Thông báo 45/2020/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký giữa Việt Nam và Lát-vi-a

Số hiệu 45/2020/TB-LPQT
Ngày ban hành 17/07/2019
Ngày có hiệu lực 29/05/2020
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Latvia,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Phùng Xuân Nhạ,Et-Ga Rin-Ke-Vich
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2020/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2020

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ lát-vi-a về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ký tại Hà Nội ngày 17 tháng 7 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 29 tháng 5 năm 2020.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA LÁT-VI A VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Lát-vi-a, sau đây gọi tắt là "hai Bên";

Mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và cùng có lợi trong lĩnh vực giáo dục giữa hai Bên;

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục để tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc;

Xét thấy Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa một bên là Liên minh châu Âu và các Quốc gia thành viên và một bên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam, đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2016;

Đã thỏa thuận như sau;

Điều 1

Hai Bên hỗ trợ các hình thức hợp tác khác nhau trong lĩnh vực giáo dục theo nguyên tắc đối tác cùng có lợi và tân trọng lẫn nhau, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và pháp luật hiện hành tại hai nước.

Điều 2

Hai Bên khuyến khích trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, trao đổi thông tin và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về cơ cấu, tổ chức của hệ thống giáo dục, chương trình, tài liệu giảng dạy và các thông tin khác cần thiết để triển khai thành công sự hợp tác giữa hai Bên.

Điều 3

Hai Bên khuyến khích hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục và khoa học thông qua việc trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ giáo dục, nhà khoa học, chuyên gia, các chương trình giáo dục và đào tạo, dự án hợp tác nghiên cứu chung và các hội nghị, hội thảo khoa học.

Điều 4

Hai Bên xem xét khả năng cấp học bổng đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ theo các chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học công lập dược công nhận, cũng như học bổng dành cho việc nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học và tham gia các trường hè quốc tế.

Điều 5

Hai Bên hợp tác thúc đẩy trao đổi thông tin và tham vấn giữa các tổ chức chính phủ liên quan của hai nước về công nhận lẫn nhau các tài liệu giáo dục, văn bằng, trình độ chuyên môn và học vị được cấp tại hai nước. Hai Bên xem xét khả năng ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về các văn bằng và trình độ giáo dục ở đại học.

Điều 6

Hai Bên nhất trí hợp tác trong khuôn khổ Tiến trình Giáo dục của Hội nghị Á - Âu (ASEM), các chương trình, dự án của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), của Liên minh châu Âu và các chương trình, dự án quốc tế khác mà hai Bên cùng tham gia.

Điều 7

[...]