Thông tư 03/1997/TT-KHĐT về việc nhập khẩu hóa chất theo Quyết định 28/TTg-1997 do Bộ Công nghiệp ban hành
Số hiệu | 03/1997/TT-KHĐT |
Ngày ban hành | 26/03/1997 |
Ngày có hiệu lực | 26/03/1997 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Công nghiệp |
Người ký | Lê Quốc Khánh |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Xuất nhập khẩu |
BỘ
CÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/1997/TT-KHĐT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 1997 |
Căn cứ Quyết định số 28/TTg
ngày 13/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách mặt hàng và điều hành
công tác xuất khẩu năm 1997;
Căn cứ tình hình thực tế về nhu cầu sử dụng các loại hoá chất và khả năng sản
xuất trong nước năm 1996;
Căn cứ Nghị định 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc nhập khẩu hoá chất năm 1997 như sau:
1. Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình (sản xuất, kinh doanh) không phân biệt thành phần kinh tế, có đủ những điều kiện sau đây được phép nhập khẩu hoá chất:
- Có Quyết định thành lập doanh nghiệp theo đúng những quy định của Chính phủ; Có ngành nghề sản xuất, kinh doanh hoá chất hoặc có nhu cầu sử dụng hoá chất thực tế trong sản xuất.
- Có Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng hoá chất.
Ngành hàng hoá chất đang được hiểu chung trong cụm từ "Tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất" ghi trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp cho các Doanh nghiệp.
2. Các Doanh nghiệp có đủ điều kiện nêu tại điểm 1 đều được phép nhập khẩu các loại hoá chất (trừ hoá chất độc) theo nhu cầu và hợp đồng kinh tế.
1- Đối với những loại hoá chất trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng cơ bản nhu cầu về số lượng và chất lượng, sẽ chỉ nhập khẩu bổ sung trên nguyên tắc hoá chất nhập khẩu phải có chất lượng tương đương (hoặc cao hơn), giá tương đương (hoặc rẻ hơn) hoá chất cùng loại sản xuất trong nước.
2- Cấm nhập khẩu hoá chất độc như quy định trong Quyết định số 28/TTg ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Việc nhập khẩu nguyên liệu hoá chất trung gian sản xuất hoá chất độc phải được Bộ Công nghiệp xem xét cho phép từng trường hợp cụ thể.
3- Danh mục những loại hoá chất trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng cơ bản nhu cầu và dự kiến nhu cầu sử dụng chỉ cần nhập khẩu bổ sung năm 1997 được nêu trong Phụ lục 1. Danh mục này sẽ được xem xét điều chỉnh hàng năm tuỳ theo nhu cầu sử dụng và khả năng vươn lên đáp ứng trong nước. Đề nghị Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan căn cứ vào Danh mục này để kiểm soát, điều chỉnh việc nhập khẩu của các doanh nghiệp.
4- Các hoá chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá chất cần nhập khẩu phải tuân theo Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật công bố ngày 15/2/1993 và các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5- Các hoá chất là chất gây nghiện, chất hướng tâm thần và tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, bào chế dược phẩm cần nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Y tế theo Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995.
6- Đơn vị nhập khẩu hoá chất phải cung cấp những thông tin cần thiết bằng văn bản (ngoài các văn bản nêu ở điểm 1 mục I) để cơ quan Hải quan xem xét trước khi cho phép nhập khẩu như: nguồn nhập khẩu, mục đích sử dụng, chất lượng hàng hoá, giá nhập khẩu.
7- Các loại hoá chất nhập khẩu tuỳ theo tính chất hoá lý riêng phải có bao bì đóng gói bảo đảm tiêu chuẩn an toàn khi vận chuyển và sử dụng theo những quy định hiện hành của Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký đến ngày 31/3/1998.
Đối với những đơn hàng đã ký hợp đồng và mở L/C trước ngày 25/3/1997 và đối với những đơn vị đã được Bộ Công nghiệp có văn bản xác nhận trước thời điểm ban hành Thông tư này, đề nghị Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan cho phép thực hiện. Khi xuất hiện nhu cầu nhập khẩu vượt quá mức dự báo, đề nghị Tổng cục Hải quản xem xét cho nhập khẩu bổ sung đồng thời thông báo cho Bộ Công nghiệp biết để điều chỉnh.
Bộ Công nghiệp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung Thông tư này cho các Doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết và thực hiện, đồng thời phản ánh cho Bộ Công nghiệp những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
|
Lê Quốc Khánh (Đã ký) |
NHỮNG HOÁ CHẤT TRONG NƯỚC CÓ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT ĐÁP
ỨNG CƠ BẢN NHU CẦU CHỈ NHẬP KHẨU BỔ SUNG NĂM 1997
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03 TT/KHĐT ngày 26 tháng 03 năm 1997 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp)
|
|
SX |
Nhu cầu sử dụng 1997 (tấn) |
1. Axít Clohydric |
TCVN 1556-96 Hàm lượng HCL ³ 30% Hàm lượng sắt Fe Ê 0,01% |
= 15.000 |
= 15.000 |
2. Axít Sunphuaric kỹ thuật |
Hàm lượng H2SO4 ³ 97% |
= 30.000 |
= 30.000 |
3. Axít Sunphuaric ắc quy |
TCVN 138-64 Hàm lượng H2SO4 ³ 92% Hàm lượng sắt Fe Ê 0,012 |
= 2.000 |
= 2.000 |
4. Amôniắc lỏng |
Hàm lượng NH3 ³ 99,9% |
= 2.500 |
= 2.500 |
5. Nhôm Sunphát |
Hàm lượng Al203 ³ 17% |
= 9.000 |
= 9.000 |
6. Nhôm Kali Sunphát |
Hàm lượng Al203 ³ 10,5% |
= 16.000 |
= 20.000 |
7. Canxi Các bonát |
Hàm lượng CaCO3 ³ 98% |
= 16.000 |
= 20.000 |
8. Natri Silicát |
TCN 38-86 Hàm lượng Na20 ³ 12% Hàm lượng Si02 ³ 30% Modul M=2,5-3 |
= 15.000 |
= 15.000 |
9. Natri Hydrôxít qui 100% |
TCVN 3793-83 Hàm lượng NaOH ³ 30% |
= 70.000 |
= 80.000 |
10. Clo lỏng |
Hàm lượng CL2 ³ 99,5% |
= 1.200 |
= 1.200 |
11. Ôxy đóng bình |
TCVN 1068-71 Hàm lượng 02 ³ 99,3% |
|
= 8,5tr.m3 |
12. Natri Fluasilicat |
TCVN 1446-73 Hàm lượng Na2SiF6 ³ 98% |
= 1.500 |
= 1.500 |
13. Canxi Clorua |
Hàm lượng CaCl2 ³ 90% |
= 2.500 |
= 5.000 |