Thông báo 181/TB-VPCP năm 2013 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm Quý I, triển khai công tác Quý II và các tháng tiếp theo năm 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 181/TB-VPCP
Ngày ban hành 26/04/2013
Ngày có hiệu lực 26/04/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Quang Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 181/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO 138/CP TẠI CUỘC HỌP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM QUÝ I, TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUÝ II VÀ CÁC THÁNG TIẾP THEO NĂM 2013

Ngày 15 tháng 4 năm 2013, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo 138/CP đ đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm Quý I, triển khai công tác Quý II và các tháng tiếp theo năm 2013; nghe Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm Quý I/2013. Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Công an thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm Quý I/2013 và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Trong Quý I/2013, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm đã quan tâm thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, huy động được cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt. Công tác phòng, chống tội phạm có chuyển biến rõ rệt, đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện trên các mặt công tác chủ yếu sau:

- Công tác chỉ đạo, điều hành:

Đã kiện toàn một bước Ban Chỉ đạo 138 tTrung ương đến địa phương; tổ chức các đoàn kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW tại 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, ngăn chặn và kiềm chế được tội phạm, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Mô hình tổ công tác liên ngành 141 của Công an thành phHà Nội và tổ công tác liên ngành 622 của Công an thành phố Hồ Chí Minh được nhiều địa phương nhân rộng và thực hiện đạt hiệu quả.

Trong dịp Tết Quý Tỵ, Bộ Công an đã chỉ đạo mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đm bảo an ninh, trật tự cho nhân dân vui, đón Tết. Các lực lượng chức năng, đặc biệt là Công an và Quân đội đã phối hợp chặt chẽ, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, xử lý có hiệu quả tình hình phức tạp nổi lên. Tiếp tục chỉ đạo 25 tỉnh, thành phố trọng điểm, phức tạp về tội phạm thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển hóa trở thành địa bàn không có tội phạm hoặc giảm đến mức thấp nhất tội phạm.

- Về tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực chỉ đạo, đi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; nhân rộng các mô hình hiệu quả vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; xây dựng xã, phường, khu dân cư không có ma túy, an toàn về an ninh, trật tự.

- Về kết quả xử lý tội phạm:

Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án đạt cao hơn, đã khẩn trương điều tra, khám phá nhanh nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã phối hp chặt chẽ trong quá trình xử lý tội phạm; đưa ra truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật, áp dụng hình phạt nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

- Công tác hp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm được tăng cường, nhất là ở các địa phương khu vực biên giới.

2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tình hình an ninh, trật tự và hoạt động của tội phạm còn tiềm ẩn phức tạp, có xu hướng hoạt động mạnh trở lại; hoạt động của các băng nhóm lưu manh, côn đồ sử dụng vũ khí, hung khí gây án vẫn diễn ra phức tạp, còn gây tâm lý lo lắng cho nhân dân; tội phạm giết người vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương; tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc diễn ra nghiêm trọng, chiếm trên 70% tổng số vụ mua bán người; tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn cờ bạc, sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng; số vụ chống người thi hành công vụ và tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp hơn.

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra nghiêm trọng; tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển ma túy tng hợp có chiều hưng gia tăng.

Hoạt động của tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tuy đã giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, tội phạm hình sự nguy hiểm và gây án nghiêm trọng vẫn chiếm tỷ lệ cao, tính chất manh động, táo tợn và ngày càng trẻ hóa; các băng nhóm “xã hội đen” vẫn còn đe dọa cuộc sng bình yên của nhân dân.

Nguyên nhân khách quan của tình trạng trên là do những khó khăn về kinh tế đã kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp và việc các đối tượng lợi dụng khoa học công nghệ để phạm tội. Nguyên nhân chủ quan là tồn tại suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả ở các cơ quan bảo vệ pháp luật; việc phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa triệt đ, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu kiên quyết, kịp thời; phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội hiệu quả thấp; công tác dự báo, nắm tình hình chưa kịp thời; đặc biệt công tác toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở nhiều nơi chưa trở thành phong trào sâu rộng; các biện pháp bảo đảm cho hoạt động của người thi hành công vụ chưa đủ mạnh; sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, nhất là vai trò của người đứng đầu nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa đồng đều.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ II VÀ THỜI GIAN TỚI

Để tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong Quý II và thi gian tới, các thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP, cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong cả nước tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 48-CT/TW, Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội, Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án năm 2013 và các chương trình, kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị chuyên đ khác vphòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền. Xác định rõ trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền và lực lượng chuyên trách; huy động sức mạnh tổng hp của cả hệ thống chính trị tham gia phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Địa phương nào để tội phạm lộng hành thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trước hết là thủ trưởng Công an phải chịu trách nhiệm.

2. Tiếp tục mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm; kiên quyết, kiên trì tấn công, truy quét, không để hình thành các điểm nóng về tội phạm, làm giảm các loại tội phạm đang nổi lên. Nghiên cứu và có giải pháp ngăn chặn sử dụng loại hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Tăng cường phối hp giữa lực lượng Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm, nhất là các vụ liên quan tham nhũng, ma túy, tiền chất, buôn lậu, môi trường, an toàn thực phẩm. Qua đó, tìm ra nguyên nhân, sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng.

3. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Nghiên cứu vận dụng rộng rãi mô hình tổ công tác liên ngành 141 của Công an thành phố Hà Nội và tổ công tác liên ngành 622 của Công an thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường tuần tra, kiểm soát, tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát trật tự; đề cao vai trò của nhân dân, lực lượng dân phòng; có cơ chế đưa ra kim đim trước dân đối với một số loại tội phạm nhằm tăng cường giáo dục phòng ngừa chung.

4. Chú trọng công tác phòng ngừa xã hội, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Công an, Quân đội, Hải quan, Hàng không, tổ chức Công đoàn, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng ngừa, phát hiện tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trực tiếp, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác và giáo dục về gương người tốt, việc tốt cho nhân dân; tổ chức ký cam kết tới từng hộ gia đình, từng đơn vị cơ sở không tham gia hoạt động tội phạm.

5. Các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nht là các lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm dễ phát sinh tội phạm; quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy nổ, công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

6. Tiếp tục mở rộng hp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm, nhất là đi với các nước có đường biên giới chung vi Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hoạt động mua bán người, buôn lậu hàng hóa, chất ma túy, tiền chất qua biên giới.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ