Thông tư 03-TT/LT năm 1958 về việc bồi dưỡng thanh niên làm đầu tầu trong việc cải tiến kỹ thuật do Bộ Nông Lâm ban hành.

Số hiệu 03-TT/LT
Ngày ban hành 09/07/1958
Ngày có hiệu lực 24/07/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông lâm
Người ký Nghiêm Xuân Yêm
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ NÔNG LÂM
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-TT/LT

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG THANH NIÊN LÀM ĐẦU TẦU TRONG VIỆC CẢI TIẾN KỸ THUẬT 

BỘ NÔNG LÂM - ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kính gửi:

- Các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh
- Các Khu, tỉnh đoàn Thanh niên Lao động Việt nam

 

Việc bồi dưỡng cho thanh niên làm đầu tầu trong phong trào cải tiến kỹ thuật, do sự phối hợp giữa các Ty Nông lâm và các Tỉnh đoàn thanh niên, gần đây đã có một số kết quả tốt, nhưng chưa được đều và rộng khắp và chưa được theo dõi sát. Để đẩy mạnh vụ mùa trước mắt, cũng như để chuẩn bị phổ biến khoa học kỹ thuật trong nhân dân và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật trong nhân dân một cách rộng rãi và có hệ thống, thì thanh niên là một lực lượng, một khả năng rất lớn. Cho nên, sự phối hợp giữa nông lâm và thanh niên các cấp, từ nay trở đi, cần được quy định thành nhiệm vụ, thành chế độ công tác, có ghi trong chương trình, có theo dõi sơ kết tổng kết.

Thông tri này nhằm quy định những điều đó, đồng thời sẽ đề ra một số công tác phải làm ngay để kịp thời đẩy mạnh vụ mùa.

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1) Bồi dưỡng thanh niên (trước tiên là cho các cán bộ và các nam, nữ thanh niên tích cực) nắm vững lý thuyết thực hành để làm gương mẫu trong việc cải tiết kỹ thuật, lôi cuốn các hợp tác xã, tổ đổi công và các gia đình làm theo, trong phong trào thi đua đổi công hợp tác và sản xuất.

2) Bồi dưỡng cho thanh niên (trước tiên là cho những chiến sĩ nam nữ thanh niên, và cho các thanh niên tích cực) trở dần thành cán bộ kỹ thuật trong nhân dân, nhất là trong các tổ đổi công, hợp tác xã, bằng cách nâng cao dần kiến thức kỹ thuật khoa học, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, phát huy được nhiều sáng kiến.

II. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH, CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC

1. Mở lớp huấn luyện

Trước mỗi vụ hoặc mỗi đợt công tác, cần thiết phải huấn luyện về kỹ thuật cho thanh niên (trước tiên cho cán bộ nam, nữ thanh niên huyện, xã, chiến sĩ thanh niên và các thanh niên tích cực trong các tổ đổi công, hợp tác xã). Nhưng lớp huấn luyện kỹ thuật này có thể chỉ huấn luyện về kỹ thuật hoặc lồng vào một phần của các lớp huấn luyện hợp tác xã, tổ trưởng đổi công v .v…

Chú ý huấn luyện bằng thực tế, có phân tích phê phán. Mỗi lớp huấn luyện đều cần được tổ chức nơi có điển hình tốt, có tổ chức, tham quan và có cả thực tập. Bài giảng giải phải ngắn, gọn, thiết thực, có thảo luận để áp dụng cụ thể vào từng vùng.

Các lớp huấn luyện này cần được ghi trong chương trình hoạt động thống nhất giữa Tỉnh đoàn thanh niên và Ty Nông lâm, Ty Nông lâm phụ trách về kỹ thuật. Đoàn thanh niên triệu tập (có phối hợp với Nông hội và phụ nữ) và phụ trách công tác tư tưởng, chính trị, trong lớp. Tiền phí tổn sẽ ghi trong quỹ của Ty Nông lâm (nếu thiếu thì cần ghi vào bản tái trù ngân sách).

Căn cứ đặc điểm tình hình sản xuất trong từng tỉnh, chia từng vùng, miền để mở lớp cho hợp với kỹ thuật từng vùng và tiện đi lại cho xã.

Thời gian: Trước mỗi đợt chỉ huấn luyện độ 2 ngày (kể cả tham quan); trước mỗi vụ có thể huấn luyện độ 4 ngày hay 5 ngày (như vậy không cần huấn luyện từng đợt).

Sau lớp huấn luyện: Phải có kế hoạch theo dõi, phổ biến rộng rãi cho thanh niên ở xã, có giao nhiệm vụ cho Ban chấp hành thanh niên xã khuyến khích giúp đỡ những người được huấn luyện làm điển hình tốt, và có tổ chức tham quan phát huy tác dụng của điển hình đó. Phải có kế hoạch theo dõi để giúp đỡ giải quyết những khó khăn thực tế sau khi anh chị em đi học về và có sơ kết, tổng kết để đề cao lên.

2. Lập các tổ kỹ thuật ở các trạm phổ biến kỹ thuật;

Các tổ kỹ thuật ở các trạm phổ biến kỹ thuật thường gồm có một số chiến sĩ, thanh niêm nam nữ tích cực và lão nông tích cực từ nay trở đi, thì các cán bộ phụ trách các trạm phổ biến kỹ thuật cần thấy rõ nhiệm vụ của mình trong việc chú ý bồi dưỡng cốt cán nam, nữ thanh niên trong các tổ kỹ thuật, để nâng cao dần trình độ kỹ thuật và phát huy được nhiều sáng kiến.

Thanh niên có ruộng thí nghiệm ở các xã, Nông lâm giúp đỡ hướng dẫn về kỹ thuật.

Tỉnh đoàn, Huyện đoàn và Chi đoàn thanh niên các xã có nhiệm vụ chỉ đạo giúp đỡ cho các thanh niên đó làm được đầu tàu trong việc cải tiến kỹ thuật, và phát huy được tác dụng của những kết quả đạt được, Đoàn thanh niên phải coi việc này như việc của bản thân mình phải chỉ đạo, không được ỷ lại, khoán mặc Nông lâm.

3. Phối hợp với các Phân đoàn thanh niên học sinh, thiếu nhi tham gia từng công tác sản xuất cụ thể: như chống hạn, úng, trừ sâu v .v… Việc này mỗi khi cần thiết Ty Nông lâm sẽ phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên. Nông lâm sẽ hướng dẫn cách làm, thanh niên vận động đoàn viên và tổ chức thực hiện (những việc này đều nằm trong chương trình chung của địa phương).

4. Phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, tuyên truyền.

Nông lâm và thanh niên cần có kế hoạch phối hợp trong các việc:

a) Chỉ đạo một xã điển hình về việc bồi dưỡng và phát huy khả năng của thanh niên trong việc cải tiến kỹ thuật.

b) Kiểm tra theo dõi đôn đốc phong trào theo chương trình chung.

c) Tuyên truyền về mặt nội dung kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, tư tưởng v .v… nhất là thanh niên xung phong nhận nhiệm vụ trong việc đẩy mạnh mọi hình thức tuyên truyền sản xuất ở xã, chủ yếu bằng phát thanh, khẩu hiệu, thông tin.

[...]