Thông tư 02/2000/TT-BKH hướng dẫn Quy chế chuyên gia nước ngoài kèm theo Quyết định 211/1998/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 02/2000/TT-BKH
Ngày ban hành 12/01/2000
Ngày có hiệu lực 27/01/2000
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Võ Hồng Phúc
Lĩnh vực Đầu tư,Lao động - Tiền lương

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2000/TT-BKH

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 02/2000/TT-BKH NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 211/1998/QĐ-TTG NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ở Việt Nam.
Để quản lý chặt chẽ việc sử dụng chuyên gia của các chương trình, dự án ODA cũng như bảo đảm thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các chuyên gia này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Đối tượng và phạm vi áp dụng của Quy chế chuyên gia nước ngoài được quy định tại Điều 1 và được giải thích cùng một số thuật ngữ khác như quy định tại Điều 5 của Quy chế chuyên gia nước ngoài, nay hướng dẫn cụ thể:

a) Bên nước ngoài bao gồm:

- Các Chính phủ nước ngoài;

- Các tổ chức của Liên Hợp Quốc (LHQ): Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Hội nghị Thương mại và Phát triển của LHQ (UNCTAD), Cao Uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR),v.v...

- Các tổ chức chuyên môn của LHQ: Tổ chức Phát triền Công nghiệp của LHQ (UNIDO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (PAO), Quỹ Trang Thiết bị của LHQ (UNCDF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (WIPO), Tổ chức Vận tải Đường biển Quốc tế (IMO),v.v...

- Các tổ chức tự quản của LHQ: Tổ chức Du lịch Thế giới (OMT), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), v.v...

- Các tổ chức liên Chính phủ: Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Hiệp hội các Quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Cơ quan Liên Chính phủ Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp (AIF),v.v...

- Các tổ chức tài chính quốc tế và cơ quan hợp tác phát triển quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB); Quỹ Phát triển Bắc Âu (NIF), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); Quỹ Kuwait, Quỹ Abu Dhabi, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), v.v... (trừ Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF).

b) Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA (gọi tắt là chuyên gia) là người có quốc tịch nước ngoài, bao gồm:

- Những chuyên gia do Bên nước ngoài trực tiếp cử vào Việt Nam để nghiên cứu, xây dựng, thầm định hay thực hiện chương trình, dự án ODA (bao gồm cả kiểm tra, giám sát thi công, tư vấn kỹ thuật và đánh giá) theo quy định hay thoả thuận trong các Điều ước Quốc tế về ODA đã được ký kết giữa Bên Việt Nam và Bên nước ngoài và được Bên nước ngoài thông báo trước bằng văn bản cho Bên Việt Nam;

- Những chuyên gia do Bên Việt Nam chỉ định mời hoặc thuê vào Việt Nam để nghiên cứu, xây dựng, thầm định, thực hiện chương trình, dự án ODA (bao gồm cả kiểm tra, giám sát thi công, tư vấn kỹ thuật và đánh giá) theo quy định hay thoả thuận trong các Điều ước Quốc tế về ODÂ đã được ký kết giữa Bên Việt Nam và Bên nước ngoài.

2- Các đối tượng khác (bao gồm cả một số đối tượng quy định cụ thể dưới đây) đều không thuộc phạm vi áp dụng của Quy chế chuyên gia nước ngoài:

- Nhân viên ngoại giao;

- Cá nhân người nước ngoài, người của các tổ chức nước ngoài ký hợp đồng hay thoả thuận riêng rẽ với nhà thầu nước ngoài nhằm cung cấp hàng hoá, dịch vụ để thực hiện một phần hay toàn bộ các hoạt động thuộc chương trình, dự án ODA ở Việt Nam, không phân biệt chức năng, nhiệm vụ mà cá nhân đó đảm nhiệm hoặc tính chất công việc mà cá nhân đó tiến hành;

- Những người do nhà thầu nước ngoài cử làm đại diện, đầu mối quản lý, nghiên cứu, xây dựng, thầm định, thực hiện các chương trình, dự án ODA (bao gồm cả kiểm tra, giám sát thi công, tư vấn kỹ thuật và đánh giá) ở Việt Nam nhưng không phải là đối tượng quy định hay thoả thuận trong các Điều ước Quốc tế về ODA đã được ký kết giữa Bên Việt Nam và Bên nước ngoài;

3- Trường hợp có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia hoặc ký két thì thực hiện theo quy định tại điều ước quốc tế đó.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1- Miễn trừ dành cho chuyên gia:

Khi xuất nhập cảnh, việc miễn trừ thuế hải quan, thuế và phí khác cho chuyên gia và người thân (trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí cho những dịch vụ tương tự) thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quy chế chuyên gia nước ngoài và Thông tư số 08/1998/TT-TCHQ ngày 16 tháng 11 năm 1998 của Tổng cục Hải quan.

2- Thủ tục xác nhận chương trình, dự án ODA:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào yêu cầu của các Bên hữu quan, tiến hành thầm định và xã nhận chương trình, dự án ODA và các hoạt động có sử dụng chuyên gia nước ngoài.

Thủ tục xác nhận như sau:

- Cơ quan chủ quản dự án gửi văn bản đề nghị về Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo những nội dung cụ thể đề nghị tiếp nhận chuyên gia theo mẫu quy định tại Phụ lục I và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.

Trường hợp có văn bản xác nhận hoặc thông báo của Bên nước ngoài về việc cử chuyên gia thì phải gửi kèm theo văn bản đề nghị xác nhận của Cơ quan chủ quản dự án.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ