Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông báo 51/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về nhận trở lại công dân hai nước giữa Việt Nam và Lít-va

Số hiệu 51/2019/TB-LPQT
Ngày ban hành 23/01/2019
Ngày có hiệu lực 15/11/2019
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Litva,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Phạm Bình Minh,Eimutis Misiunas
Lĩnh vực Quyền dân sự

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2019/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019

 

THÔNG BÁO

VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Lit-va về nhận trở lại công dân hai nước, ký tại Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2019.

Bộ Ngoại giao trân trọng gi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Đức Hạnh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LÍT-VA VỀ NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa t-va (sau đây gọi là “các Bên”),

Quyết tâm đẩy mạnh hợp tác để ngăn chặn di cư trái phép hiệu quả hơn;

Quan ngại về sự gia tăng hoạt động ca các nhóm tội phạm có t chức liên quan đến nạn di cư trái phép;

Mong muốn bằng Hiệp định này sẽ thiết lập được các th tục xác minh nhân thân nhận trở li nhanh chóng, hiệu quả đi với nhng ngưi không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng được các điều kiện nhập cnh, cư trú trên nh thổ ca các Bên và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao những người này trên tinh thn hp tác;

Nhn mạnh rằng Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng đến các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác của các Bên phát sinh từ pháp luật quc tế;

Đã tha thuận như sau:

Điều 1

Định nghĩa

Vì mục đích của Hiệp đnh này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

“Người trở về” là một người đã nhập cảnh, hiện đang có mặt hoặc cư trú bất hợp pháp trên nh thổ của Bên yêu cầu theo các quy định ca Hiệp định này.

“Nhận trở lại là việc chuyển và việc nhận nhng người đã nhập cảnh, hiện đang có mặt hoặc cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ của Bên yêu cầu theo các quy định ca Hiệp định này.

Bên yêu cầu” là Bên gửi h sơ đ ngh nhn tr lại theo các quy đnh của Hiệp định này.

Bên đưc yêu cầu là Bên nhận hồ sơ đề nghị nhận tr lại theo các quy định của Hiệp đnh này.

Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan của một Bên chịu trách nhiệm thi hành Hiệp định này.

Điều 2

Điều kiện nhận trở lại

1. Theo đề nghị của một Bên, Bên kia sẽ, trên cơ s tng trường hợp một, nhận tr lại một người không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng các điều kiện về nhập cnh, tạm trú hoặc cư trú trên lãnh th của Bên yêu cầu, nếu người đó:

(1) là công dân ca Bên được yêu cầu và không phải công dân Bên yêu cu hoặc bất kỳ nưc nào khác;

[...]