Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông báo 3941/TB-BNN-VP năm 2015 kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát về Hội nghị "Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chăn nuôi" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 3941/TB-BNN-VP
Ngày ban hành 21/05/2015
Ngày có hiệu lực 21/05/2015
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Quốc Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3941/TB-BNN-VP

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT VỀ HỘI NGHỊ “BÀN GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG CHĂN NUÔI”

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư phát triển chăn nuôi” tại TP Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 5 và tại Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2015.

Tham dự Hội nghị có đại diện 36 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu và sản xuất giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (miền Bắc 18 doanh nghiệp và miền Nam 18 doanh nghiệp); lãnh đạo và chuyên viên một số đơn vị có liên quan thuộc Bộ (các Cục: Chăn nuôi, Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; các Vụ: Quản lý doanh nghiệp, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hợp tác Quốc tế; Trung tâm Khuyên nông Quốc gia; Viện Chăn nuôi); một số cơ quan thông tin, báo chí.

Sau khi nghe đại diện các doanh nghiệp báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận và chỉ đạo:

1. Các nội dung cần ưu tiên tháo gỡ trong thời điểm hiện nay:

a) Về nhập khẩu

- Giảm thiểu thời gian lưu hàng tại cảng và chi phí không cần thiết cho sản phẩm nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi (TĂCN);

- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân nhập nhanh các giống vật nuôi có chất lượng tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước.

b) Về sản xuất và kinh doanh

- Khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc trong các quy định về môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung.

- Giảm tới mức thấp nhất tần suất kiểm dịch thú y và các phí liên quan đối với các sản phẩm chăn nuôi trong quá trình lưu thông.

- Giảm thiểu các quy định trong việc đăng ký và công nhận chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi vào danh mục, trong đó cần tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

- Kiểm soát tốt việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, tìm kiếm giải pháp phù hợp cho việc thay thế các chất tạo nạc mà người chăn nuôi đang lạm dụng trong sản xuất gây mất an toàn các sản phẩm chăn nuôi trong nước.

- Khẩn trương công nhận các giống vật nuôi, nhất là các giống gà có nguồn gốc địa phương đã có đủ điều kiện để đưa nhanh vào sản xuất kinh doanh.

- Tìm các giải pháp phù hợp thúc đẩy công tác quản lý nâng cao chất lượng và phát triển sản xuất chăn nuôi ong mật phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

c) Về xuất khẩu

Tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ xuất khẩu, nhất là công tác kiểm dịch và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường cho xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế: mật ong, trứng vịt muối, thức ăn chăn nuôi…

2. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị:

a) Đối với Cục Chăn nuôi:

- Chỉ đạo các đơn vị được chỉ định kiểm tra chất lượng TĂCN, tìm mọi biện pháp nhằm giảm thời gian kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu xuống khoảng 50% so với hiện nay.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan, khẩn trương thẩm định trình Bộ các sản phẩm TĂCN đủ điều kiện đưa vào danh mục. Nghiên cứu đề xuất Bộ nội dung áp dụng quy định về việc yêu cầu khảo nghiệm đối với các loại TĂCN hỗn hợp hoàn chỉnh. Xây dựng ngay quy chuẩn kỹ thuật và các biện pháp tăng cường quản lý chất lượng TĂCN ong mật.

- Tổ chức hội thảo chuyên gia về khả năng có thể cho phép sử dụng có kiểm soát Ractopamine trong chăn nuôi và lộ trình cắt giảm sử dụng kháng sinh trong TĂCN trước năm 2020.

- Chủ động khảo sát, đánh giá và hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng hồ sơ công nhận nhanh các giống vật nuôi đưa vào sản xuất, nhất là các giống gà có nguồn gốc địa phương. Thống nhất với cơ quan chức năng liên quan trong việc bãi bỏ yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với các loại giống vật nuôi đã có trong Danh mục giống được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Phối hợp với các đơn vị trong Bộ khẩn trương làm việc thống nhất với các cơ quan chức năng của Bộ Tài nguyên Môi trường điều chỉnh các quy định về nước thải chăn nuôi phù hợp với yêu cầu về môi trường và điều kiện cụ thể của chăn nuôi trong nước. Nếu khó khăn yêu cầu báo cáo Bộ bằng văn bản.

- Phối hợp với Cục Trồng trọt và các cơ quan nghiên cứu, tìm giải pháp chính sách, công nghệ khuyến khích việc sử dụng các chất thải chăn nuôi làm phân bón tăng nguồn hữu cơ cho cây trồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức các buổi tọa đàm về lợi ích của việc nuôi ong đối với cây trồng và xây dựng các tài liệu để thông tin, tuyên truyền cho người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Đối với Cục Thú y:

[...]