Thông báo 12/TB-VPCP năm 2016 ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016 ngành tài nguyên và môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 12/TB-VPCP
Ngày ban hành 14/01/2016
Ngày có hiệu lực 14/01/2016
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Cao Lục
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2016

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HOÀNG TRUNG HẢI TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2015, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2016 NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Ngày 05 tháng 01 năm 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội nghị tng kết công tác năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016 ngành tài nguyên và môi trường. Tham dự Hội nghị có tập th lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị và cán bộ chủ chốt của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Chính phủ; đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Giám đốc STài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi nghe Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch công tác năm 2016 của ngành tài nguyên và môi trường và ý kiến tham luận của các đại biểu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu chỉ đạo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2015, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Giai đoạn 2011 - 2015, bối cảnh thế gii và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nền kinh tế phục hồi chậm đã tác động tiêu cực đến phát trin kinh tế - xã hội trong nước. Bước vào năm 2015 cả nước vn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đồng bào cả nước và cộng đồng doanh nghiệp, kết thúc năm 2015 kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,68% (trung bình 5 năm 2011 - 2015 đạt gần 6%), kinh tế vĩ mô được ổn định, hệ thống tài chính - ngân hàng từng bước được sắp xếp và ổn định, lãi suất vay giảm đến 40% so với đầu giai đoạn đã tạo điều kiện để doanh nghiệp phát trin, tăng năng lực sản xuất, công nghiệp được phục hồi, giá trị xuất khu tăng trưởng, đất nước tiếp tục hội nhập sâu và rộng vào thị trường khu vực và thế giới. Đó là những tiền đề thuận lợi tạo thế và lực để phát trin trong năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020.

Ngành tài nguyên và môi trường đã bám sát các chtiêu, nhiệm vụ vphát triển kinh tế - xã hội, triển khai có trọng tâm, trọng điểm và hoàn thành tt nhiệm vtrên các lĩnh vực được giao, đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước; những thành tích nổi bật là:

Đã xây dựng và hoàn thiện cơ bn hành lang pháp lý v tài nguyên và môi trường theo hướng tăng cường năng lực chủ động, chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường cho phát triển và phát huy hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, môi trường, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành cho nn kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược ca Chính ph, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Công tác ci cách hành chính của ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt: cải cách thchế, cải cách thủ tục hành chính, ci cách tổ chức bộ máy, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và cải cách tài chính công. Ngành đã triển khai thành lập Văn phòng Đăng ký đt đai và Tchức Phát trin quỹ đất tại các địa phương; đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết, công khai, minh bạch. Trong lĩnh vực đất đai, đã giảm 30 thủ tục hành chính đối với các địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đt đai theo quy định của Luật đất đai. Chỉ số cải cách hành chính năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đứng th8/19, tăng 6 bậc so với năm 2013 và tăng 8 bậc so với năm 2012. Đã và đang chuyển đi quyết liệt cơ chế nặng về bao cp, xin - chotrong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sang cơ chế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sự đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường cho nền kinh tế quốc dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường đã được quan tâm đy mạnh, tạo nhiều chuyn biến trên các lĩnh vực của ngành. Đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết của Quốc hội; ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ, 10 quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn trên lưu vực sông quan trọng; hạn chế tình trạng hoạt động khai thác khoáng sn trái phép. Bước đầu thành công trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát, hạn chế v cơ bn mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống mà Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030 đã đề ra. Theo dõi chặt chẽ, dự báo sát diễn biến của tình hình khí hậu thời tiết, thủy văn trên phạm vi cnước.

Lĩnh vực biến đi khí hậu, ngành tài nguyên và môi trường đã tích cực cùng với cộng đồng quốc tế tham gia các diễn đàn quốc tế về biến đi khí hậu, đặc biệt là việc chuẩn bị các nội dung và tham gia đàm phán, đóng góp cho sự thành công của Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris, Cộng hòa Pháp; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng trưng xanh và giảm phát thải khí nhà kính.

Chính phủ biểu dương những thành tích mà ngành tài nguyên và môi trường đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước trong năm 2015 cũng như cả giai đoạn 2011 - 2015.

Bên cạnh nhng kết quả, thành tích đạt được, ngành tài nguyên và môi trường cũng còn những mặt tồn tại, hạn chế như Báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu, đòi hỏi toàn ngành cần phấn đấu nỗ lực, quyết tâm hơn na để khắc phục, giải quyết trong năm 2016 và những năm tiếp theo.

II. NHIỆM VỤ NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của nước ta là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế, tổ chức thực hiện tốt nghị quyết ca Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đng; vì vậy yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với ngành tài nguyên và môi trường là rất lớn. Nhất trí với phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020, cũng như các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong năm 2016 đối với từng lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường đã nêu ra trong Báo cáo tổng kết; đồng thời yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trước mắt là xây dựng dự án Luật đo đạc và bản đồ; trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật khí tượng thủy văn, Luật bảo vệ môi trường đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, pháp luật mới được ban hành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành, đồng thời thường xuyên theo dõi, đánh giá việc thực thi chính sách, pháp luật, kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập để bsung, sửa đi phù hợp với thực tiễn. Tăng cường; trách nhiệm qun lý nhà nước v bo vệ môi trường theo nguyên tắc thống nhất đầu mối, phối hợp liên ngành, liên vùng, tránh tình trạng cát cứ, cục bộ, chồng chéo; cập nhật, hoàn thiện các quy trình vận hành, điều tiết liên hồ chứa; quản lý tổng hợp thống nhất biển và hải đảo.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật đất đai, Luật bo vệ môi trường; nghiên cứu giải pháp, mô hình thí điểm để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bng, tiết kiệm chi phí của xã hội và hạn chế việc khiếu kiện; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dliệu đất đai. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, các làng nghề, lưu vực sông và khu vực nông thôn; thực hiện tốt các biện pháp không đphát sinh mới cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; triển khai xây dựng quy hoạch phân vùng sử dụng tng hợp đới bờ nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sdụng không gian, tài nguyên vùng đới bờ.

2. Chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Trước tiên là nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đi khí hậu; đề cao trách nhiệm của các ngành, các cp, các lực lượng và mọi người dân; tăng cường hp tác quốc tế, huy động các nguồn lực đthực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoàn thành các thủ tục pháp lý để trình phê duyệt Thỏa thuận Paris; tập trung xây dựng kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu phù hp với hướng dn chung của Liên hợp quốc, bổ sung vào nội dung Chương trình mục tiêu về biến đi khí hậu và tăng trưởng xanh đ có nguồn lực triển khai thực hiện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành tiếp tục xây dựng các dự án cụ thể ứng phó với biến đi khí hậu, ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng, cấp bách. Đy mạnh xã hội hóa hoạt động khí tượng thủy văn, đặc biệt là công tác dự báo và thông tin phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

3. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên môi trường, đánh giá tiềm năng các nguồn tài nguyên của đất nước, đặc biệt là tài nguyên khoáng sn trên đất liền và dưới biển sâu đphục vụ mục tiêu chiến lược phát trin của đất nước. Hoàn thiện quy hoạch và tăng cưng quản lý khai thác, sử dụng hiệu qunguồn tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất. Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước và chđộng hp tác quốc tế trong việc sử dụng bền vững nguồn nước xuyên quốc gia; tchức thực hiện hiệu quả các quy trình vận hành liên hồ cha trong mùa lũ và mùa cạn. Trin khai thực hiện hiệu quả Chiến lược khai thác, sdụng bền vng tài nguyên và bảo vệ môi trường bin, đảo.

4. Quan tâm ci thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân. Khẩn trương xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để có cơ sở xếp hạng chất lượng môi trường cấp tnh ngay từ năm 2016 nhằm cải thiện chất lượng môi trường ca cả nước. Tchức trin khai Chương trình mục tiêu hỗ trợ xử lý triệt đ cơ sgây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 - 2020; kim soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, lưu vực sông, khu công nghiệp, các đô thị, đặc biệt là khu vực nông thôn. Tăng cường bo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.

5. Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường đthực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường; đề ra trong thời gian tới.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thtướng, các Phó Thủ tưng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-
UBND các tnh, thành phtrực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, ĐMDN
, PL, V.III;
- L
ưu: Văn thư, KTN (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Cao Lục