Thông tư 02-BYT/TT năm 1961 về chương trình đào tạo cán bộ y tế xã do Bộ Y Tế ban hành.

Số hiệu 02-BYT/TT
Ngày ban hành 21/02/1961
Ngày có hiệu lực 08/03/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Phạm Ngọc Thạch
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02-BYT/TT

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ Y TẾ XÃ

Kính gửi:

- Các Khu, Sở, Ty Y tế,
- Các Viện trực thuộc Bộ,
- Các tổ chức Y tế thuộc các Bộ khác

 

Sơ bộ rút kinh nghiệm công tác đào tạo cán bộ y tế cơ sở cho xã từ ngày hòa bình lập lại đến nay, sau khi trao đổi ý kiến với các Viện nghiên cứu và một số Ty Y tế, theo các đề nghị của các hội nghị chuyên khoa, Bộ có tiến hành việc tu chỉnh bước đầu chương trình đào tạo cán bộ cơ sở ở xã, theo mấy hướng sau đây:

I. ĐẢM BẢO NHIỆM VỤ CÔNG TÁC

Nhiệm vụ của các cán bộ y tế xã và y tá xã hiện nay khác với nhiệm vụ, chức trách công tác của các y tá phục vụ ở các bệnh viện. Nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ xã là:

- Vệ sinh, phòng bệnh cho nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi các tập quán sống cũ, và theo các tập quán mới hợp vệ sinh hơn nhằm bảo vệ sức lao động để phục vụ cho sản xuất.

- Chống các bệnh dịch.

- Chống các bệnh xã hội.

- Điều trị một số bệnh cấp cứu và bệnh thông thường và trên công tác điều trị đó xây dựng cơ sở tốt cho công tác vệ sinh phòng bệnh, chống dịch, chống các bệnh xã hội.

Cho nên chương trình của cán bộ xã phần chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh.

II. ĐƠN GIẢN VIỆC ĐÀO TẠO CÁN BỘ

Từ trước đến nay ngoài đợt đào tạo và 2 đợt bổ túc ra để thành y tá, thì các Ty, các Viện vẫn triệu tập thường xuyên cán bộ xã lên bổ túc 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng. Có tình trạng là cán bộ cứ phải đi học liên miên bỏ công tác và bỏ cả sản xuất. Hoàn cảnh hiện nay không cho phép kéo dài tình trạng này lâu nữa. Bộ thấy cần phải đưa tất cả các chương trình đào tạo, bổ túc chuyên khoa và các bệnh xã hội lồng vào trong 3 đợt đào tạo và bổ túc cho gọn, (trừ mổ quặm có chương trình riêng). Chủ trương này có 5 điều lợi sau đây:

- Không phải triệu tập cán bộ xã nhiều lần quá, ảnh hưởng đến đời sống và sự hoạt động của cán bộ.

- Cán bộ biết trước việc đào tạo của mình từ lúc bắt đầu bước chân vào ngành Y tế nhân dân cho đến lúc thành y tá xã ra sao, do đó có thể phần nào bố trí công tác và công việc riêng của mình được.

- Do đưa các chương trình chuyên khoa vào các đợt đào tạo, nên có thể huấn luyện các kiến thức chuyên khoa về các bệnh xã hội (mắt hột, sốt rét, hoa liễu, v.v…) cho toàn thể cán bộ cơ sở, do đó các Viện sẽ có một cơ sở cán bộ rộng lớn ở nông thôn, có khả năng không xảy ra tình trạng cơ sở trắng một khi cán bộ được đề bạt đi học hay bỏ công tác.

- Các đội lưu động có thể phối hợp không khó khăn lắm công tác huấn luyện với các Ty và Trường Cán bộ y tế địa phương, và do đó đặt kế hoạch công tác của đội với công tác huấn luyện của địa phương được.

- Thời gian đào tạo cũng rút ngắn được hơn trước.

III. KẾT HỢP ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỚI BỔ TÚC VĂN HÓA

Nâng cao dần chất lượng, trình độ cán bộ xã, bằng cách kết hợp việc đào tạo chuyên môn, việc bổ túc văn hóa cho cán bộ.

Từ trước tới nay phần nhiều các Ty chỉ chú ý đào tạo về chuyên môn, và ít chú ý đến việc bồi dưỡng văn hóa cho anh chị em. Lúc mới bắt đầu đào tạo là vệ sinh viên trình độ văn hóa là lớp 1 hay 2; đến lúc đào tạo thành cán bộ y tế xã ba tháng, rồi sáu tháng, rồi chín tháng thì trình độ văn hóa cũng vẫn chỉ là lớp 1 hay 2 hay 3 là cùng, nhất là đối với chị em phụ nữ. Hiện tượng văn hóa kém ảnh hưởng rất nhiều đến sự thu nhận kiến thức của anh chị em học viên, làm cho công tác huấn luyện khó khăn và phức tạp.

Vì thế cần quy định trên các nét lớn, việc đào tạo cán bộ cơ sở như sau:

a) Trình độ văn hóa:

- Đào tạo cán bộ y tế xã: học viên có trình độ văn hóa lớp 3 cho miền xuôi. Nếu vì hoàn cảnh đặc biệt thì có thể lấy lớp 2.

Sau khi đào tạo xong cán bộ về công tác ở địa phương một năm thì bổ túc văn hóa lên một lớp. Ở địa phương, vừa sản xuất, vừa công tác và vừa học tập.

- Bổ túc đợt 1: học viên có trình độ văn hóa lớp 4 hay hết lớp 3 sau khi đào tạo cán bộ về công tác ở địa phương một năm, trong một năm đó thì bổ túc văn hóa lên một lớp.

- Bổ túc đợt 2: học viên có trình độ văn hóa lớp 5 hay hết lớp 4.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ