Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông báo 50/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Bản ghi nhớ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2015, tầm nhìn đến năm 2030 giữa Việt Nam - Lào

Số hiệu 50/2015/TB-LPQT
Ngày ban hành 14/09/2015
Ngày có hiệu lực 14/09/2015
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Người ký Đinh La Thăng,Bounchanh Sinthavong
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2015/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, ký tại Viêng Chăn ngày 14 tháng 9 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 9 năm 2015.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC T
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Đức Hạnh

 

BẢN GHI NHỚ

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VỀ CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2016-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), sau đây gọi tắt là hai Bên” thỏa thuận về chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung sau:

ĐIỀU 1. QUAN ĐIỂM VỀ HỢP TÁC

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, công bằng, hiểu biết lẫn nhau, hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính thống nhất cao giữa Chính phủ hai nước, phù hợp với quy định khu vực và quốc tế, góp phn tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN, các nước trong khu vực tiu vùng sông Mê Kông mrộng (GMS), xây dựng Đông Nam Á trthành khu vực hòa bình, bn vững, hợp tác, phát triển và thịnh vượng.

2. Lựa chọn loại hình kết ni phù hp với điều kiện tự nhiên, xã hội, khả năng kinh tế của mi nước; phát huy nhng loại hình vận tải thể mạnh, xác định loại hình tiềm năng phát triển trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi kết ni các trung tâm, vùng và các tnh của Lào với các cảng biển của Việt Nam.

3. Xác định vị trí, quy mô kết nối giao thông tương xứng với qui trình phát trin kinh tế - xã hội, quy hoạch hệ thống ca khẩu hai Bên, đảm bảo khai thác mạng lưới giao thông kết nối hiệu quả, phù hợp vi nhu cầu thực tế và phát trin trong tương lai.

4. c định phương thức vận tải đường bộ và đường sắt là trọng tâm trong quá trình kết ni giao thông vận tải hai nước. Phát huy ưu thế của vận ti đường bộ là loại hình vận tải có tính cơ động cao; phát triển vận ti đường bộ thỏa mãn nhu cầu vận tải nội tnh, vận tải liên tnh và liên vận quốc tế của hai nước, tham gia vào chuỗi vận tải đa phương thc.

5. Tăng cường trao đi, phi kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, giữa các đơn vkinh doanh vận tải hàng hóa của hai nước, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa qua các cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức vận ti hàng hóa hai chiều.

ĐIỀU 2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG HỢP TÁC VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Mục tiêu và định hướng chung của Bản ghi nh này làm cơ s xác định chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

1. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của hai nước, đặc biệt là tiềm năng về vị trí trung tâm của CHDCND Lào trong việc kết ni giao thông vận tải đường bộ với các nước trong khu vực và tiềm năng biển của CHXHCH Việt Nam trong việc kết ni với thế giới.

2. Xác định loại hình giao thông vn tải đường bộ và đường sắt trong tương lai theo hành lang phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, khả năng kinh tế của mi hành lang đtạo thành ưu tiên phát triển chính trong lĩnh vực giao thông vận tải để kết ni giữa hai nước.

3. Xác định tuyến kết ni tối ưu giữa hai Thủ đô Hà Nội - Viêng Chăn và các địa phương của hai nước có liên quan đến tuyến đường này.

4. Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới đường cao tốc kết nối trong tương lai.

5. Xác định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn, tập trung nâng cấp các tuyến đường hiện hữu và xây dựng các công trình đường bộ mi đạt tiêu chuẩn quc tế để tạo điều kiện thuận lợi giao thông vn tải, khuyến khích đầu tư xây dựng một số tuyến mi theo hình thức đi tác công-tư (PPP).

6. Tạo điu kiện thuận lợi cho hàng hóa, hành khách quá cảnh và xuyên quốc gia, ưu tiên kết ni giao thông vận tải với các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, các cửa khẩu phụ có nhu cầu giao thông vận tải lớn, mỗi tnh dọc biên giới của hai nước ti thiểu phải có một kết nối giao thông vận tải để thu hút hàng hóa, hành khách xuyên quốc gia và quá cảnh.

7. Xác định chiến lược phát triển hệ thng vn tải hàng hóa bằng đường bộ và đường sắt từ Lào sang Việt Nam kể cả hàng hóa quá cảnh và vận tải từ cng Việt Nam sang Lào, qua Lào đi các nước khác tạo thành hệ thống phân phi ng hóa trong khu vực hoàn chính vào năm 2025. Ưu tiên sử dụng cảng Hòn La, Vũng Áng và cảng Xuân Hải để tăng cường vận tải hàng hóa t Lào đi các nước khác.

8. Phát triển hệ thống vận tải hàng không, xác định hàng không là một phần quan trọng trong hệ thống vận tải khu vực tiểu vùng sông Mê Kông vào năm 2025, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực công nghiệp hàng không dân dụng; tăng cường kết nối hàng không qua hai nước.

9. Tăng cường hơn nữa việc phối, kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa của hai nước với nhau; phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị vận tải hàng hóa thông qua các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các đơn vị vận tải tổ chức vận tải hàng hai chiều trong hoạt động vận tải hàng hóa giữa hai nước.

[...]