Thông tư 02/TC-TCNH-1996 sửa đổi việc thực hiện chế độ hoa hồng bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 02/TC-TCNH |
Ngày ban hành | 04/01/1996 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/1996 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/TC-TCNH |
Hà Nội, ngày 04 tháng 1 năm 1996 |
Ngày 25-10-1995, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 76-TC/TCNH quy định chế độ hoa hồng bảo hiểm. Để tạo điều kiện thực hiện tốt quy định này ngay từ đầu năm 1996, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm như sau:
I. VỀ VIỆC PHÂN LOẠI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm được quy định trong "Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các loại nghiệp vụ bảo hiểm" ban hành kèm theo Thông tư số 76-TC/TCNH ngày 25-10-1995 được hiểu như sau:
1.4. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu:
a. Bảo hiểm thân tàu biển, tàu sông, tàu cá bao gồm các loại hợp đồng bảo hiểm được ký kết để bảo hiểm thân tàu biển, tàu sông, tàu cá, máy móc và trang thiết bị của tàu đó...
b. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu bao gồm các loại hợp đồng bảo hiểm được ký kết để bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người chuyên chở đối với mọi thiệt hại phát sinh do việc sử dụng, khai thác tàu gây ra, bao gồm cả trách nhiệm đối với người thứ ba.
a. Bảo hiểm máy bay bao gồm các loại hợp đồng được ký kết để bảo hiểm thân máy bay, động cơ và trang thiết bị của máy bay...
b. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển bao gồm các loại hợp đồng được ký kết để bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển đối với các thiệt hại phát sinh trong quá trình sử dụng, khai thác máy bay, bao gồm cả trách nhiệm đối với người thứ ba...
a. Bảo hiểm thân xe bao gồm các loại hợp đồng được ký kết để bảo hiểm cho thân xe cơ giới, các loại máy móc và trang thiết bị của xe cơ giới...
b. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe: bao gồm các loại hợp đồng được ký kết để bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với mọi thiệt hại xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng xe cơ giới như bảo hiểm trách nhiệm dận sự chủ phương diện đối với hành khách...
II. VỀ VIỆC ÁP DỤNG TỶ LỆ HOA HỒNG BẢO HIỂM
1. Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm đã quy định là mức tối đa để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các loại nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể hoá cho đại lý bảo hiểm, tổ chức cộng tác viên bảo hiểm và tổ chức môi giới bảo hiểm theo nguyên tắc không vượt quá mức tối đa đã quy định. Đối với bảo hiểm trọn gói, tổng mức chi hoa hồng bảo hiểm sẽ là tổng các mức chi hoa hồng của từng loại nghiệp vụ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói đó.
2. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu để phù hợp thực tiễn khai thác bảo hiểm căn cứ tỷ lệ chung tối đa đã quy định tại Thông tư số 76-TC/TCNH ngày 25-10-1995, nay cụ thể hoá như sau:
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển và tàu pha sông biển tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng là 0, 16%.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu sông và tàu cá: tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng là 10%.
3. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm thu hút được dịch vụ, thực hiện tốt việc bảo hiểm cho các công trình xây dựng theo Nghị định số 177-CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng. Thông tư số 105-TC/ĐT ngày 8-12-1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng và Quyết định số 663-TC/QĐ-TCNH ngày 24-6-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng; Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về lắp đặt; Biểu phí bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, nay quy định tỷ lệ hoa hồng tối đa áp dụng riêng cho nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là 5%.