Thông báo 125/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn tại Hội nghị sơ kết chương trình 135 và chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm năm 2001, triển khai kế hoạch năm 2002-2005 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 125/TB-VPCP
Ngày ban hành 23/07/2002
Ngày có hiệu lực 23/07/2002
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Công Sự
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 125/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2002

 

THÔNG BÁO

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 125/TB-VPCP NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN CÔNG TẠN TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ VIỆC LÀM NĂM 2001, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2002-2005

Trong hai ngày 01 và 02 tháng 7 năm 2002, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã chủ trì Hội nghị sơ kết Chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm năm 2001, triển khai kế hoạch năm 2002 - 2005.

Sau khi nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi Hoàng Đức Nghi thay mặt Ban chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng thay mặt Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, trình bày Báo cáo sơ kết thực hiện chương trình năm 2001 và triển khai kế hoạch năm 2002, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã có ý kiến kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2001

1. Về kết quả thực hiện Chương trình 135

- Năm 2001 đã hợp nhất một sổ Chương trình, dự án có cùng mục tiêu, đối tượng, địa bàn như: Chương trình trung tâm cụm xã, định canh định cư, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn vào Chương trình 135. Nhìn chung, Chương trình đã đem lại hiệu quả thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước để có thêm nguồn lực đầu tư cho Chương trình: ngoài số vốn Ngân sách Nhà nước trực tiếp đầu tư cho các dự án thuộc Chương trình 135 là 1.425 tỷ đồng, các Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố có điều kiện, các Tổng công ty 91, Quỹ vì người nghèo... đã tích cực ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ, kết hợp với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn và huy động nguồn lực tại chỗ đã đưa mức đầu tư bình quân cho 1 xã năm qua lên 800 triệu đồng. Một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hoà, Cà Mau đã đầu tư từ ngân sách địa phương với mức cao hơn để đưa chương trình đạt mục tiêu sớm hơn quy định.

- Đa số các tỉnh đã đầu tư tập trung cho những xã khó khăn hơn, chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng phát triển sản xuất, gắn Chương trình 135 với đầu tư chung trên địa bàn; tiến độ, chất lượng công trình đạt khá hơn những năm trước.

- Công tác quản lý chỉ đạo Chương trình đã đi vào nền nếp: những nguyên tắc quản lý chủ yếu: dân chủ công khai, xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập tiếp tục được thực hiện với hiệu quả cao hơn. Một số địa phương đã chọn một số xã thí điểm giao cho xã làm chủ đầu tư. Qua thực tiễn cho thấy ở địa phương nào chỉ đạo thực hiện đầy đủ những nguyên tắc quản lý trên đây thì ở đó Chương trình đạt hiệu quả cao, hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ và tích cực tham gia, dân được thụ hưởng nhiều hơn.

Các cấp các ngành tập trung chỉ đạo Chương trình sâu sát hơn, cơ quan thường trực Chương trình đã có nhiều cố gắng nắm sát tình hình, đề xuất với Ban Chỉ đạo Chính phủ kịp thời bổ sung chính sách tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, các Bộ, ngành đã phối hợp kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc cơ sở nhiều hơn trước, cấp tỉnh, huyện chỉ đạo cụ thể hơn, sát sao hơn đã góp phần tích cực vào kết quả thực hiện chương trình.

- Kết quả cụ thể: về xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2001 đã xây dựng 601 công trình chuyển tiếp, làm mới 3.300 công trình, đưa tổng số công trình xây dựng trong ba năm qua (1999 - 2001) lên 8.823 công trình; xây dựng 474 trung tâm cụm xã, trong đó đã cơ bản hoàn thành 68 trung tâm; quy hoạch và bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết khoảng 50.000 hộ dân; việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thực hiện chủ yếu bằng lồng ghép các chương trình dự án khác, ngân sách Trung ương đã giành 50 tỷ đồng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn các xã thuộc chương trình; đã đào tạo cho khoảng trên 300.000 lượt học viên là cán bộ xã, bản, làng, phum, sóc, nội dung đào tạo được cải tiến phù hợp với trình độ và đặc điểm của từng dân tộc.

2. Về Chương trình Mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm

- Về chỉ đạo điều hành: sự chỉ đạo đã cụ thể, sâu sát từ Trung ương đến địa phương; cơ chế, chính sách được bổ sung: hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất và tư liệu sản xuất; trích ngân sách địa phương bổ sung quỹ hỗ trợ việc làm; tích cực tăng cường cán bộ tỉnh, huyện và 500 trí thức trẻ về các xã nghèo; tăng 1.776 cán bộ làm xoá đói giảm nghèo ở xã, phường, 1.278 cán bộ khuyến nông - lâm - ngư ở thôn bản, phum, sóc; tập trung nguồn vốn cho XĐGN đạt trên 9 nghìn tỷ đồng; các địa phương đã huy động được hàng chục triệu ngày công; quốc tế hỗ trợ khoảng trên 300 triệu USD để thực hiện các dự án theo nội dung xóa đói giảm nghèo; nguồn vốn tạo việc làm đạt trên 2 nghìn tỷ đồng. Đã tạo được phong trào, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng tham gia XĐGN.

- Trong năm 2001, cả nước đã có 297.000 hộ thoát nghèo, cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (300.000 hộ). Song, do thiên tai nặng trên diện rộng, nên 97.000 hộ tái nghèo, số hộ nghèo thực giảm là 200.000 hộ (1,2%). Tới cuối năm, tỷ lệ đói nghèo cả nước còn khoảng 16%. Đã tạo việc làm mới và việc làm thêm cho 1,4 triệu người (tăng 100.000 người so với năm 2000), đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn trên 6%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn lên gần 75%. Qua đây đã xuất hiện nhiều điển hình, nhiều mô hình tốt cần rút kinh nghiệm và nhân ra cho cả nước.

3. Về những vấn đề tồn tại, yếu kém, khó khăn

a. Tồn tại trong việc thực hiện Chương trình 135 năm 2001:

- Một số tỉnh còn ỷ lại, trông chờ vào vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương: trong số 11 tỉnh được Chính phủ phân công đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn bằng ngân sách địa phương, có 5 tỉnh đầu tư với mức cao, có khả năng đến năm 2003 đạt được mục tiêu Chương trình, nhưng còn 6 tỉnh lại đầu tư rất thấp, cá biệt có tỉnh không bố trí đầu tư cho chương trình.

- Một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc: dân chủ công khai, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, xã có công trình, dân có việc làm tăng thêm thu nhập; chưa phân cấp mạnh cho cơ sở quản lý chỉ đạo chương trình, dẫn đến tiêu cực, thất thoát, nhưng không nhiều.

- Tiến độ thi công vẫn còn rất chậm, một số công trình chất lượng kém, việc quản lý khai thác sử dụng một số công trình còn kém hiệu quả.

- Một số địa phương chưa thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ của chương trình, chỉ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa đầu tư nhiều cho phát triển sản xuất và như vậy, khi kết thúc chương trình, có thể có những xã đầy đủ cơ sở hạ tầng nhưng dân vẫn đói nghèo, kinh tế - xã hội chưa phát triển, mục tiêu Chương trình sẽ khó đạt được.

- Việc đào tạo cán bộ mới chỉ dừng ở tập huấn, hướng dẫn về cơ chế quản lý Chương trình 135, chưa chú trọng đào tạo toàn diện về quản lý hành chính, kinh tế, kỹ thuật nhất là cán bộ về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

b. Tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện Chương trình MTQG xoá đói giảm nghèo và việc làm năm 2001:

- Tình hình đói nghèo tại một số vùng vẫn còn diễn ra gãy gắt, tỷ lệ hộ đói nghèo cao như vùng Tây nguyên, Khu 4 cũ, vùng miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc XĐGN tại những vùng này chưa vững chắc, nhất là khi thiên tai xảy ra.

- Thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều, nhất là ở độ tuổi thanh niên ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu lao động dịch chuyển chậm, chất lượng lao động thấp.

- Một số địa phương chưa tập trung cao trong việc chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, lúng túng trong việc triển khai các dự án về việc làm; có nơi thiếu xây dựng nội dung cụ thể về XĐGN, nắm không chắc số hộ nghèo.

- Hệ thống thông tin theo dõi, đánh giá xoá đói giảm nghèo, thị trường lao động thiếu và yếu kém.

Từ những tồn tại, yếu kém của hai chương trình, các Bộ, ngành Trung ương cần phải kiểm điểm rút kinh nghiệm về những tồn tại trong việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý chương trình cho phù hợp yêu cầu thực tiễn, việc giúp đỡ các tỉnh thuộc phạm vi Chương trình 135 theo phân công của Chính phủ, việc huy động nguồn lực cho chương trình chưa nhiều, nhất là từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chưa tập trung đầu tư cao cho những huyện, xã có nhiều khó khăn hơn.

II. VỀ PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HAI CHƯƠNG TRÌNH NĂM NAY VÀ NHỮNG NĂM TỚI

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ