Thông báo 15/2023/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về công nhận lẫn nhau giấy phép lái xe quốc tế giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc
Số hiệu | 15/2023/TB-LPQT |
Ngày ban hành | 23/06/2023 |
Ngày có hiệu lực | 23/07/2023 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Đại hàn dân quốc |
Người ký | Nguyễn Văn Thắng,Park Jin |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ NGOẠI
GIAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2023/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2023 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc về việc công nhận lẫn nhau giấy phép lái xe quốc tế, ký ngày 23 tháng 6 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2023.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“Việt Nam”) và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc (“Hàn Quốc”) (sau đây gọi chung là “các Bên” và gọi riêng là “Bên”);
Mong muốn thúc đẩy lợi ích của nhân dân hai nước và tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai nước, thông qua việc công nhận Giấy phép lái xe quốc tế,
ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:
1. Cho các mục đích của Hiệp định này, khái niệm “Giấy phép lái xe quốc tế” có nghĩa là:
(a) Đối với Việt Nam: Giấy phép lái xe quốc tế quy định tại Công ước về Giao thông đường bộ, làm tại Viên ngày 08 tháng 11 năm 1968; và
(b) Đối với Hàn Quốc: Giấy phép lái xe quốc tế quy định tại Công ước về Giao thông đường bộ, làm tại Giơ-ne-vơ ngày 19 tháng 9 năm 1949.
2. Mỗi Bên sẽ công nhận lẫn nhau Giấy phép lái xe quốc tế hợp lệ do nước kia cấp để cho phép người mang giấy phép đó điều khiển phương tiện giao thông cơ giới dưới đây vào các mục đích phi thương mại:
(a) Tại Việt Nam:
(i) Công dân Hàn Quốc mang Giấy phép lái xe quốc tế hạng A do Hàn Quốc cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới phù hợp với hạng trên Giấy phép lái xe quốc tế đó; và
(ii) Công dân Hàn Quốc mang Giấy phép lái xe quốc tế thuộc các hạng khác do Hàn Quốc cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới hạng B theo Giấy phép lái xe quốc tế đó; và
(b) Tại Hàn Quốc:
(i) Công dân Việt Nam mang Giấy phép lái xe quốc tế hạng A, A1 hoặc B1 do Việt Nam cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới phù hợp với hạng trên Giấy phép lái xe quốc tế đó; và
(ii) Công dân Việt Nam mang Giấy phép lái xe quốc tế thuộc các hạng khác do Việt Nam cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới theo hạng trên Giấy phép lái xe quốc tế đó.
3. Các hạng xe của Giấy phép lái xe quốc tế do các Bên cấp được liệt kê tại các Phụ lục A và B.
Công dân của một nước có mang Giấy phép lái xe quốc tế hợp lệ đã nói ở trên sẽ được phép điều khiển phương tiện giao thông cơ giới theo các hạng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Hiệp định này trong lãnh thổ của nước kia trong thời hạn tối đa một (01) năm kể từ ngày nhập cảnh vào lãnh thổ nước đó, miễn là các Giấy phép lái xe quốc tế vẫn còn hiệu lực và được xuất trình với các giấy phép lái xe quốc gia tương ứng.
BỘ NGOẠI
GIAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2023/TB-LPQT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2023 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc về việc công nhận lẫn nhau giấy phép lái xe quốc tế, ký ngày 23 tháng 6 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2023.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“Việt Nam”) và Chính phủ nước Đại Hàn Dân quốc (“Hàn Quốc”) (sau đây gọi chung là “các Bên” và gọi riêng là “Bên”);
Mong muốn thúc đẩy lợi ích của nhân dân hai nước và tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai nước, thông qua việc công nhận Giấy phép lái xe quốc tế,
ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:
1. Cho các mục đích của Hiệp định này, khái niệm “Giấy phép lái xe quốc tế” có nghĩa là:
(a) Đối với Việt Nam: Giấy phép lái xe quốc tế quy định tại Công ước về Giao thông đường bộ, làm tại Viên ngày 08 tháng 11 năm 1968; và
(b) Đối với Hàn Quốc: Giấy phép lái xe quốc tế quy định tại Công ước về Giao thông đường bộ, làm tại Giơ-ne-vơ ngày 19 tháng 9 năm 1949.
2. Mỗi Bên sẽ công nhận lẫn nhau Giấy phép lái xe quốc tế hợp lệ do nước kia cấp để cho phép người mang giấy phép đó điều khiển phương tiện giao thông cơ giới dưới đây vào các mục đích phi thương mại:
(a) Tại Việt Nam:
(i) Công dân Hàn Quốc mang Giấy phép lái xe quốc tế hạng A do Hàn Quốc cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới phù hợp với hạng trên Giấy phép lái xe quốc tế đó; và
(ii) Công dân Hàn Quốc mang Giấy phép lái xe quốc tế thuộc các hạng khác do Hàn Quốc cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới hạng B theo Giấy phép lái xe quốc tế đó; và
(b) Tại Hàn Quốc:
(i) Công dân Việt Nam mang Giấy phép lái xe quốc tế hạng A, A1 hoặc B1 do Việt Nam cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới phù hợp với hạng trên Giấy phép lái xe quốc tế đó; và
(ii) Công dân Việt Nam mang Giấy phép lái xe quốc tế thuộc các hạng khác do Việt Nam cấp được phép điều khiển phương tiện cơ giới theo hạng trên Giấy phép lái xe quốc tế đó.
3. Các hạng xe của Giấy phép lái xe quốc tế do các Bên cấp được liệt kê tại các Phụ lục A và B.
Công dân của một nước có mang Giấy phép lái xe quốc tế hợp lệ đã nói ở trên sẽ được phép điều khiển phương tiện giao thông cơ giới theo các hạng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Hiệp định này trong lãnh thổ của nước kia trong thời hạn tối đa một (01) năm kể từ ngày nhập cảnh vào lãnh thổ nước đó, miễn là các Giấy phép lái xe quốc tế vẫn còn hiệu lực và được xuất trình với các giấy phép lái xe quốc gia tương ứng.
2. Mỗi Bên có thể tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế của người lái xe trong lãnh thổ của nước mình nếu người lái xe đó vi phạm các quy định trong lãnh thổ của nước mình mà theo pháp luật quốc gia của Bên đó phải tước giấy phép của người vi phạm. Trong trường hợp như vậy, Bên đó có thể:
(a) Tước và giữ Giấy phép lái xe quốc tế cho đến khi hết thời hạn tước quyền sử dụng theo pháp luật quốc gia của Bên đó hoặc cho đến khi người lái xe rời khỏi lãnh thổ nước mình, tùy theo thời hạn nào sớm hơn;
(b) Thông báo việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế cho Bên kia; và
(c) Điền vào chỗ trống ghi nhận vi phạm (xác nhận) trên Giấy phép lái xe quốc tế thông báo Giấy phép lái xe quốc tế không còn hiệu lực trên lãnh thổ nước mình trong thời hạn tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Các Bên sẽ hợp tác trong thực hiện Hiệp định này.
2. Các Bên sẽ cung cấp cho nhau, qua các kênh ngoại giao các thông tin và tài liệu sau:
(a) Các đầu mối liên lạc: các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử và họ tên người đại diện;
(b) Các mẫu Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia của Bên mình trong phạm vi Hiệp định này; và
(c) Pháp luật liên quan đến cấp và sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia của Bên mình.
3. Các Bên sẽ nhanh chóng thông báo cho bên kia, qua các kênh ngoại giao, bất kỳ thay đổi nào của Giấy phép lái xe quốc tế của Bên mình hoặc bất kỳ thay đổi, sửa đổi pháp luật có thể tác động đến việc thực hiện Hiệp định này, cũng như bất kỳ thay đổi nào về thông tin liên lạc của Bên mình.
4. Trong trường hợp có nghi ngờ liên quan đến hiệu lực hoặc tính xác thực của một Giấy phép lái xe quốc tế, một Bên có thể yêu cầu Bên kia xác minh hiệu lực hoặc tính xác thực của Giấy phép lái xe quốc tế đó thông qua đầu mối liên lạc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Bên được yêu cầu xác minh hiệu lực hoặc tính xác thực của Giấy phép lái xe quốc tế sẽ nhanh chóng trả lời yêu cầu xác minh.
2. Hiệp định này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên theo các điều ước quốc tế mà các Bên hiện là thành viên.
2. Một trong hai Bên có thể chấm dứt Hiệp định này vào bất kỳ thời điểm nào bằng một thông báo bằng văn bản qua các kênh ngoại giao, có hiệu lực sau sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Bên kia nhận được thông báo.
3. Hiệp định này có thể được sửa đổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của các Bên. Bất kỳ sửa đổi nào như vậy sẽ có hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày các Bên nhận được văn bản đồng ý và là một phần không tách rời của Hiệp định này.
Những người ký tên dưới đây, được Chính phủ các Bên ủy quyền đã ký Hiệp định này.
Làm tại Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2023 thành hai (02) bản bằng tiếng Việt, tiếng Hàn và tiếng Anh, tất cả các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.
THAY MẶT
CHÍNH PHỦ |
THAY MẶT
CHÍNH PHỦ |
PHÂN HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ DO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CẤP
Mã |
Hạng phương tiện |
A |
Mô tô |
A1 |
Xe mô tô có dung tích không vượt quá 125 cm3 và động cơ không vượt quá 11 kW (xe mô tô hạng nhẹ) |
B |
Xe cơ giới, trừ xe hạng A, có trọng tải tối đa cho phép không vượt quá 3.500 kg và không quá 8 chỗ ngoài chỗ của lái xe; hoặc xe cơ giới hạng B có gắn kèm rơ moóc và tải trọng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg; hoặc phương tiện cơ giới hạng B có gắn kèm rơ moóc với tải trọng tối đa vượt quá 750 kg nhưng không vượt quá tải trọng không chất tải của phương tiện cơ giới đó và trọng lượng tổng cộng tối đa cho phép của cả phương tiện cơ giới và xe rơ moóc không vượt quá 3.500 kg |
B1 |
Mô tô ba bánh và bốn bánh |
C |
Phương tiện cơ giới, khác với phương tiện hạng D, có tải trọng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg; hoặc phương tiện cơ giới hạng C có gắn kèm rơ moóc có tải trọng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg |
C1 |
Phương tiện cơ giới, ngoại trừ các phương tiện cơ giới theo hạng D, có trọng lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg nhưng không vượt quá 7.500 kg, hoặc phương tiện cơ giới hạng C1 có gắn kèm xe rơ moóc với tải trọng tối đa không vượt quá 750 kg |
D |
Phương tiện cơ giới được sử dụng để chuyên chở hành khách và hơn 8 chỗ ngoài chỗ của lái xe; hoặc phương tiện cơ giới hạng D có gắn kèm rơ moóc với tải trọng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg |
D1 |
Phương tiện cơ giới được dùng để chở khách và có hơn 8 chỗ ngoài chỗ của lái xe nhưng không vượt quá 16 chỗ ngoài chỗ của lái xe; hoặc phương tiện cơ giới hạng D1 có gắn kèm xe rơ moóc, với tải trọng tối đa không vượt quá 750 kg |
BE |
Phương tiện cơ giới hạng B có gắn xe rơ moóc với tải trọng tối đa cho phép lớn hơn 750 kg và vượt quá tải trọng không chất tải của phương tiện cơ giới; hoặc phương tiện cơ giới hạng B có gắn kèm xe rơ moóc có tải trọng tối đa vượt quá 750 kg và trọng lượng tổng cộng tối đa cho phép của cả phương tiện cơ giới và xe rơ moóc vượt quá 3.500 kg |
CE |
Phương tiện cơ giới hạng C có gắn kèm xe rơ moóc có tải trọng tối đa cho phép vượt quá 750 kg |
C1E |
Phương tiện cơ giới hạng C1 có gắn xe rơ moóc với tải trọng tối đa vượt quá 750 kg nhưng không vượt quá tải trọng không tải của phương tiện cơ giới, với tổng trọng lượng của phương tiện cơ giới và xe rơ moóc không vượt quá 12.000 kg |
DE |
Phương tiện cơ giới hạng D có gắn kèm xe rơ moóc có tải trọng tối đa cho phép vượt quá 750 kg |
D1E |
Phương tiện cơ giới hạng D1 có gắn xe rơ moóc, không sử dụng để chở hành khách với tải trọng tối đa vượt quá 750 kg nhưng không vượt quá tải trọng không tải của phương tiện cơ giới, với tổng trọng lượng của phương tiện cơ giới và xe rơ moóc không vượt quá 12.000 kg |
PHÂN HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ DO NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC CẤP
Mã |
Hạng phương tiện |
A |
Phương tiện cơ giới hai bánh, có hoặc không có thùng xe, phương tiện dành cho người tàn tật và phương tiện cơ giới ba bánh với trọng lượng xe không quá 400 kg (900 lbs.) |
B |
Phương tiện chở khách không quá 8 chỗ ngoài chỗ của lái xe hoặc phương tiện chở hàng có trọng tải cho phép tối đa không vượt quá 3.500 kg (7.700 lbs.). Phương tiện hạng này có thể gắn kèm một rơ moóc nhẹ |
C |
Phương tiện cơ giới chở hàng có trọng tải cho phép tối đa vượt quá 3.500 kg (7.700 lbs.). Phương tiện hạng này có thể gắn kèm một rơ moóc nhẹ |
D |
Phương tiện cơ giới được sử dụng để chuyên chở hành khách và có hơn 8 chỗ ngoài chỗ của lái xe. Phương tiện hạng này có thể gắn kèm một rơ moóc nhẹ |
E |
Phương tiện cơ giới hạng B, C hoặc D, như được cho phép ở trên, gắn kèm một rơ moóc không phải hạng nhẹ |
“Trọng lượng tối đa cho phép” của một phương tiện là tổng trọng lượng xe và trọng lượng hàng hóa tối đa. “Trọng lượng hàng hóa tối đa” là trọng lượng hàng hóa cho phép do cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký phương tiện công bố. “Rơ moóc nhẹ” là rơ moóc với trọng lượng tối đa cho phép không quá 750 kg (1.650 lbs.).
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam (“Viet Nam”) and the Government of the Republic of Korea (“Korea”) (hereinafter referred to collectively as the “Parties” and individually as a “Party”);
Desiring to promote the interests of the nationals of both countries and strengthening people-to-people exchanges between the two countries, through the recognition of International Driving Permits;
HAVE AGREED as follows:
1. For the purposes of this Agreement, the term “International Driving Permit” means:
(a) for Viet Nam: the International Driving Permit prescribed by the Convention on Road Traffic, done at Vienna on 8 November 1968; and
(b) for Korea: the International Driving Permit prescribed by the Convention on Road Traffic, done at Geneva on 19 September 1949.
2. Each Party shall reciprocally recognize the valid International Driving Permits issued by the other country to allow the holders of such Permits to drive the following motor vehicles for non-commercial purposes:
(a) in Viet Nam:
(i) Korean nationals holding the International Driving Permits of category A issued by Korea shall be allowed to drive motor vehicles in accordance with the category covered by those International Driving Permits; and
(ii) Korean nationals holding the International Driving Permits of other categories issued by Korea shall be allowed to drive motor vehicles of category B covered by those International Driving Permits; and
(b) in Korea:
(i) Vietnamese nationals holding the International Driving Permits of categories A, A1 or B1 issued by Viet Nam shall be allowed to drive motor vehicles in accordance with the categories covered by those International Driving Permits; and
(ii) Vietnamese nationals holding the International Driving Permits of other categories issued by Viet Nam shall be allowed to drive motor vehicles of categories covered by those International Driving Permits.
3. The categories of vehicles of International Driving Permits issued by the Parties are listed in Annexes A and B.
2. Each Party may withdraw from a driver the right to use an International Driving Permit in the territory of its country if the driver commits in that territory a breach of regulations rendering the driver liable under that Party’s domestic legislation to the forfeiture of the Permit. In such a case that Party may:
(a) withdraw and retain the International Driving Permit until the period of the withdrawal of use expires in accordance with its domestic legislation or until the driver leaves that territory, whichever is the earlier;
(b) notify the withdrawal of the right to use the International Driving Permit to the other Party; and
(c) enter in the space of the International Driving Permit provided for the purpose of a penalty (endorsement) to the effect that the International Driving Permit is no longer valid in its territory for the period of withdrawal regulated by its legislation.
1. The Parties shall cooperate in implementing this Agreement.
2. The Parties shall provide each other, through diplomatic channels, with the following information and documents:
(a) their contact points: the competent authorities, including addresses, phone and fax numbers, email addresses and the full names of their representatives;
(b) samples of their International Driving Permits and domestic driver’s licenses covered by this Agreement; and
(c) their legislation relating to the issuance and use of their International Driving Permits and domestic driver’s licenses.
3. The Parties shall promptly inform each other, through diplomatic channels, of any changes to their International Driving Permits or any changes or amendments to their legislation which may affect the implementation of this Agreement, as well as of any changes in their contact information.
4. In case of doubts related to the validity or authenticity of an International Driving Permit, one Party may request the other Party to verify the validity or authenticity of that International Driving Permit through the contact points specified in subparagraph 2(a) of this Article.
5. The Party requested to verify the validity or authenticity of an International Driving Permit shall promptly respond to the request for verification.
2. This Agreement shall not affect the rights and obligations of the Parties under any existing international treaties to which they are parties.
2. This Agreement may be terminated by either Party at any time by a written notice through diplomatic channels, effective sixty (60) days after the date of the receipt of such notice by the other Party.
3. This Agreement may be amended by mutual written consent of the Parties. Any such amendment shall be effective thirty (30) days after the date of the receipt of such written consent by the Parties and form an integral part of this Agreement.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized by their respective Governments, have signed this Agreement.
DONE in duplicate at Ha Noi, on June 23, 2023, in the Vietnamese, Korean and English languages, all texts being equally authentic. In case of any divergence of interpretation, the English text shall prevail.
FOR THE
GOVERNMENT OF THE |
FOR THE
GOVERNMENT OF |
CATEGORIES OF VEHICLES OF INTERNATIONAL DRIVING PERMITS ISSUED BY THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Code |
Categories of vehicles |
A |
Motorcycles |
A1 |
Motorcycles with a cubic capacity not exceeding 125 cm3 and a power not exceeding 11 kW (light motorcycles) |
B |
Motor vehicles, other than those in category A, having a permissible maximum mass not exceeding 3,500 kg and not more than eight seats in addition to the driver's seat; or motor vehicles of category B coupled to a trailer the permissible maximum mass of which does not exceed 750 kg; or motor vehicles of category B coupled to a trailer the permissible maximum mass of which exceeds 750 kg but does not exceed the unladen mass of the motor vehicle, where the combined permissible maximum mass of the vehicles so coupled does not exceed 3,500 kg |
B1 |
Motor tricycles and quadricycles |
C |
Motor vehicles, other than those in category D, having a permissible maximum mass exceeding 3,500 kg; or motor vehicles of category C coupled to a trailer the permissible maximum mass of which does not exceed 750 kg |
C1 |
Motor vehicles, with the exception of those in category D, the permissible maximum mass of which exceeds 3,500 kg but does not exceed 7,500 kg; or motor vehicles of subcategory C1 coupled to a frailer, the permissible maximum mass of which does not exceed 750 kg |
D |
Motor vehicles used for the carriage of passengers and having more than eight seats in addition to the driver's seat; or motor vehicles of category D coupled to a trailer the permissible maximum mass of which does not exceed 750 kg |
D1 |
Motor vehicles used for the carriage of passengers and having more than eight seats in addition to the driver's seat but not more than sixteen seats in addition to the driver's seat; or motor vehicles of subcategory D1 coupled to a frailer, the permissible maximum mass of which does not exceed 750 kg |
BE |
Motor vehicles of category B coupled to a trailer the permissible maximum mass of which exceeds 750 kg and exceeds the unladen mass of the motor vehicle; or motor vehicles of category B coupled to a trailer the permissible maximum mass of which exceeds 750 kg, where the combined permissible maximum mass of the vehicles so coupled exceeds 3,500 kg |
CE |
Motor vehicles of category C coupled to a trailer whose permissible maximum mass exceeds 750 kg |
C1E |
Motor vehicles of subcategory C1 coupled to a trailer the permissible maximum mass of which exceeds 750 kg but does not exceed the unladen mass of the motor vehicle, where the combined permissible maximum mass of the vehicles so coupled does not exceed 12,000 kg |
DE |
Motor vehicles of category D coupled to a frailer whose permissible maximum mass exceeds 750 kg |
D1E |
Motor vehicles of subcategory D1 coupled to a trailer, not used for the carriage of persons, the permissible maximum mass of which exceeds 750 kg but does not exceed the unladen mass of the motor vehicle, where the combined permissible maximum mass of the vehicles so coupled does not exceed 12,000 kg |
CATEGORIES OF VEHICLES OF INTERNATIONAL DRIVING PERMITS ISSUED BY THE REPUBLIC OF KOREA
Code |
Categories of vehicles |
A |
Two-wheeled motor vehicles, with or without a sidecar, vehicles for the physically disabled and three-wheeled motor vehicles with an unladen weight not exceeding 400 kg (900 lbs.) |
B |
Passenger vehicles comprising, in addition to the driver's seat, at most eight seats, or freight motor vehicles having a permissible maximum weight not exceeding 3,500 kg (7,700 lbs.). Vehicles in this category may be coupled with a small towed motor vehicle |
C |
Freight motor vehicles having a permissible maximum weight exceeding 3,500 kg (7,700 lbs.). Vehicles in this category may be coupled with a small towed motor vehicle |
D |
Motor vehicles used for the transport of passengers and comprising, in addition to the driver's seat, more than eight seats. Vehicles in this category may be coupled with a small towed motor vehicle |
E |
Motor vehicles of categories B, C or D, as authorized above, with other than a small towed motor vehicle |
“Permissible maximum weight” of a vehicle means the sum of the weight of the vehicle and its maximum load. “Maximum load” means the weight of the load declared permissible by the competent authority of the country of registration of the vehicle. “Small towed motor vehicles” shall be those with a permissible maximum weight not exceeding 750 kg (1,650 lbs.).