BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 05/2004/TT-BBCVT
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 12
năm 2004
|
CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG SỐ 05/2004/TT-BBCVT NGÀY 16
THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG IV NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2001/NĐ-CP CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET
Căn cứ Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ
về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến
điện;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn
thông;
Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng
dẫn thực hiện một số điều về các hành vi vi phạm hành chính và việc xử phạt vi
phạm hành chính được quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23
tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
(sau đây gọi tắt là "Nghị định").
Các hành vi vi phạm
hành chính về Internet có liên quan đến tần số vô tuyến điện được xử lý theo
quy định tại Nghị định 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng
đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài (sau đây gọi
là tổ chức, cá nhân) hoạt động trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam, bao gồm:
2.1. Doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ Internet:
a) Doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP);
b) Doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP);
c) Doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông (OSP bưu chính,
OSP viễn thông).
2.2. Đơn vị cung cấp
dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng (ISP dùng riêng).
2.3. Đại lý cung cấp
dịch vụ truy nhập Internet, đại lý cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu
chính, viễn thông (sau đây gọi là đại lý Internet).
2.4. Tổ chức, cá
nhân sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ ứng
dụng Internet trong bưu chính, viễn thông (sau đây gọi là người sử dụng dịch vụ
Internet).
2.5. Doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông liên quan đến hoạt động Internet.
2.6. Các doanh
nghiệp, đại lý cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet khác và người sử dụng dịch vụ
ứng dụng Internet khác không thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông như thông
tin, thương mại, ngân hàng, y tế, đào tạo... ngoài việc tuân theo các quy định
tại Thông tư này còn phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có
liên quan.
3. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về Internet
3.1. Tổ chức, cá
nhân thuộc diện được hưởng quyền miễn trừ xử phạt hành chính theo quy định của
Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993.
3.2. Hết thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính nêu tại mục 5 Phần I Thông tư này;
3.3. Hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm;
3.4. Người chưa
thành niên dưới 14 tuổi;
3.5. Những trường
hợp được quy định tại Điều 4 Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính
Phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2002.
4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về Internet
Nguyên tắc xử phạt
vi phạm hành chính về Internet thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
5. Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về Internet
5.1. Thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính về Internet được thực hiện theo khoản 1, khoản 2, khoản
3 và khoản 5 Điều 4 Nghị định 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.
5.2. Quá thời hạn
quy định tại điểm 5.1 của mục này thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d khoản 8 Điều 41 Nghị định.
5.3. Cách tính thời
hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính về Internet được thực hiện theo
Điều 9 Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
6.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
6.1. Tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính về Internet phải chịu một trong những hình thức xử phạt
chính theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 8 Điều 41 Nghị định.
6.2. Các hình thức
xử phạt bổ sung quy định tại điểm a, b, c khoản 8 Điều 41 Nghị định chỉ được áp
dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
1. Hành vi vi
phạm hành chính về Internet quy định tại khoản 1 Điều 41: Phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo làm thủ tục
cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ Internet bị mất hoặc bị hư hỏng, được hướng
dẫn như sau:
1.1. Phạt cảnh cáo
đối với hành vi vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ;
1.2. Phạt tiền đối
với hành vi vi phạm khác ngoài trường hợp hướng dẫn tại điểm 1.1 trên đây.
2. Hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều 41: Vi phạm quy định
của Nhà nước về quản lý truy nhập, kết nối Internet trong việc sử dụng dịch vụ
Internet, bao gồm:
2.1. Người sử dụng
dịch vụ Internet quay số điện thoại quốc tế trực tiếp để truy nhập đến các nhà
cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài;
2.2. Sử dụng các dịch
vụ Internet thuộc danh mục dịch vụ Internet bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng
theo quy định của pháp luật;
2.3. Người sử dụng
dịch vụ Internet truy nhập vào các trang tin điện tử (website) có nội dung gây
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ
tục, bản sắc văn hoá Việt Nam.
3. Hành vi vi
phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều 41: Vi phạm các quy định của Nhà nước về
an toàn, an ninh thông tin trên Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet,
bao gồm:
3.1. Lưu giữ trên
máy tính kết nối Internet tin, tài liệu, số liệu thuộc bí mật Nhà nước;
3.2. Sử dụng hoặc
hướng dẫn người khác sử dụng công cụ hỗ trợ để truy nhập các trang tin điện tử
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấm truy nhập.
4. Hành vi vi
phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41: Sử dụng quá hạn giấy phép cung cấp dịch
vụ Internet, được hướng dẫn như sau:
4.1. Sử dụng giấy
phép cung cấp dịch vụ Internet đã hết hạn sử dụng đến 03 tháng thì áp dụng mức
phạt quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định;
4.2. Sử dụng giấy
phép cung cấp dịch vụ Internet đã hết hạn sử dụng từ trên 03 tháng đến 06 tháng
thì áp dụng mức phạt theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 41 Nghị định;
4.3. Sử dụng giấy
phép cung cấp dịch vụ Internet đã hết hạn sử dụng trên 06 tháng thì áp dụng mức
phạt quy định tại khoản 7 Điều 41 Nghị định.
5. Hành vi vi
phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 41: Vi phạm các quy định của Nhà nước về
tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet,
bao gồm:
5.1. Cung cấp dịch
vụ Internet không có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng dịch vụ theo quy định của
Bộ Bưu chính, Viễn thông;
5.2. Sử dụng giấy
chứng nhận đăng ký chất lượng hết thời hạn sử dụng hoặc đã bị huỷ bỏ;
5.3. Không công bố
công khai tại điểm cung cấp dịch vụ Internet các chỉ tiêu chất lượng đã đăng
ký;
5.4. Công bố chỉ
tiêu chất lượng dịch vụ Internet thấp hơn các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký;
5.5. Cung cấp dịch
vụ Internet không đảm bảo chỉ tiêu chất lượng đã công bố hoặc đã đăng ký;
5.6. Không thực hiện
chế độ báo cáo chất lượng dịch vụ Internet do mình cung cấp theo quy định của Bộ
Bưu chính, Viễn thông.
6. Hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 5 Điều 41: Vi phạm các quy định của Nhà nước về giá,
cước dịch vụ Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet, bao gồm:
6.1. Quy định mức
giá, cước các dịch vụ Internet không đúng thẩm quyền;
6.2. Sử dụng phần
mềm tính cước để tính cước dịch vụ Internet cao hơn mức đã quy định;
6.3. Thu cước dịch
vụ Internet cao hơn mức đã quy định;
6.4. Đối với các
hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực giá, cước dịch vụ Internet được áp dụng
theo quy định tại Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
7. Hành vi vi
phạm quy định tại điểm c khoản 3, điểm c khoản 5 Điều 41: Vi phạm các quy định
của Nhà nước về quản lý tài nguyên Internet trong việc cung cấp và sử dụng dịch
vụ Internet, bao gồm:
7.1. Chuyển nhượng,
cho thuê, bán lại tên miền (DN), địa chỉ (IP) và số hiệu mạng (ASN) Internet;
7.2. Sử dụng tên
miền cấp cao khác tên miền ".VN" không thông báo cho cơ quan quản lý
tài nguyên Internet;
7.3. Các cơ quan,
tổ chức của hệ thống chính trị sử dụng tên miền khác tên miền cấp cao
".VN" hoặc không lưu giữ thông tin trong máy chủ có địa chỉ IP ở Việt
Nam;
7.4. Báo điện tử
không sử dụng tên miền cấp cao ".VN";
7.5. Sử dụng tên miền
để truyền bá các thông tin trái với quy định của pháp luật;
7.6. Cấp lại tên
miền dưới tên miền cấp 2 sau tên miền ".VN" với mục đích kinh doanh
khi chưa được cơ quan quản lý tài nguyên Internet cho phép;
7.7. Sử dụng, định
tuyến những địa chỉ IP nằm ngoài phạm vi quản lý, phân bổ của cơ quan quản lý
tài nguyên Internet, trừ trường hợp kết nối với cổng Internet quốc tế;
7.8. Đăng ký trực
tiếp địa chỉ IP và số hiệu mạng từ các tổ chức quốc tế khi chưa được Bộ Bưu
chính, Viễn thông cho phép.
8. Hành vi vi
phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều 41: Vi phạm quy định của Nhà nước về quản
lý truy nhập, kết nối Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet, bao gồm:
8.1. Cung cấp các
dịch vụ Internet thuộc danh mục dịch vụ Internet bị cấm hoặc chưa được phép cung
cấp theo quy định của pháp luật;
8.2. Các đơn vị
cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng kết nối trực tiếp với nhau;
8.3. Các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet, các đơn
vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng tự xây dựng các đường truyền
dẫn viễn thông để thiết lập mạng lưới thiết bị Internet của mình và kết nối với
mạng viễn thông công cộng, với hệ thống thiết bị Internet của đại lý Internet,
người sử dụng dịch vụ Internet khi chưa được Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép.
8.4.
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng không có hợp đồng đại
lý với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet hoặc không có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
8.5.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet công cộng vi phạm các
quy định về cung cấp dịch vụ Internet tại Thông tư Liên bộ Bưu chính, Viễn
thông, Văn hoá - Thông tin và Công an quy định về quản lý đại lý Internet công
cộng
9. Hành vi vi
phạm quy định tại điểm e khoản 5 Điều 41: Vi phạm các quy định của Nhà nước về
an toàn, an ninh thông tin trên Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet,
là việc:
Doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn
thông và đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng không xây dựng hệ
thống bức tường lửa (Firewall) hoặc có nhưng không tương xứng với hệ thống máy
chủ cung cấp dịch vụ Internet của mình để đảm bảo phát hiện, ngăn chặn những
tin mà pháp luật cấm.
10. Việc áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 8 Điều 41, được thực hiện
như sau:
10.1. áp dụng biện
pháp xử phạt bổ sung: tạm đình chỉ việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
trong thời hạn 03 tháng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tạm đình chỉ là
01 tháng;
10.2. áp dụng biện
pháp xử phạt bổ sung: đình chỉ việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đối với
hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng.
11. Việc áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 8 Điều 41, được thực hiện
như sau:
11.1. Áp dụng biện
pháp xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 03 tháng, nếu
có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép là 01 tháng;
11.2. Áp dụng biện
pháp xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn đối với hành vi
vi phạm có tình tiết tăng nặng.
12. Tình tiết
giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Những tình tiết giảm
nhẹ, tặng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính về Internet được áp dụng theo
quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính về Internet quy định tại Điều 42 Nghị định được hướng dẫn
như sau:
1. Thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính về Internet của Thanh tra chuyên ngành bưu
chính, viễn thông và công nghệ thông tin
1.1. Thanh tra
viên chuyên ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đang thi hành
công vụ có quyền:
a) Thực hiện thẩm quyền
xử phạt quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 28 của Nghị định 142/2004/NĐ-CP
ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính,
viễn thông và tần số vô tuyến điện;
b) Áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 41 Nghị định.
1.2. Chánh thanh
tra Sở Bưu chính, Viễn thông, Chánh Thanh tra cơ quan thanh tra chuyên ngành
thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông có quyền:
a) Thực hiện thẩm quyền
xử phạt quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 28 của Nghị định
142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện;
b) Áp dụng các
hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản
8 Điều 41 Nghị định.
1.3. Chánh thanh
tra Bộ Bưu chính, Viễn thông có quyền:
a) Thực hiện thẩm
quyền xử phạt quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 28 của Nghị định
142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện;
b) Áp dụng các
hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản
8 Điều 41 Nghị định.
2. Thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính về Internet của các cơ quan thanh tra chuyên
ngành khác
Các cơ quan thanh
tra chuyên ngành khác thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về
Internet được quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, Ngành mình.
3. Thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính về Internet của Uỷ ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các cấp có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về
Internet trong phạm vi địa bàn do mình quản lý theo thẩm quyền quy định tại các
Điều 28, 29 và 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
4. Phân định thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp
vi phạm hành chính về Internet thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc
xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
B.
THỦ TỤC XỬ PHẠT
1. Lập biên bản
vi phạm hành chính
1.1. Trường hợp áp
dụng hình thức phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt đang
thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính. Việc lập
biên bản về vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
1.2. Trong cùng một
vụ vi phạm, một người có nhiều hành vi vi phạm hoặc nhiều người cùng liên kết với
nhau để cùng thực hiện một hay nhiều hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền
chỉ cần lập một biên bản vi phạm hành chính chung. Trường hợp, những người có
hành vi vi phạm không liên kết với nhau thì người có thẩm quyền tiến hành lập
biên bản vi phạm hành chính đối với từng người. Biên bản vi phạm hành chính phải
được trao cho từng người vi phạm.
2. Tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần
phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì thực hiện theo Điều
46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Người có thẩm quyền ra quyết định
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm giữ bằng
văn bản và lập biên bản tạm giữ.
3. Ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính
3.1. Trường hợp áp
dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng thì
người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ không lập biên bản mà ra quyết
định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính năm 2002. Nơi nộp tiền phạt và thời hạn nộp tiền phạt thực
hiện theo quy định tại Điều 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3.2. Đối với trường
hợp áp dụng hình thức xử phạt tại tiết 1.1 điểm 1 mục B, thì trong thời hạn mười
ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra
quyết định xử phạt; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp
thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có
thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo
cáo Thủ trưởng trực tiếp của mình để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản,
thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quyết định xử phạt phải được gửi
cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày
kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Người có thẩm quyền
xử phạt có thể áp dụng khoản 3 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 đối với cá nhân, tổ chức vi phạm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.
3.3. Trường hợp một
người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nếu mức xử phạt áp dụng đối với
từng hành vi đều thuộc thẩm quyền xử phạt của một cấp thì cấp đó ra quyết định
xử phạt. Nếu có ít nhất một hành vi vi phạm mà mức phạt áp dụng thuộc thẩm quyền
xử phạt của cấp trên hoặc của cơ quan khác thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ đến cấp
có thẩm quyền để xử phạt. Mức xử phạt áp dụng nói tại đây được hiểu là mức xử
phạt mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt dự định áp dụng đối với một hành vi vi phạm
căn cứ vào qui định của Nghị định sau khi đã xem xét đầy đủ tính chất, mức độ
vi phạm, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ. Trong trường hợp này, người
có thẩm quyền xử phạt chỉ cần ra một quyết định xử phạt trong đó ghi rõ mức phạt
cho mỗi hành vi, nếu hình thức là phạt tiền thì ghi mức phạt tiền cụ thể cho từng
hành vi và cộng chung lại.
3.4. Trường hợp
nhiều người liên kết với nhau để cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm
hành chính thì chỉ cần ra một quyết định xử phạt chung; trong đó, ghi rõ mức phạt
đối với từng người theo qui định của khung phạt tiền tương ứng với hành vi vi phạm.
Tất cả những người này đều có tình tiết tăng nặng là vi phạm có tổ chức và phải
liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có). Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính được trao cho từng cá nhân vi phạm.
3.5. Trường hợp
trong cùng một vụ vi phạm có nhiều người vi phạm hành chính, nhưng không liên kết
với nhau thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính
để ra quyết định xử phạt riêng đối với từng người.
4. Áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép
Khi áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép thì người có thẩm quyền xử phạt
phải tiến hành thu hồi giấy phép và thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy
phép đó biết. Hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử
phạt phải trao lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép đó.
5. Tịch thu
tang vật và xử lý tang vật bị tịch thu
Khi áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải làm đầy đủ các thủ tục qui định tại
Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Việc xử lý tang vật,
phương tiện do vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 và Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ
Nhà nước do vi phạm hành chính.
6. Chấp hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp tổ chức
hoặc cá nhân bị xử phạt không tự giác chấp hành quyết định xử phạt hành chính
trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng
chế theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Quyết
định cưỡng chế được gửi đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, các cơ quan có liên
quan như Công an, Ngân hàng, Kho bạc... để phối hợp thực hiện quyết định cưỡng
chế. Trường hợp người vi phạm không làm việc tại cơ quan, không mở tài khoản tại
ngân hàng thì áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản cá nhân có giá trị tương
đương mức phạt. Giá trị của tài sản bị tịch thu để thực hiện quyết định cưỡng
chế do cơ quan giám định nhà nước giám định.
7. Mẫu biên bản
và quyết định
Các biên bản, quyết
định liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính về Internet được áp dụng
mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
năm 2002.
1. Khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về Internet
Việc khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về Internet áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm
hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm
quyền.
2. Khiếu nại,
giải quyết khiếu nại nghiệp vụ đối với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet
Tổ chức, cá nhân
tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam có quyền khiếu nại về
nghiệp vụ khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm.
Việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại về nghiệp vụ Internet được thực hiện theo quy định tại khoản 1
Phần V Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn
thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng
dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng
Internet trong bưu chính, viễn thông.
3. Xử lý vi phạm
3.1. Việc xử lý vi
phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Internet được thực
hiện theo quy định tại Điều 121 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3.2. Việc xử lý vi
phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính về Internet được thực hiện
theo quy định tại Điều 122 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Thông tư này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Bưu chính, Viễn thông để
xem xét, bổ sung, sửa đổi.