Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông báo 11/2023/TB-LPQT hiệu lực Chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ru-ma-ni giai đoạn 2022-2026

Số hiệu 11/2023/TB-LPQT
Ngày ban hành 19/04/2023
Ngày có hiệu lực 19/04/2023
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Rumani
Người ký Cristina Romila,Nguyễn Văn Phúc
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2023/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2023

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ru-ma-ni giai đoạn 2022 - 2026, ký ngày 19 tháng 4 năm 2023 có hiệu lực từ ngày 19 tháng 4 năm 2023.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Chương trình theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG





Nguyễn Lương Ngọc

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC RU-MA-NI GIAI ĐOẠN 2022 - 2026

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam và Chính phủ nưc Ru-ma-ni, dưới đây được gọi là “các Bên;

Phù hợp với nội dung Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Ru-ma-ni về hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và thể thao ký ngày 08 tháng 7 năm 1995 tại Hà Nội;

Trên cơ sở hợp tác truyền thống có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục gia hai nước;

Với mong muốn phát triển và đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

Đã thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1

1. Các Bên thông tin cho nhau về:

a) Các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, cơ cấu và nội dung giảng dạy ở mọi cấp học và trình độ đào tạo;

b) Các chính sách giáo dục và phương thức thực hiện các chính sách này.

2. Hằng năm, các Bên trao đổi tối đa 03 (ba) chuyên viên đại diện của mỗi Bộ trong thời gian từ 5 đến 7 ngày để tìm hiểu về các vấn đề về cải cách giáo dục, chính sách trong lĩnh vực giáo dục, về công tác quản lý các cơ sở giáo dục đại học và dự bị đại học.

ĐIỀU 2

Các Bên ủng hộ việc hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo được công nhận của hai nước ở tất cả các trình độ đào tạo. Hai Bên hỗ trợ nhau trong việc trao đổi thông tin về xác thực văn bằng.

ĐIỀU 3

1. Các Bên cùng hợp tác trong các cuộc đối thoại về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục của Hội nghị Á-Âu (ASEM).

2. Các Bên khuyến khích các đơn vị giảng dạy của cả hai quốc gia tham gia tích cực vào các chương trình của châu Âu và quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

ĐIỀU 4

Hằng năm, các Bên trao đổi theo nguyên tắc có đi có lại, tối đa 20 (hai mươi) học bổng toàn phần đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở các lĩnh vực mà hai Bên cùng thống nhất.

ĐIỀU 5

[...]