Thông báo 2959/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Thứ trưởng Lương Lê Phương tại cuộc họp bàn biện pháp tăng cường kiểm soát hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 2959/TB-BNN-VP |
Ngày ban hành | 28/05/2010 |
Ngày có hiệu lực | 28/05/2010 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Minh Nhạn |
Lĩnh vực | Thương mại,Vi phạm hành chính |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2959/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2010 |
Ngày 20/5/2010, tại Thành phố Cà Mau, Thứ trưởng Lương Lê Phương đã chủ trì cuộc họp tổng kết Bàn biện pháp tăng cường kiểm soát ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục An ninh Nông nghiệp nông thôn (Bộ Công an), Ủy ban nhân dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công an, Quản lý thị trường các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang và Lãnh đạo các doanh nghiệp chế biến tôm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi nghe đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trình bày Chỉ thị số 1430/CT-BNN-QLCL ngày 17/5/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về tăng cường kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu và Dự thảo Quyết định của Bộ NN&PTNT về các biện pháp tăng cường ngăn chặn các hành vi đưa Tạp chất vào tôm và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất; các ý kiến góp ý, thảo luận của các đại biểu tham dự, Thứ trưởng Lương Lê Phương đã kết luận như sau:
1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang:
a) Trên cơ sở nội dung Chỉ thị số 1430/CT-BNN-QLCL ngày 17/5/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các tỉnh ban hành Chỉ thị chỉ đạo UBND các cấp (quận, huyện/thành phố, xã, phường), các cơ quan chức năng có liên quan tại địa phương:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở thu gom, cơ sở sơ chế tôm nguyên liệu trên địa bàn;
- UBND các cấp chịu trách nhiệm trước UBND cấp trên khi để xảy ra các vụ vi phạm về tạp chất (các hành vi đưa tạp chất vào tôm và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất) tại địa bàn mình; kiểm điểm, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức tiếp tay, bao che cho các cơ sở có hành vi vi phạm.
b) Chủ động bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động ngăn chặn tạp chất (các hành vi đưa tạp chất vào tôm và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất) để các cơ quan chức năng địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương do Bộ NN&PTNT hỗ trợ.
c) Chỉ đạo Ban chỉ đạo chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản các tỉnh định kỳ vào thứ năm hàng tuần có báo cáo tình hình triển khai hoạt động tại địa phương về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ NN&PTNT.
2. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP):
- Củng cố cơ cấu tổ chức Hội đồng giám sát, tái khởi động Chương trình “Doanh nghiệp nói không với tôm tạp chất” và hoàn thiện quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng các tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp thành viên, chủ động phổ biến tới các đại lý thu mua, cơ sở sơ chế cung cấp tôm nguyên liệu cho doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định liên quan kiểm soát tạp chất và tự nguyện cam kết “nói không với tạm chất” nhằm ngăn chặn và loại bỏ tận gốc tệ nạn này.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đề xuất Danh sách các doanh nghiệp thực hiện tốt cam kết nói không với tôm tạp chất.
3. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:
- Rà soát các văn bản quy định cần thiết liên quan đến hoạt động kiểm soát ngăn chặn tạp chất trong tôm nguyên liệu; hoàn thiện dự thảo Quyết định của Bộ NN&PTNT về các biện pháp ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất để trình Bộ ban hành nhằm củng cố khung pháp lý, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm soát ngăn chặn tạp chất.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị: Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương), Cục An ninh Nông nghiệp nông thôn, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) thành lập Tổ công tác đặc biệt kiểm tra việc hoạt động kiểm soát tạp chất tại các địa phương và kiểm tra đột xuất các tụ điểm “nóng” về bơm chích tạp chất vào những thời điểm khan hiếm nguyên liệu để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị biết và triển khai thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |