BỘ
LAO ĐỘNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
04-LĐTT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1958
|
THÔNG TƯ
TẠM THỜI QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ THƯỞNG PHÁT
MINH CẢI TIẾN KỸ THUẬT VÀ SÁNG KIẾN HỢP LÝ HÓA (GỌI TẮT LÀ SÁNG KIẾN PHÁT MINH)
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi:
|
-Các Bộ, các cơ quan Trung
ương
-Các Ủy ban Hành chính thành phố, liên khu, khu, tỉnh
-Các Khu, Sở, Ty và Phòng Lao động
|
A. - MỤC ĐÍCH
Ý NGHĨA
Trong phong trào thi đua sản xuất
và tiết kiệm cán bộ, công nhân, viên chức ở khắp các ngành đã phát huy sáng kiến
giải quyết được nhiều vấn dề mấu chốt trong sản xuất. Những sáng kiến đó có tác
dụng tốt trong việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm hạ giá
thành, cải thiện điều kiện lao động bảo đảm sản xuất được an toàn.
Những việc áp dụng sáng kiến ở
các xí nghiệp còn lẻ tẻ, chưa được thống nhất, chưa có bộ máy chuyên trách hoặc
bộ máy chưa được kiện toàn. Vì vậy mà có những sáng kiến chưa được khen thưởng
và áp dụng kịp thời, hoặc có hiện tượng giá trị sáng kiến gần giống nhau mà thưởng
lại khác nhau.
Đó là trở ngại làm hạn chế một
phần trong phong trào phát minh cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.
Thông tư số 3-LĐ ngày 22/7/1957
của Bộ Lao động đã quy định chế độ thưởng sáng kiến phát minh nhằm mục đích
khuyến khích công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý xí nghiệp, những người
làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất phát huy khả năng
sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Nhưng thông tư số 3-LĐ chỉ mới
định một số nguyên tắc chung. Nhiều nơi đang gặp khó khăn mắc mứu về nội dung
và phương pháp thực hiện.
Căn cứ vào những kinh nghiệm bước
đầu đã đúc rút trong các cuộc thí điểm tiền thưởng, sau khi được Thủ tướng phủ
đồng ý, nay tạm thời Bộ quy định cụ thể những nguyên tắc, nội dụng và phương
pháp thực hiện thưởng sáng kiến phát minh làm cơ sở mở rộng chế độ khen thưởng
này để đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ
thuật, phát minh khoa học rộng rãi trong quần chúng công nhân, cán bộ, nhân
viên kỹ thuật, khoa học.
B. - NGUYÊN TẮC
CHUNG
1. Tất cả công nhân, cán bộ,
nhân viên và những người làm công tác nghiên cứu kỹ thuật khoa học có liên quan
đến sản xuất có sáng kiến hợp lý hóa, cải tiến kỹ thuật, phát minh, trực tiếp
phục vụ cho sản xuất, áp dụng trong những ngành thuộc khu vực sản xuất, sau khi
áp dụng có kết quả đều được thưởng về sáng kiến phát minh theo thông tư này.
Khu vực sản xuất thuộc phạm vi thi hành thông tư này gồm có: các xí nghiệp công
nghiệp, vận tải bưu điện, xây dựng cán bộ, nông trường và lâm trường quốc
doanh, xí nghiệp, công dụng, kim dụng ngân hàng, Mậu dịch và những xí nghiệp
khác.
2.Tiền thưởng sáng kiến phát
minh nhiều hay ít là do giá trị tiết kiệm được cho mỗi quốc gia lớn hay nhỏ quyết
định. Mức khen thưởng cao hay thấp là tùy theo mức độ sáng tạo của mỗi loại
sáng kiến để xác định, cho nên mức khen thưởng phát minh cao hơn thưởng cải tiến
kỹ thuật và mức khen thưởng cải tiến kỹ thuật cao hơn sáng kiến hợp lý hóa.
3. Nguồn tiền thưởng về sáng kiến
phát minh là nguồn tiền tiết kiệm được khi áp dụng sáng kiến.Tiền thưởng và các
khoản phí tổn về thí nghiệm đều lấy ở các khoản chi tiêu về sáng kiến phát minh
của các ngành, các xí nghiệp theo dự trù của kế hoạch như đã quy định trong
thông tư số 131-TTg ngày 4/4/1957 của Thủ tướng phủ.
4. Nội dung của phát minh, cải
tiến kỹ thuật và sáng kiến hợp lý hóa:
a) Phát minh:
Là những sáng tạo ra máy móc, dụng
cụ mới, các loại kim khí các chất hóa học mới từ trước tới nay chưa có, có lợi
nhiều cho việc đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm sức người sức của.
b) Cải tiến kỹ thuật:
Là những sửa đổi có tác dụng
quan trọng đối với các cơ cấu của thiết bị máy móc hoặc đối với quy trình kỹ
thuật sản xuất nhưng vẫn còn trên cơ sở kỹ thuật cơ bản hiện có.
c) Sáng kiến hợp lý hóa:
Là những sáng kiến có tính
chất kỹ thuật nhằm sửa đổi lề lối sản xuất được hợp lý hơn như những đề nghị về
sử dụng thiết bị máy móc công cụ được hiệu quả hơn, hoặc kéo dài thời gian sử dụng,
tiết kiệm nguyên nhiên liệu và sức điện, lợi dụng được phế phẩm cải tiến được
phương pháp làm việc, cải tiến được tổ chức lao động, giảm bớt tỷ lệ phế phẩm…
Phạm vi của những sáng kiến hợp lý hóa là những phương pháp cải tiến cụ thể có
kết qủa tốt và rõ ràng trong việc nâng cao số lượng, chất lượng, giảm giá
thành. Trong việc cải tiến ấy, nhiều khi đòi hỏi sửa đổi một vài bộ phận giản
đơn của máy móc, dụng cụ.
Phải căn cứ vào trình độ cải tiến
quy trình kỹ thuật, cơ cấu của máy móc thiết bị sau khi sử dụng sáng kiến mới,
kết quả của sự sáng tạo của người nêu ra sáng kiến mà phân biệt sự khác nhau giữa
cải tiến kỹ thuật và sáng kiến hợp lý hóa. Nói chung sáng kiến hợp lý hóa sản
xuất là những đề nghị có tính chất kỹ thuật song không phải là cải tiến kết cấu
của trang bị máy móc hoặc cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất, như cải tiến kỹ
thuật.
Ví dụ:
a) Một công nhân đã sửa chữa máy
nướng đinh cũ (Pháp để lại) làm ra máy hàn điện cố định có năng lực 32KW có thể
hàn que hàn từ 3 đến 4 ly. Việc cải tiến đó đã làm thay đổi đối tượng lao động,
thay đổi hình dáng, khả năng của máy (từ chỗ nướng đinh trở thành que hàn) nên
gọi là cải tiến kỹ thuật.
b) Trong việc tiện
“sơ-mi-xy-lanh” (chemisecylidre) trước dùng “bu-li” (puulie) nhỏ nay có người
sáng kiến thay “bu-li” (poulie) nhỏ, nay có người có sáng kiến thay
"bu-li" lớn hơn đường đi của dao chạy nhanh hơn, bắt dao vừa tiện vừa
bớt một mặt một lúc, nên tiện được nhanh hơn trước có tác dụng đẩy mạnh năng suất.
Sáng kiến này tuy có tính chất kỹ thuật nhưng không có thay đổi về quy trình kỹ
thuật sản xuất, kết cấu của máy móc nên gọi là sáng kiến hợp lý hóa.
C. - TỶ LỆ VÀ
THỜI HẠN THƯỞNG
1. Tiền thưởng phát minh tính
theo giá trị tiết kiệm được trong một năm. Tiền thưởng cải tiến kỹ thuật và
sáng kiến hợp lý hóa tính theo giá trị tiết kiệm trong 6 tháng, kể từ ngày áp dụng
sáng kiến theo tỷ lệ sau đây:
Giá
trị tiết kiệm tính trong 6 tháng hoặc 1 năm
|
Phát
minh
|
Cải
tiến kỹ thuật
|
Hợp
lý hóa
|
Tỷ
lệ %
|
Tiền
thưởng thêm
|
Tỷ
lệ %
|
Tiền
thưởng thêm
|
Tỷ
lệ %
|
Tiền
thưởng thêm
|
- Dưới 1.000.000 ……………
|
15%
|
Không
|
10%
|
Không
|
5%
|
Không
|
- Từ 1.000.000 dưới 2.000.000
|
12
|
30.000
|
8
|
20.000
|
4
|
10.000
|
- Từ 2.000.000 dưới 5.000.000
|
8
|
110.000
|
5
|
80.000
|
3
|
30.000
|
- Từ 5.000.000 dưới 10.000.000
|
4
|
310.000
|
2,5
|
205.000
|
1,5
|
105.000
|
- Từ 10.000.000 dưới
25.000.000
|
2
|
510.000
|
1,2
|
335.000
|
1,5
|
185.000
|
- 25.000.000 trở lên đồng tính
..
|
1
|
700.000
|
0,6
|
485.000
|
0,3
|
285.000
|
Phương pháp tính tiền thưởng: lấy
giá trị tiền tiết kiệm nhân với tỷ lệ % cộng với số tiền thưởng thêm.
Ví dụ: Giá trị tiết kiệm
cải tiến kỹ thuật là 1.500.000đ thì lấy 1.500.000đ x 8% = 120.000đ rồi cộng
thêm 20.000đ (tiền thưởng thêm) thành tiền thưởng cải tiến kỹ thuật là
140.000đ.
1.500.000đ
x 8
100
|
+ 20.000đ
|
=
|
140.000đ
|
Sở dĩ có quy định những số tiền
thưởng thêm là để đảm bảo cho tiền thưởng sáng kiến phát minh vẫn được tăng dần
theo giá trị tiết kiệm được, mặc dầu tỷ lệ % có giảm dần xuống.
2. Tiền thưởng về sáng kiến hợp
lý hóa thấp nhất là 3.000đ, về cải tiến thuật thấp nhất là 6.000đ, về phát minh
thấp nhất là 9.000đ. Nếu tiền thưởng tính theo tỷ lệ dưới số tiền thấp nhất đã quy
định vẫn được thưởng theo sự quy định thấp nhất này.
3. Tiền thưởng về sáng kiến hợp
lý hóa cao nhất không qúa 400.000đ về cải tiến kỹ thuật cao nhất không quá
8000.000đ trong 6 tháng, về phát minh cao nhất không quá 1.200.000đ trong một
năm.
4. Những phát minh dù có quan hệ
trực tiếp đến nhiệm vụ người đó hay không, sau khi áp dụng đều được thưởng theo
quy định của thông tư này.
5. Những sáng kiến hợp lý hóa do
công trình sư, kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên nghiên cứu về khoa học kỹ
thuật, nhân viên quản lý hành chính trong các đơn vị sản xuất từ Trưởng ban sản
xuất trở lên là những người có nhiệm vụ thường xuyên nghiên cứu để cải tiến
nghiệp vụ của mình nên không được thưởng theo tỷ lệ quy định ở trên. Những người
này chỉ được thưởng về cải tiến kỹ thuật và phát minh.
Trường hợp những cán bộ, nhân
viên có những sáng kiến hợp lý hóa có tính chất sáng tạo độc lập thì có thể do
Thủ trưởng đơn vị khen thưởng bằng vật chất hoặc danh dự nhưng không khen thưởng
theo tỷ lệ quy định trong thông tư.
6. Những sáng kiến về cải thiện
điều kiện lao động, an toàn kỹ thuật, chế độ quản lý và nâng cao chất lượng sản
phẩm… mà không tính được giá trị tiết kiệm rõ ràng thì đơn vị sử dụng sẽ căn cứ
vào kết qủa thực tế để châm chước mà đề nghị Bộ hoặc Cục Quản lý khen thưởng.
Tiền thưởng có thể lấy quỹ tiền khen thưởng và không theo tỷ lệ quy định trong
thông tư này.
7. Những sáng kiến chưa được
chính thức thừa nhận là phát minh hay cải tiến kỹ thuật thì phát minh tạm thời
thường theo tiêu chuẩn cải tiến kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật tạm thời thưởng
theo tiêu chuẩn sáng kiến hợp lý hóa. Khi đã được chính thức thừa nhận là phát
minh hay cải tiến kỹ thuật thì sẽ được truy lĩnh số tiền thưởng theo tỷ lệ của
mỗi loại đã quy định trong thông tư này.
8. Sau khi sáng kiến được sử dụng
làm thay đổi mức sản xuất thì song song với việc sử dụng sáng kiến đơn vị cần sửa
đổi mức sản xuất lại cho thích hợp. Riêng người công nhân nêu ra sáng kiến vẫn
được giữ mức sản xuất cũ trong thời gian 3 tháng để tính tiền thưởng tăng năng
suất kể từ ngày sáng kiến được sử dụng.
9. Những phát minh, cải tiến kỹ
thuật, sáng kiến hợp lý hóa được áp dụng ngoài việc thưởng theo những quy định
của thông tư này, còn tùy theo tác dụng lớn nhỏ sẽ biểu dương thành tích phát bằng
khen, huân chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo sự quy định của
Chính phủ.
D. PHƯƠNG
PHÁP TÍNH VÀ PHÁT TIỀN THƯỞNG
1. Giá trị tiết kiệm của cải tiến
kỹ thuật và các sáng kiến hợp lý hóa áp dụng có tính chất lâu dài trong xí nghiệp
thì căn cứ vào kết qủa thực tế trong 6 tháng thực hiện để tính. Giá trị tiết kiệm
của phát minh sẽ căn cứ vào kết qủa thực tế trong một năm thực hiện để tính. Những
sáng kiến phát hiện vào cuối năm thì sẽ tính vào năm sau.
2. Những sáng kiến chỉ dùng
trong một thời gian nhất định không đến một năm hay 6 tháng thì theo thời gian
sử dụng mà tính. Những sáng kiến chỉ sử dụng cho một thời kỳ đặt hàng nhất định
thì giá trị tiết kiệm tính theo kế hoạch đặt số hàng ấy. Những sáng kiến để sửa
chữa một hoặc một số máy móc thiết bị thì giá trị tiết kiệm tính theo số máy
móc được sửa lại.
3. Những sáng kiến có tác dụng
tiết kiệm được ở bộ phận này nhưng khi thực hiện lại tăng những khoản chi phí ở
bộ phận khác hoặc tiết kiệm được mặt này nhưng lại phải chi phí thêm về mặt
khác thì số tiền chi tiêu thêm đó phải khấu trừ vào giá trị tiết kiệm. Trừ những
khoản chi phí về nghiên cứu như mô hình, biểu đồ, thực nghiệm, v.v… thì không
khấu trừ vào giá trị tiết kiệm.
4. Những đề nghị làm hạ giá
thành sản phẩm thì tiền tiết kiệm tính theo sự chênh lệch về giá thành bình
quân thực tế 3 tháng trước khi sử dụng và sau khi sử dụng đề nghị:
- Nếu tiết kiệm được vật liệu
thì tính thành tiền.
- Nếu tiết kiệm được thời gian
thì lấy tiền tiết kiệm nhân công kể các công gián tiếp để tính.
5. Những sáng kiến nâng cao mức
sử dụng thiết bị năng lực máy móc, sửa đổi phương pháp công tác, sửa chữa thiết
bị thì tiết kiệm được tính theo số tiền chênh lệch trong dự toán sản xuất hàng
năm trước khi sử dụng và dự toán mới làm sau khi sử dụng.
6. Những sáng kiến làm giảm bớt
hoặc không còn phế phẩm của sản phẩm thì giá trị tiết kiệm sẽ căn cứ vào số thiệt
hại về phế phẩm xẩy ra trong tháng trước khi sử dụng đề nghị so sánh mức tiết
kiệm sau 3 tháng đã sử dụng để tính. Trường hợp giá trị tiết kiệm không tính được
chính xác thì do thủ trưởng đơn vị ước lượng mà tính.
7. Những sáng kiến sau khi được
quyết định sử dụng thì trong vòng 30 ngày (kể từ ngày có quyết định) đơn vị trực
tiếp sử dụng phải thông tri cho những người có sáng kiến được biết. Trong thông
tri phải nói rõ cả số tiền tiết kiệm được (theo sự tính toán) và tiền thưởng.
8. Tiền thưởng phát minh, cải tiến
kỹ thuật, sáng kiến hợp lý sẽ trả cứ 3 tháng một lần sau khi đã được sử dụng,
căn cứ theo giá trị thực tế đã tiết kiệm được trong 3 tháng đó.
9. Biện pháp khen thưởng cho tập
thể:
a) Những sáng kiến do tập thể
xây dựng thì tiền thưởng sẽ phát cho tập thể. Những người đó thỏa thuận với
nhau để quyết định việc phân phối số tiền thưởng cho hợp lý.
b) Nếu có sáng kiến chưa dùng đến
mà có ý kiến một người khác bổ sung và được đem ra sử dụng thì cũng sẽ phát tiền
thưởng chung. Người nêu ra và người bổ sung sáng kiến sẽ thỏa thuận với nhau để
chia tiền thưởng theo tác dụng của từng người.
10. Những sáng kiến về phát
minh, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hóa mà tiền thưởng dưới 100.000đ thì
do giám đốc đơn vị xí nghiệp quyết định phát thưởng và báo cáo lên cấp trên trực
tiếp (Sở, Cục…). Từ 100.000đ đến 300.000đ do Sở hoặc Cục quản lý quyết định thưởng
và báo cáo lên Bộ chủ quản. Từ 300.000đ đến 800.000đ do Bộ chủ quản quyết định
phát thưởng và báo cáo lên Thủ tướng phủ. Mỗi Bộ sẽ căn cứ vào mức tối thiểu, tối
đa trên đây mà định quyền hạn cấp tiền thưởng cho các Cục và các xí nghiệp tùy
theo đơn vị đó lớn hay nhỏ.
E. - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Để động viên đông đảo công nhân,
cán bộ, nhân viên phát minh cải tiến kỹ thuật đề nghị hợp lý hóa trong mọi
ngành hoạt đồng và đảm bảo thực hiện tốt, kịp thời những sáng kiến, các Bộ, các
ngành chỉ đạo sản xuất, các xí nghiệp chỉ định bộ phận chuyên trách gồm một số
cán bộ kỹ thuật. Bộ phận này nằm trong hệ thống tổ chức kỹ thuật, của ngành các
xí nghiệp.
Để tăng cường sự hoạt động về mặt
này ở các ngành chỉ đạo trực tiếp sản xuất, những xí nghiệp, nhà máy, đơn vị sản
xuất sẽ thành lập một Hội đồng xét sáng kiến.
Thành phần Hội đồng (xí nghiệp,
đơn vị sản xuất):
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, trưởng
xưởng phụ trách về kỹ thuật …………. Chủ tịch
Một trưởng ban kỹ thuật ……….. Ủy
viên.
Một kỹ thuật của nhà máy ………..
Thư ký.
Một trưởng ban lao động tiền
lương ……….. Ủy viên.
Một Đại biểu Công đoàn …………………….
Ủy viên.
Một Đại biểu thanh niên
.……………………. Ủy viên.
Ngoài ra ở mỗi phân xưởng, chủ
nhiệm phân xưởng, kỹ thuật viên, thư ký công đoàn lập tổ vận động sáng kiến.
Nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn động viên công
nhân, cán bộ, nhân viên phát huy tính tích cực sáng tạo, nêu phát minh, cải tiến
kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất.
b) Thẩm tra kế hoạch phát minh,
cải tiến kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hóa của công nhân, nhân viên kỹ thuật, cán
bộ, nhân viên trong xí nghiệp, giúp đỡ đạt kế hoạch và chỉ đạo thực nghiệm. Nếu
những sáng kiến nào không thực nghiệm trong xí nghiệp được báo cáo lên cấp đề
nghị giúp đỡ thực hiện.
c) Vạch kế hoạch phổ biến, mở rộng
và thực hiện những phát minh cải tiến kỹ thuật, sáng kiến hợp lý hóa đã thực hiện
thành công, đồng thời báo cáo lên cấp trên.
d) Xét phân loại sáng kiến, định
tiền thưởng trình cho các cấp thẩm quyền theo thông tư quy định phê chuẩn để cấp
phát tiền thưởng.
Ở trung ương, Bộ Lao động sẽ
đề nghị Thủ tướng phủ quy định tổ chức Ủy ban kỹ thuật. Thành phần, nhiệm vụ của
Ủy ban này sẽ do Thủ tướng phủ quy định sau.
F. - NHỮNG
NGUYÊN TẮC PHỤ
1. Những phát minh có thể giải
quyết được những vấn đề kỹ thuật lớn, có cống hiến đặc biệt thì tiền thưởng sẽ
do Bộ chủ quản sau khi đã thống nhất với Bộ Lao động đề nghị lên Thủ tướng phủ
quyết định, không hạn chế theo tỷ lệ quy định trong thông tư này.
2. Những phát minh của nước khác
chưa in thành sách hoặc chưa được các chuyên gia giới thiệu, hoặc mới biết tên
mà chưa biết cách làm, nay có người chuyên tâm nghiên cứu thành công thì sau
khi sử dụng vẫn được hưởng theo thông tư này.
Những cải tiến kỹ thuật và sáng
kiến hợp lý hóa đã có ở nước ngoài hoặc đã có ở một số ngành khác trong nước
nhưng chưa được in thành sách, phổ biến trên báo chí hoặc cấp lãnh đạo phổ biến
mà do người đó chuyên tâm nghiên cứu thành công, thì sau khi được sử dụng có kết
quả cụ thể đều được thưởng theo thông tư này.
3.Trường hợp thực hiện các kinh
nghiệm tiên tiến của các nước bạn (Liên Xô, Trung Quốc, v.v…) đã được học tập đạt
được nhiều kết quả lớn sẽ do thủ trưởng đơn vị và ngành chủ quản đề nghị lên Bộ
khen thưởng bằng vật chất, hoặc danh dự cho cá nhân hoặc tập thể, không thưởng
theo quy định của thông tư này.
Thực hiện chế độ thưởng sáng kiến
phát minh có một ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao kỹ thuật, đẩy mạnh sản
xuất công nghiệp phát triển. Thực hiện tốt nó sẽ có tác dụng phát huy tinh thần
tích cực, sáng tạo của công nhân, cán bộ, nhân viên trong các ngành sản xuất,
khoa học, kỹ thuật. Đề nghị các Bộ, các ngành coi trọng việc chỉ đạo thực hiện
chế độ khen thưởng phát minh, dựa vào thông tư này và căn cứ và đặc điểm của
ngành mình quy định thể lệ cụ thể, đôn đốc hướng dẫn cho các cơ sở lập nội quy
khen thưởng và kế hoạch thi hành có kết quả tốt. Trong khi thi hành nếu có kinh
nghiệm công tác và những đề nghị bổ sung chính sách, hoặc gặp những mắc mứu khó
khăn, đề nghị phản ảnh cho Bộ Lao động.
Thông tư này ban hành kể từ ngày
ban bố.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Nguyễn Văn Tạo
|