Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 02/2021/TT-BTP
Ngày ban hành 25/05/2021
Ngày có hiệu lực 15/07/2021
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2021/TT-BTP

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2021

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THỜI GIAN THEO BUỔI LÀM VIỆC THỰC TẾ VÀ KHOÁN CHI VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

a) Trợ giúp viên pháp lý;

b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý;

c) Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;

d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây gọi tắt là Chi nhánh); Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về thù lao, bồi dưỡng và thủ tục thanh toán thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.

2. Bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý trong việc kê khai thời gian, công việc để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

3. Khi kê khai thời gian, công việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, người kê khai chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc kê khai.

4. Khi xác nhận thời gian, công việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý, người xác nhận chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc xác nhận.

Chương II

CÁCH TÍNH THỜI GIAN THEO BUỔI LÀM VIỆC THỰC TẾ

Điều 3. Thời gian theo buổi làm việc thực tế

1. Thời gian theo buổi làm việc thực tế (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc.

2. Một buổi làm việc thực tế được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc không đủ 04 giờ thì tính như sau:

a) Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ;

b) Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.

[...]