Thông báo số 492/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp thông qua đề xuất dự án BOT mở rộng và chuyển quyền thu phí quốc lộ 51 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 492/TB-BGTVT |
Ngày ban hành | 24/10/2007 |
Ngày có hiệu lực | 24/10/2007 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Nguyễn Văn Công |
Lĩnh vực | Đầu tư,Giao thông - Vận tải |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 492/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2007 |
Ngày 05/10/2007, tại văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp về dự án BOT mở rộng và chuyển quyền thu phí QL51. Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan: Vụ Kế hoạch và đầu tư, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục GĐ&QLCLCTGT, Ban QLDA Mỹ Thuận, Công ty cổ phần TVTK GTVT phía Nam (Tedi South).
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị tham gia, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức kết luận như sau:
Trong giai đoạn hiện nay lưu lượng giao thông trên tuyến Quốc lộ 51 ngày càng gia tăng, trong lúc chưa đầu tư đường Cao tốc Long Thành – Vũng Tàu thì việc mở rộng Quốc lộ 51 để bảo đảm lưu thông trong vòng 5 – 10 năm tới là yêu cầu cấp bách. Việc thực hiện dự án BOT mở rộng QL51 kết hợp mua quyền thu phí đã được TTgCP cho phép thực hiện tại văn bản số 2623/VPCP-KTTH ngày 17/5/2007 và bán quyền thu phí kết hợp dự án BOT mở rộng QL51 đã được TTgCP cho phép tại văn bản số 143/TB-VPCP ngày 26/7/2007.
Về nội dung Đề xuất dự án như sau:
1/ Pham vi dự án và hướng tuyến:
+ Pham vi dự án: Thống nhất điểm đầu, điểm cuối dự án như đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam và Tư vấn từ Km0 đến Km73 (trừ nút giao ngã ba Vũng Tàu).
+ Hướng tuyến: Giữ nguyên QL51 hiện hữu.
+ Quy mô mặt cắt ngang:
- Đối với đoạn thông thường: Mở rộng Quốc lộ 51 sang hai bên trong giới hạn hành lang 7m dọc 2 bên tuyến đã GPMB ở giai đoạn trước. Mặt cắt mở rộng để đủ 6 làn xe cơ giới với bề rộng 3.5m/01 làn, dải phân cách giữa, dải an toàn 0.25m, dải phân cách phần xe cơ giới và xe thô sơ (Sử dụng loại Composit nước đã dùng trên đường Xuyên Á) và phần xe thô sơ rộng 7m mỗi bên.
- Đối với đoạn qua Thị trấn Long Thành (Km16+800-Km21+700): Giữ nguyên như hiện tại (Lưu thông 1 chiều), nghiên cứu mở rộng đủ 06 làn xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ.
- Đối với đoạn từ Bà Rịa đến cầu Cỏ May và từ cầu Cỏ may đến cuối tuyến: Do lưu lượng xe ít nên giữ nguyên mặt cắt hiện hữu chỉ thay đổi kết cấu phần lề bằng kết cấu tuyến chính, đảm bảo lưu thông 06 làn xe cơ giới.
+ Kết cấu mặt đường: Trên cơ sở đường hiện hữu tăng cường trung bình thêm 5cm Bê tông nhựa.
+ Công trình cống: bằng khổ nền đường.
+ Công trình cầu: mở rộng theo khổ nền, đối với cầu cũ sau khi kiểm định sẽ quyết định giữ lại hay thay thế.
+ Đoạn qua thị tứ, khu dân cư đông: Xây dựng hệ thống thoát nước.
+ Cầu vượt dân sinh: sử dụng kết cấu thép, vị trí cầu thỏa thuận với địa phương (Cầu vượt ở khu vực Khu công nghiệp Bộ GTVT không cấp phép: Khu công nghiệp tự làm).
+ Nút giao vào Khu công nghiệp: Cục Đường bộ chỉ đạo Tư vấn rà soát, chỉ thực hiện đối với các nút đã có thỏa thuận với Cục Đường bộ và các nút với quốc lộ khác, Tỉnh lộ, Huyện lộ. Các nút khác yêu cầu đơn vị làm theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.
3/ Về tính toán tài chính của dự án lưu ý:
+ Tỷ lệ tăng trưởng lưu lượng xe bằng 7,5 – 8%
+ Chi phí tổ chức và quản lý khai thác đường 10 – 12%
+ Chi phí duy tu lấy theo quy định của cục Đường Bộ, chỉ tính chu kỳ trung tu 5 năm, không tính đại tu.
+ Lãi suất vay vốn lấy theo thông báo của ngân hàng (khoảng 12%)
+ Lãi suất bảo toàn vốn từ 5 – 8% (tham khảo tư vấn tài chính)
+ Phương án tài chính:
PA1: Tính thu phí trong giai đoạn xây dựng dự án bằng với mức thu cơ bản theo Thông tư 90 (Khi Nhà nước thay đổi sẽ có điều chỉnh).