100 tỷ; năm 2006 là 1.200 tỷ, thì được tính điểm như sau:

900 + 1.100 + 1.500

x 100% = 106%

1.000 + 1.1000 + 1.200

- Điểm về tỷ lệ thu, chi ngân sách của tỉnh B là: 05 điểm + 0,6 điểm = 5,6 điểm.

3.2. Về tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bình quân trên địa bàn so với kế hoạch dự toán ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hàng năm (tính bình quân trong 03 ngân sách gần nhất) của cấp huyện để tính điểm:

a) Số liệu về thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn so với kế hoạch được giao thu ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính cấp huyện lấy theo số liệu do cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo.

b) Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có tỷ lệ thu ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn đạt trên 100% so với kế hoạch được giao, quy định tại Điểm i, Khoản 3 – Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP thì cứ đạt thêm 05% được tính thêm 01 điểm, tương ứng với thêm 01% được tính 0,2 điểm, điểm tối đa không quá 20 điểm.

c) Cách tính điểm theo công thức:

Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn

=

Tổng thu ngân sách trên địa bàn của 3 năm gần nhất

x

100%

Tổng kế hoạch thu ngân sách của 3 năm gần nhất

Ví dụ 2: Huyện C có tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn của 03 năm là: năm 2004 là 90 tỷ; năm 2005 là 100 tỷ; năm 2006 là 150 tỷ; có kế hoạch thu ngân sách địa phương được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao của 03 năm là: năm 2004 là 90 tỷ; năm 2005 là 95 tỷ; năm 2006 là 115 tỷ, thì được tính điểm như sau:

90 + 100 + 150

x 100% = 113,3%

90 + 95 + 115

Điểm về tỷ lệ % thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn so với kế hoạch được giao của huyện C là: 05 điểm + 2,66 điểm = 7,66 điểm.

[...]