Thông báo 95/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị tổng kết Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 95/TB-VPCP
Ngày ban hành 06/05/2021
Ngày có hiệu lực 06/05/2021
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2021

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ TRƯƠNG HÒA BÌNH TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN VÀ CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2013-2020

Sáng ngày 23 tháng 4 năm 2021, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 896 đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tng kết Đề án tng thđơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896). Cùng tham dự tại điểm cầu chính Trụ sở Chính phủ có Thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án 896 của Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị có liên quan của Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm có: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Thành viên Ban Chỉ đạo 896 cấp tỉnh, cấp huyện và Tgiúp việc Ban Chỉ đạo 896 cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đại diện lãnh đạo công an cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị công an có liên quan.

Sau khi nghe Thường trực Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án 896 của Chính phủ trình bày Báo cáo tóm tắt tổng kết tình hình, kết quả thực hiện Đề án 896 giai đoạn 2013-2020, phát biểu tham luận của một số bộ, ngành, địa phương, công bố các quyết định khen thưởng và trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 896, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 896 kết luận Hội nghị như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các bộ, ngành, địa phương về kết quả đã đạt được và đã làm khá tốt trên nhiều phương diện. Trong đó, điều đáng ghi nhận là: Lực lượng công an đã bảo đảm thu thập, bổ sung, cập nhật thông tin dân cư hàng ngày ngay từ địa bàn cơ sở; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ban, ngành sẵn sàng tích hp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đxây dựng Chính phủ điện tử; tổ chức quán triệt, nghiên cứu, đề xuất các nội dung thực hiện nghiêm Đề án 896; chủ động và làm tốt công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đầy đủ, chặt chẽ và hiệu quả các nội dung về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành... Đến nay, các nhiệm vụ của Đề án 896 đã hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra, quá trình triển khai thực hiện Đề án 896 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dân cư, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số. Bộ Công an đã chủ động, tích cực tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiều nội dung công việc phục vụ triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như: Đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và nguồn vốn dự án; rà soát, cắt giảm từ các dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân trong giai đoạn 2019 - 2020 đbố trí một phần vốn cho dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ Công an cũng như Ban Chỉ đạo 896 các địa phương đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo Công an các cấp hoàn thành việc thu thập thông tin, tiến hành quét phiếu thu thập thông tin dân cư và cấp số định danh cá nhân tại các địa phương. Các bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch, phương án thực hiện 19 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành. Bên cạnh đó, Văn phòng Ban Chỉ đạo 896 đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án 896 tại các địa phương; tổng hợp tình hình, kết quả triển khai, kịp thời tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 896.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nhất là những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc có yếu tố về chủ quan, cần phải sớm được khắc phục như trong Báo cáo tổng kết Đề án 896 giai đoạn 2013 - 2020, ý kiến phát biểu của một số bộ, ngành, địa phương đã đề cập, trong đó:

- Việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm thực chất - yêu cầu này là trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt, phối hợp với Bộ Công an thực hiện có hiệu quả, vì mục đích phục vụ nhân dân.

- Việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế và dữ liệu giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn gặp nhiều khó khăn.

- Chưa có cơ chế thống nhất, hợp lý xử lý đối với các trường hợp dữ liệu công dân có sai lệch (sai thông tin giữa Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân với hộ khẩu hoặc trong các giấy tờ này chcó thông tin về năm sinh mà không có thông tin về ngày, tháng sinh), dẫn đến gia tăng thủ tục hành chính, gây sức ép cho người dân, khó đảm bảo chất lượng đăng ký hộ tịch.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

Năm 2021 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm tiếp tục đưa Đề án 896 vào thực tiễn đxây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Trước những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới, để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tiếp theo, yêu cầu Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, bảo đảm dữ liệu chính xác, minh bạch, thống nhất; bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu và yêu cầu dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đy nhanh quá trình kết nối với các bộ, ngành, địa phương góp phần quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

- Hoàn thành mở rộng kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định để chia sẻ cho các bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính (về xác thực thông tin người dùng, hỗ trợ cung cấp, kiểm tra thông tin công dân ...).

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thực hiện các thủ tục liên quan đến quản lý dân cư, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an. Tăng cường kết nối, liên thông, tương tác và cung cấp các dịch vụ công một cách có hiệu quả giữa Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan quản lý hành chính các cấp; tổ chức chính trị, xã hội có liên quan.

2. Các bộ, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chvới Bộ Công an trong quá trình triển khai 02 dự án, bảo đảm sự đồng bộ, kết nối trong xây dựng Chính phủ điện tử.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có kế hoạch bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đối với dự án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Bộ Tư pháp đang thực hiện đbáo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

- Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, trình Chính phủ xem xét ban hành trong Quý II năm 2021 đtạo hành lang pháp lý cho vấn đề danh tính số. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an đ phcập danh tính số cho mọi người dân, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Có trách nhiệm phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các điều kiện, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin đđảm bảo kết nối liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo thống nhất và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc xác định hộ tịch đối với các trường hợp đặc biệt.

- Các bộ, ngành bám sát tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của bộ, ngành mình; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế. Đồng thời khẩn trương nghiên cứu, triển khai các ứng dụng đtích hợp vào chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân, góp phần thực hiện quản lý ngành, lĩnh vực được phân công.

- Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an xây dựng mức phí, lệ phí khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm hiệu quả tái đầu tư, duy tu bảo dưỡng và khai thác dữ liệu.

- Các bộ, ngành, địa phương bảo đảm các điều kiện, các tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo kết nối liên thông giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh làm việc trên môi trường mạng; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cần thiết cho cán bộ, nhân viên thích ứng với môi trường mạng đvận hành, phát triển các hệ thống, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Thúc đy quản trị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng, phạm vi hoạt động của Chính phủ điện tử.

3. Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 đang cung cấp để đề xuất phương án nâng cấp dịch vụ công lên mức độ 3, 4 phù hợp với điều kiện và khả năng đáp ứng trong thực tiễn.

4. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm tốt công tác tra cứu, theo dõi, tổng hợp báo cáo về tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo thời gian thực; đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu; giải pháp xác thực, an toàn thông tin; đồng bộ trạng thái tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

5. Tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể được đề ra tại kế hoạch hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

6. Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành để hoàn thiện và thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (theo 19 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ) trong thời gian tới.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ