Thông tư 03/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 03/2005/TT-BNV
Ngày ban hành 05/01/2005
Ngày có hiệu lực 25/01/2005
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2005/TT-BNV

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2005

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN VÀ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC.

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG.

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1.1. Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:

a) Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

b) Chuyên gia cao cấp.

c) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lươngc huyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

d) Công chức ở xã, phường, thị trấn.

1.2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

2. Đối tượng không áp dụng:

Cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.

II. CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN

Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức (sau đây viết tắt là ngạch), trong chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

1.1. Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng một bậc lương thường xuyên quy định như sau:

a) Đối với chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương.

b) Cán bộ, công chức, viên chức, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/20041NQUBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.

c) Cán bộ, công chức, viên chức, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.

1.2. Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

a) Thời gian cán bộ, công chức, viên chức nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của Nhà nước.

b) Thời gian cán bộ, công chức, viên chức nghỉ ốm, điều trị, điều dưỡng ở trong nước và ở nước ngoài cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc).

c) Thời gian cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thấm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

d) Thời gian đi học ở trong nước và ở nước ngoài (kể cả do nguyện vọng cá nhân) đã cắt khỏi danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị, sau khi học xong, nếu được tuyển dụng lại vào làm việc ở cơ quan, đơn vị cũ, thì thời gian thực tế học tập theo chương trình đào tạo (ghi trên chứng chỉ hoặc bằng đào tạo được cấp) được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên; thời điểm hưởng bậc lương mới được tính kể từ ngày ký quyết định, thời gian nâng bậc lương lần sau được tính như các trường hợp nâng bậc lương thường xuyên khác.

1 3. Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định; thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương.

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại điểm 1.1 mục II Thông tư này và qua đánh giá đạt đủ 2 (hai) tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

[...]